Kinh nghiệm QLHĐCV đối với KHCN tại một số NHTM và bài học kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Kinh nghiệm QLHĐCV đối với KHCN tại một số NHTM và bài học kinh

nghiệm cho BIDV Sơn La

1.3.1. Kinh nghiệm QLHĐCV đối với KHCN tại một số NHTM

1.3.1.1. Kinh nghiệm QLHĐCV tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh

- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với sự thay đổi từng giai đoạn kinh tế, thường xuyên theo dõi các diễn biến kinh tế trong nước và trên thế giới, những thay đổi trong xã hội, những điểu chỉnh văn bản quy định pháp luật trong nước để cập nhật thay đổi các tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tiễn hoạt động cho vay KHCN tại địa phương.

- Công tác quản lý rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chun mơn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ KHCN, thẩm định và ra quyết định cho vay. Các rủi ro được kiểm sốt trong q trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thơng qua q trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, kiểm sốt tính trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo mơi trường kinh tế và các giới hạn được thiết lập.

- Công tác đánh giá những rủi ro và giám sát chất lượng cho vay KHCN được quan tâm để rà sốt việc tn thủ các trình nghiệp vụ của ngân hàng đối với từng hồ sơ vay vốn, xác định những rủi ro tiềm ẩn đối với từng khu vực, ngành nghề. Bên cạnh đó, phải thường xun tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, ngăn chặn những hoạt động sử dụng vốn vay khơng đúng như mục đích khi vay.

- BIDV chi nhánh Bắc Ninh đẩy mạnh tín dụng KHCN bằng cách cải tiến liên tục các đặc điểm thế mạnh của chương trình và sản phẩm tín dụng, phát triển sản phẩm trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của ngân hàng nhằm gia tăng tiện ích, giảm áp lực trả nợ cho khách hàng trong thời gian đầu. Qua đó, KHCN có thể tiếp cận được các sản phẩm một cách phù hợp và hiệu quả.

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Anh Quyên (2020) đã đúc kết lại kinh nghiệm thực tiễn cho vay KHCN của một số NHTM trong giai đoạn 2014-2018. Cụ thể:

Một là, KHCN vay tiền chủ yếu mua sắm các tài sản cá nhân như ôtô, đồ gia dụng, điện thoại thơng minh. Do đó, các NHTM cần nắm bắt được nhu cầu và hành vi của khách hàng: Các NHTM nên tập hơn nữa trong việc chuyển sang hiểu biết lấy KHCN làm trung tâm, tập trung hơn vào việc đồng cảm với KHCN, hiểu nhu cầu của KHCN từ đó thúc đẩy sự tin tưởng, thuận tiện và cá nhân hóa. Đây là nền tảng của mối quan hệ KHCN và NHTM hiện nay. NHTM có thể cơng nghệ ngân hàng di động chi phí thấp để thu hút khách hàng mới.

Hai là, các NHTM nắm giữ rất nhiều dữ liệu về KHCN, nhưng chưa sử dụng khai thác được nguồn tài nguyên dồi dào này để sử dụng dữ liệu KHCN này vào các mục đích cho vay KHCN hiệu quả.

Ba là, NHTM phải tăng chuyển đổi kỹ thuật số. Việc ứng dụng các các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, chatbox, ứng dụng di động, giúp tạo ra trải nghiệm ngân hàng cá nhân hóa với chi phí thấp hơn cho từng KHCN, và gia tăng mức độ hiểu biết KHCN của NHTM.

Bốn là, NHTM cần tăng tương tác với KHCN qua các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Zalo để cung cấp dịch vụ cho KHCN.

Năm là, thực hiện tốt quy trình thực hiện cho vay và kiểm soát hoạt động cho vay KHCN. Theo đó, cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, nhất là khâu thẩm định. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng cũng cần linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đảm bảo an toàn, sinh lời cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách kiểm sốt hoạt động cho vay KHCN để đảm bảo việc chi trả đúng thời hạn hoặc có biện pháp xử lý kịp thời.

Sáu là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ bán hàng cần phải có sự hiểu biết về thị trường, thị hiếu, nhu cầu và khả năng trả nợ của KHCN vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng khoản vay và rủi ro nợ xấu của từng ngân

hàng. Vì vậy, các ngân hàng nên có sự chun mơn hố trong đội ngũ bán hàng, đào tạo đội ngũ bán hàng các kỹ năng để tiếp cận, thu thập, nắm bắt thông tin KHCN.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Sơn La

Từ kinh nghiệm trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà BIDV Sơn La có thể nghiên cứu và vận dụng trong QLHĐCV đối với KHCN:

- Thường xuyên giới thiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ tín dụng, cũng như các gói hỗ trợ lãi suất trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

- Trong công tác cho vay, ngân hàng phải thường xuyên tiếp xúc với KHCN thông qua tăng cường tương tác bằng công nghệ thơng tin để có thể đưa ra được những nhận định chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro tín dụng; ngân hàng cần chủ động thay đổi tư duy cách tiếp cận KHCN để phục vụ KHCN hiệu quả hơn.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát q trình cho vay, sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.

- Tăng cường xây dựng chất lượng đội ngũ bán hàng để nắm bắt kịp thời tâm tư tình cảm của KHCN.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)