Những hạn chế, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan đối vớ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 68 - 75)

2.3.3 .Kiểm tra, kiểm soát dịch vụ cho vay đối với KHCN của BIDV Sơn La

2.4. Đánh giá thực trạng công tác QLHĐCV KHCN tại Ngân hàng Đầu tư và

2.4.2. Những hạn chế, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan đối vớ

với hoạt động cho vay KHCN của BIDV Sơn La

2.4.2.1. Hạn chế đối với hoạt động cho vay KHCN của BIDV Sơn La Thứ nhất: Chính sách QLHĐCV KHCN thay đổi thường xuyên

Giai đoạn 2015-2019, BIDV Sơn La đã thành lập bộ phận KHCN để làm nòng cốt hạt nhân tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho vay KHCN. Để bộ máy hoạt động nhịp nhàng, hàng loạt các quy trình hướng dẫn cho hoạt động này cũng phải được xây dựng, tổ chức thực hiện nhằm mang lại hiệu quả trong thực tế. Trong quá trình thực hiện, theo đánh giá có phát sinh một số bất cập như quy trình hướng dẫn hồ sơ vay KHCN thường xuyên có sự thay đổi. Sự thay đổi trong nhiều trường hợp lại gây ảnh hưởng tới lợi ích của KHCN. Các thay đổi bất lợi đó như: thay đổi về các điều kiện ưu đãi KHCN thực tế nhận được có sự khác biệt so với những lời giới thiệu của nhân viên bán hàng sản phẩm/dịch vụ tư vấn cho KHCN khi tiếp xúc ban đầu. Điều này gây ra sự khó chịu cho KHCN, và nhiều trường hợp KHCN đã hủy

không tham gia sử dụng dịch vụ cho vay của BIDV Sơn La hoặc chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của NHTM khác trên địa bàn.

Thứ hai: Kênh bán hàng chưa đa dạng để tiếp cận các KHCN

Hiện BIDV Sơn La chủ yếu vẫn bán hàng sản phẩm/dịch vụ thông qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh. Mặc dù, BIDV Sơn La đã chủ động ứng dụng cơng nghệ thơng tin để quản lý q trình cho vay, cũng như thực hiện cho vay tại kênh bán hàng để rút ngắn thời gian so với trước. Tuy nhiên, nhìn chung tư duy quản lý vẫn cịn cũ kỹ, chủ yếu là KHCN vẫn phải trực tiếp liên hệ với các phịng giao dịch khi có nhu cầu vay. Đây cũng là một trong những hạn chế liên quan đến kênh bán hàng của BIDV Sơn La. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các kênh bán hàng hiện đại hơn thông qua các ứng dụng, các trang thông tin điện tử hoặc kênh bán hàng qua điện thoại (telesale) cũng là những kênh bán hàng tiết kiệm và hiệu quả khi tiếp cận với phần đông KHCN.

Thứ ba: Công tác hậu kiểm việc sử dụng vốn vay của KHCN chưa được quan tâm đầy đủ

Thời gian vừa quan (2015-2019), công tác hậu kiểm việc sử dụng vốn vay của KHCN mặc dù nhận được sự quan tâm do ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu, giảm thiểu RRTD, nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn huy động. Trong thực tế, hoạt động này vẫn còn yếu, số lượng hồ sơ hậu kiểm trên số lượng hồ sơ giải ngân còn thấp. Đánh giá về sự phối hợp trong nội bộ BIDV Sơn La, công tác hậu kiểm chưa được xem xét như là cơng tác chính như cơng tác thu hút khách hàng, công tác thẩm định giá trị tài sản, phê duyệt hạn mức cho vay v.v… Nhìn chung, chưa có một quy trình hậu kiểm được ban hành để kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của KHCN.

2.4.2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan dẫn tới những hạn chế cho vay KHCN của BIDV Sơn La giai đoạn 2015-2019

* Nguyên nhân chủ quan dẫn tới việc thường xuyên thay đổi chính sách QLHĐCV KHCN của BIDV và BIDV Sơn La

