Thực trạng dịch vụ cho vay KHCN tại BIDV Sơn La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 47 - 52)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng dịch vụ cho vay KHCN tại BIDV Sơn La

Từ rất lâu, định hình trong lịng các khách hàng, BIDV Sơn La là một đơn vị ngân hàng bán buôn với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống chuyên phục vụ khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, mơ hình đổi mới trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ (NHBL) của BIDV đã thay đổi chiến lược kinh doanh, hay nói cách khác là tác động vào việc tổ chức bộ máy và các hoạt động cung cấp sản phẩm/dịch vụ KHCN tại BIDV nói chung và BIDV Sơn La nói riêng. Thật vậy, theo báo cáo của McKinsey thì “Cho vay cá nhân là một trong những hình thức rất phổ biến và đang trong giai đoạn tăng trưởng đỉnh cao. Đến cuối năm 2020, châu Á sẽ đạt hơn 900 tỷ USD doanh thu NHBL, tốc độ tăng trưởng

bình quân đạt 14%/năm. Thị trường NHBL tại Việt Nam sẽ khơng nằm ngồi xu hướng chung của khu vực và tiềm năng của cho vay cá nhân trong tương lai là rất lớn.” Thực tế, các NHTM cũng bắt đầu chuyển hướng chiến lược sang dịch vụ cho vay KHCN, cụ thể: VCB có sự chuyển dịch dư nợ cho vay KHCN từ 16% (2014) lên 37% (2018), MSB từ 12% (2014) lên 26% (2018), MBB từ 20% (2014) lên 38% (2018). Bên cạnh đó, một số ngân hàng có dư nợ cho vay KHCN cao trên 70% như AGR và VIB vào năm 2018. BIDV cũng có sự thay đổi từ 18% (2014) lên 32% (2018), tuy nhiên dư nợ tín dụng cho vay KHCN của BIDV năm 2018 đã đứng thứ 2 trên thị trường với hơn 319 ngàn tỷ đồng, sau AGR với hơn 643 ngàn tỷ đồng. Có thể thấy những thay đổi mạnh mẽ về chiến lược kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam đều hướng tới hoạt động cho vay KHCN, quá trình này diễn ra theo một xu hướng chung, thống nhất.

Nhận thức được những thay đổi mang tính chiến lược trong giai đoạn hiện nay, BIDV Sơn La đã cụ thể hóa thơng qua các hoạt động xây dựng kế hoạch phát triển ngân hàng ở mảng KHCN. BIDV Sơn La đã tổ chức lại những nhân sự phù hợp và thành lập bộ phận “Quan hệ KHCN” nhằm quản lý có hệ thống và chuyên nghiệp nhóm KHCN. Với việc chủ động nắm bắt các xu hướng và tiềm năng của thị trường KHCN, BIDV Sơn La đã định vị việc phát triển dịch vụ chăm sóc KHCN có tầm quan trọng chiến lược trong giai đoạn sắp tới. Do đó, BIDV đã chú trọng việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ bán hàng, lắng nghe và phản hồi các yêu cầu của KHCN để xây dựng các sản phẩm/dịch vụ có sự chuyên biệt hóa ngày một cao để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh (khó bắt chước) cho BIDV Sơn La so với các ngân hàng cạnh tranh khác tại tỉnh Sơn La. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung phân tích về dịch vụ cho vay KHCN của BIDV Sơn La.

* Dư nợ cho vay KHCN của BIDV Sơn La

- Bám sát định hướng của BIDV về việc thay đổi chiến lược kinh doanh hướng tới phát triển NHBL, trong 5 năm qua, Chi nhánh Sơn La cũng chú trọng hoạt động cho vay KHCN. Dư nợ cho vay KHCN của BIDV Sơn La đã ghi nhận

mức tăng trưởng cao qua các năm, cụ thể như số liệu so với năm trước đó thì năm 2016 tăng 49,46%; năm 2017 tăng 19,42%; năm 2018 tăng 22,48%; năm 2019 tăng 20,39%.

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2. 1. Số liệu dư nợ cho vay dành cho KHCN tại BIDV Sơn La tính cho giai đoạn 2015-2019

Nguồn: BIDV Sơn La * Tình hình cho vay KHCN theo sản phẩm

Xét riêng từng sản phẩm/dịch vụ cho vay KHCN trong giai đoạn 2015– 2019, ta có số liệu tổng hợp lại được trình bày trong bảng 2.4. Kết quả thống kê cho thấy, tổng dư nợ phát sinh từ hoạt động cho vay cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng bình qn (47%) cao nhất qua các năm, đứng thứ hai là từ hoạt động cho vay mua nhà (30%), kinh doanh (6%), mua ơ tơ (3%), cịn lại là tiêu dùng khác (13%). Tổng dư nợ giai đoạn 2015-2019 cho các mục đích lần lượt như sau: cầm cố giấy tờ có giá (1.551 tỷ đồng), mua nhà (948 tỷ đồng), kinh doanh (190 tỷ đồng), mua ô tô (118 tỷ đồng), còn lại (549 tỷ đồng).

Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ dịch vụ cho vay KHCN của BIDV Sơn La giai đoạn 2015-2019 là 27,36%/năm, cụ thể cho từng loại sản phẩm/dịch vụ như

sau: cầm cố giấy tờ có giá (32,48%/năm), mua nhà (17,77%/năm), kinh doanh (19,04%/năm), mua ô tô (56,24%/năm), du học (129,81%/năm), tiêu dùng khác (26,17%/năm). Có thể nói tiềm năng cho vay KHCN ở các sản phẩm/dịch vụ còn rất lớn, đặc biệt là đối với các sản phẩm/dịch vụ mua ơ tơ và du học đang có những tín hiệu rất khả quan, dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn cho BIDV Sơn La trong thời gian sắp tới.

Bảng 2. 4. Số liệu cho vay KHCN theo sản phẩm/dịch vụ tại BIDV Sơn La tính giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Cầm cố giấy tờ có giá 148.99 255.04 306.02 382.53 459.03 Mua nhà 121.72 179.09 196.93 216.62 233.95 Hộ kinh doanh 28.09 25.69 33.97 45.86 56.41 Mua ô tô 8.74 7.78 18.04 31.57 52.09 Du học 0.56 0.67 2.84 7.10 15.62 Tiêu dùng khác 63.91 87.74 106.2 129.56 161.96 Tổng 372 556 664 813.24 979.06

Nguồn: BIDV Sơn La * Tình hình cho vay KHCN của BIDV phân theo kỳ hạn

Qua số liệu ở bảng 2.5, chúng ta thấy rằng, trong cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn vay tại BIDV Sơn La thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80% tổng dư nợ). Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với dư nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2015- 2019.

Bảng 2. 5. Số liệu dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn tại BIDV Sơn La tính cho giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Ngắn hạn 303.4 431.96 524.26 613.38 705.39

Trung, dài hạn 68.6 124.04 139.74 166.29 199.55

Tổng dư nợ 372 556 664 779.67 904.94

Nguồn: BIDV Sơn La

Trong giai đoạn 2015-2019, BIDV Sơn La đã tập trung tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình tại khu vực nơng thơn miền núi, cụ thể cho vay trong lĩnh vực như: thương mại, xuất nhập khẩu, thu mua, chế biến sản phẩm từ nông nghiệp. Các hoạt động này chủ yếu là sử dụng vốn vay ngắn hạn là chủ yếu do phục vụ cho sản xuất có tính mùa vụ.

Dự nơ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn là trung và dài hạn là 22,31% (tương ứng với số tiền là 124,04 tỷ đồng vào năm 2016, tăng 55.45 tỷ đồng so với năm tài chính trước đó), năm 2017 là 21.05% (tăng 15.70 tỷ đồng). Mức tăng dư nợ đối với hoạt động dịch vụ cho vay KHCN trung và dài hạn lần lượt là 19% và 22,05% tương ứng với năm 2018, 2019. Các sản phẩm/dịch vụ cho vay trung dài hạn có tỷ lệ cao gồm tập trung vào các loại hình cho vay: tín chấp tiêu dùng bảo đảm bằng lương, mua ô tô, nhà ở, bảo đảm bằng bất động sản.

* Tình hình cho vay KHCN theo tài sản đảm bảo của BIDV Sơn La

Bảng 2.6 cho thấy tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2015-2019 là hơn 3.276 tỷ đồng, trong đó khơng có tài sản đảm bảo (TSĐB) tại BIDV Sơn La chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới 3,6%), cịn lại chủ yếu là phải có TSĐB. Tổng dư nợ cho vay KHCN khơng có TSĐB giai đoạn 2015-2019 là 68,27 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay có TSĐB giai đoạn 2015-2019 là hơn 3.200 tỷ đồng. Việc cho vay có TSĐB sẽ làm giảm rủi ro ngân hàng mất vốn, tăng khả năng thu hồi nợ cho BIDV Sơn La, cũng như hạn chế các khoản nợ xấu trong giai đoạn 2015-2019. Trong thời gian tới, việc

cho vay KHCN có TSĐB vẫn là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tính bền vững của hoạt động cho vay KHCN.

Bảng 2. 6. Số liệu dư nợ cho vay KHCN theo tài sản đảm bảo của BIDV Sơn La

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Có TSĐB 358.94 548.22 650.86 764.47 885.85 Khơng có TSĐB 13.06 7.78 13.14 15.20 19.09 Tổng dư nợ 372 556 664 779.67 904.94

Nguồn: BIDV Sơn La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)