Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 87 - 89)

2.3.3 .Kiểm tra, kiểm soát dịch vụ cho vay đối với KHCN của BIDV Sơn La

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ

- Hồn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Trước hết, chính phủ cần có các định hướng phát triển nền kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ bền vững trước những biến động của thị trường thế giới. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đặc biệt là NHTM, thúc đẩy cạnh tranh, phát triển, mở rộng hoạt động ra khu vực thế giới. Phát triển kinh tế bền vững là tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng huy động và cho vay một cách an toàn hơn.

Thứ hai, cần đưa ra những chính sách phù hợp cải thiện môi trường kinh tế xã hội, khoa học công nghệ cũng như bảo vệ người tiêu dùng. Khi đời sống xã hội được cải thiện sẽ khiến cho nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Do vậy, Nhà nước cần có những cơ chế đầu tư thỏa đáng vào việc phát triển hạ tầng cơ sở về công nghệ, dịch vụ tự động hiện đại như hệ thống bán hàng tự động…Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin mang ý nghĩa xã hôi, phân bố đồng đều. Cần khuyến khích hoạt động tiêu dùng qua kênh tín dụng như khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Một trong những chủ trương lớn trong thời gian qua là trả lương người lao động qua tài khoản. Điều này không chỉ làm tăng số lượng khách hàng cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện để ngân hàng quảng bá các sản phẩm tín dụng của mình đến khách hàng.

- Hồn thiện mơi trường pháp lý về hoạt động tín dụng

Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với hoạt động của các NHTM.

“Thứ nhất, trong việc hồn thiện mơi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, phát mại TSBĐ, các văn bản này còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Chính phủ tạo sự thơng thống hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các cá nhân có nợ xấu.

Thứ hai, tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao quyền tự chủ của các TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, xây dựng luật ngân hàng mới tạo cơ sở pháp lý cho mơ hình NHNN hiện đại và phát triển hệ thống TCTD trong giai đoạn mới.

Thứ ba, Chính Phủ cần có những biện pháp cần thiết để đảm bảo luật pháp phải được thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Đối với lĩnh vực NH yêu cầu tăng cường pháp chế trên lĩnh vực hoạt động NH đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)