Bộ phận KHCN là một bộ phận mới được thành lập do đó các chính sách ban hành phần lớn là trong q trình thử nghiệm, cần có sự điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu thay đổi liên tục, không ngừng của KHCN. Việc xây dựng các bộ dữ liệu về KHCN liên quan đến tâm lý, hành vi, nhu cầu của KHCN cũng từng bước được thực hiện, thông qua kết quả thực tế để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Trong giai đoạn 2015-2019, phần lớn các chính sách cho vay KHCN được vận dụng ban hành dựa trên kinh nghiệm làm việc với nhóm khách hàng là doanh nghiệp, do đó có sự khác biệt rất lớn trong nắm bắt tâm lý nhóm khách hàng, hành vi, tiếp cận, ứng xử cũng rất khác biệt.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đánh giá chính sách, tính khả thi trong thực tế trong nội bộ BIDV còn nhiều hạn chế. Trước khi ban hành chính sách để mang tính kịp thời nên ít tham khảo ý kiến của nhân viên thuộc nhiều bộ phận, đặc biệt là ý kiến của nhân viên bán hàng trực tiếp làm việc với KHCN. Do đó, các chính sách còn mang nặng ý kiến chủ quan của người xây dựng chính sách, cũng như dựa nhiều vào kinh nghiệm của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đối tượng KHCN có nhiều khác biệt, việc sử dụng kinh nghiệm này đôi khi lại mang lại những hiệu quả trái ngược, cũng như tâm lý KHCN ngày nay có độ tuổi trẻ hơn, suy nghĩ về tiêu dùng, quan niệm về cuộc sống cũng có nhiều khác biệt so với các thế hệ trước. Do không lường hết được rất nhiều yếu tố nên trong thời gian qua chủ yếu làm theo kiểu vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chưa tận dụng được kiến thức nghiên cứu có sẵn tại các trường Đại học để áp dụng vào thực tiễn tại tỉnh Sơn La.

* Nguyên nhân chủ quan dẫn đến kênh bán hàng chưa đa dạng để tiếp cận các KHCN

Việc xây dựng các kênh bán hàng mới đòi hỏi việc phân bổ nguồn lực (tài chính và nhân lực) do đó BIDV Sơn La cần cân đối tình hình thực tế, xây dựng chiến lược tiếp cận, kế hoạch dooanh thu lợi nhuận phù hợp trước khi đưa ra những đề xuất cho BIDV cấp trên. Với nguồn nhân lực hiện tại, BIDV Sơn La cũng chưa thật sự chủ động trong việc thu hút những nhân viên bán hàng có kỹ năng, trình độ sử dụng cơng nghệ để đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới.

* Nguyên nhân chủ quan dẫn đến công tác hậu kiểm việc sử dụng vốn vay của KHCN chưa được quan tâm đầy đủ

Lực lượng nhân viên tập trung vào nhiệm vụ bán hàng, lực lượng phục vụ hậu kiểm cịn mỏng; mức khen thưởng khích lệ cịn ít, chưa tạo động lực cho nhân viên hăng hái tham gia; các quy trình hướng dẫn, phối hợp giữa các bộ phận chưa được hướng dẫn đầy đủ, chức năng nhiệm vụ giữa các phịng, ban có sự chồng chéo dẫn tới những kẻ hở; BIDV chủ yếu chú trọng việc giữ giấy tờ thế chấp, vẫn còn thiếu những quy trình giám sát cho những tài sản hình thành trong tương lai (xây dựng nhà cửa), hoặc việc đầu tư sản xuất kinh doanh do khơng có chứng từ chứng minh chủ yếu dựa vào việc đánh giá tín nhiệm của KHCN.

2.4.2.3. Nhóm ngun nhân khách quan dẫn tới những hạn chế cho vay KHCN của BIDV Sơn La giai đoạn 2015-2019

* Nguyên nhân khách quan dẫn tới việc thường xuyên thay đổi chính sách QLHĐCV KHCN của BIDV và BIDV Sơn La

Những thay đổi chính sách của BIDV liên quan đến thành phần hồ sơ cho vay, gây ảnh hưởng tới KHCN như phải bổ sung giấy tờ, cũng một phần là nhằm thích ứng với những thay đổi trong việc hướng dẫn về trình tự thủ tục hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay KHCN từ NHNN. Do đó, BIDV cũng phải cập nhật thay đổi theo cho phù hợp với quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng. Trong nhiều tình huống để giải quyết nợ xấu, hay QLRR, NHNN sẽ có những chính sách, hướng dẫn mang tính đột xuất buộc các NHTM phải chấp hành điều này nằm ngồi tầm kiểm sốt của BIDV và BIDV Sơn La.

Bên cạnh đó, hiện nay cạnh tranh giữa các NHTM trong thị trường cho vay KHCN cũng diễn ra vơ cùng khốc liệt. Do đó, để tăng lợi thế cạnh tranh, BIDV và BIDV Sơn La cũng thường xuyên phải cập nhập, thay đổi chính sách cho vay KHCN để tránh việc bắt chước, cũng như duy trì được lợi thế cạnh tranh. Việc thường xuyên tự thay đổi đối mới chính sách một mặt mang lại lợi ích, đơi khi cũng gây ra áp lực đối với nhân viên bán hàng vì địi hỏi họ phải thường xuyên nỗ lực thay đổi bản thân, cập nhật kiến thức liên tục, do đó dẫn tới một số trường hợp nhân

viên bán hàng không cập nhật kịp những thay đổi, phải điều chỉnh chiến lược tiếp cận KHCN thường xuyên dẫn tới những tác động ngược không mong muốn.

* Nguyên nhân khách quan dẫn đến kênh bán hàng chưa đa dạng để tiếp cận các KHCN

Địa bàn tỉnh Sơn La có địa hình đồi núi, chia cắt, dân cư khơng tập trung và còn chậm phát triển hơn so với các tỉnh đồng bằng, thành phố lớn. KHCN phần lớn làm trong lĩnh vực nơng nghiệp, do đó các dữ liệu thơng tin đầu vào để tiếp cận thu thập theo các kênh bán hàng vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải trải qua quá trình thu thập, xây dựng dữ liệu, cũng như từng bước cải tiến kênh bán hàng hiện đại cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế tại tỉnh Sơn La.

* Nguyên nhân khách quan dẫn đến công tác hậu kiểm việc sử dụng vốn vay của KHCN chưa được quan tâm đầy đủ

Địa bàn rộng, số lượng KHCN đông nên việc hậu kiểm mang tính chọn mẫu, chưa có nhiều thơng tin về lịch sử giao dịch của KHCN; một số TSĐB mất thời gian thực hiện công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo có thời gian dài.

* Những nguyên nhân khách quan khác liên quan đến thị trường

Thứ nhất: Kiểm soát chưa tốt cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM

Theo quy định của Chính phủ khống chế lãi suất huy động, lãi suất cho vay của NHTM bằng cách quy định lãi suất cơ bản, trần, sàn lãi suất…Tuy nhiên việc biến tướng, cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM vẫn cịn xảy ra với các hình thức như: tặng quà bằng tiền mặt, tặng sổ tiết kiệm cho khách hàng hoặc khi có u cầu giảm lãi suất của Chính phủ những vẫn khơng giảm lãi suất cho khách…Đồng thời có những quy định không rõ ràng trong hợp đồng tín dụng, khách hàng không nghiên cứu kỹ, lãi suất ưu đãi ban đầu tốt nhưng thời gian sau tăng quá cao, khách hàng không được trả nợ trước hạn, hoặc trả nợ trước

hạn với phí phạt quá cao. Đây là một trong những cách thu hút, giữ chân, cạnh tranh khách hàng khơng lành mạnh. Rõ ràng việc NHNN kiểm sốt chưa tốt cạnh tranh không lành mạnh đã dẫn đến hiệu quả cho vay KHCN bị ảnh hưởng tiêu cực.

Thứ hai: Tính minh bạch, tin cậy của thơng tin lịch sử tín dụng Tính minh bạch, chính xác và kịp thời của thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp thơng tin tại Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thơng tin là Trung tâm thơng tin tín dụng CIC của NHNN, tuy nhiên thơng tin khơng được cập nhật thường xuyên hoặc không đầy đủ, đặc biệt với các khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu, khách hàng thay đổi số Chứng minh nhân dân, hộ chiếu…Website tra cứu thông tin CIC thường xuyên bị lỗi, thời gian trả lời tin cịn lâu, chi phí cho mỗi lần hỏi tin tương đối cao. Thơng tin lịch sử tín dụng KHCN chưa thực sự minh bạch, tin cậy tạo lỗ hổng lớn, gây rủi ro tín dụng ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho vay cho BIDV Sơn La.

Thứ ba: Việc nhận thế chấp tài sản đảm bảo cịn bất cập

Chính phủ đã có nhiều quy định về việc cấp mới/ chuyển quyền sử dụng tài sản, đặc biệt bất động sản và tài sản gắn liền trên đất. Tuy nhiên thực tế cho thấy thủ tục hành chính giải quyết các vấn đề về sở hữu tài sản còn rườm rà, thời gian giải quyết kéo dài gây ảnh hưởng tới khả năng nhận tài sản đảm bảo cho các khoản vay của Ngân hàng. Việc áp dụng pháp luật, quy định của Nhà nước trong nhận thế chấp tài sản đảm bảo chưa đồng nhất, mang tính địa phương hóa.

Thứ tư: Cơ chế hỗ trợ xử lý các khoản nợ xấu, thu hồi nợ còn bất cập

Trong các khâu xử lý nợ, khâu xử lý tài sản để thu hồi nợ là khâu gặp nhiều vướng mắc. Nhiều khách hàng thế chấp vay vốn không trả được nợ có biểu hiện chây ì, chính quyền địa phương các cấp phối hợp chưa đồng bộ, vẫn cịn tình trạng sợ mất lịng dân nên xử lý chưa kiên quyết, dứt điểm hỗ trợ Ngân hàng trong công tác xử lý tài sản để thu hồi nợ. Tòa án xử lý còn chậm, còn trường hợp kéo dài thời gian xét xử và mở phiên tòa tiếp theo quá mức quy định.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN LA

3.1. Định hướng, mục tiêu hồn thiện cơng tác quản lý dịch vụ cho vay đối với KHCN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)