2.3.3 .Kiểm tra, kiểm soát dịch vụ cho vay đối với KHCN của BIDV Sơn La
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động quản lý cho vay KHCN của BIDV Sơn La
3.2.5. Giải pháp nhằm tăng cường công tác hậu kiểm các khoản vay KHCN của
BIDV Sơn La
* Công tác hậu kiểm việc KHCN sử dụng tiền vay
Công tác hậu kiểm việc KHCN sử dụng tiền vay sẽ giúp BIDV Sơn La phòng ngừa việc KHCN sử dụng tiền vay sai mục đích, dẫn tới những RRTD khơng lường trước được. Việc tăng cường công tác hậu kiểm được xem là một trong những biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa RRTD xảy ra trong thực tế. Để công tác hậu kiểm đạt hiệu quả, BIDV Sơn La cần đảm bảo nguyên tắc:
(1) Thường xuyên kết hợp đột xuất (2) Độc lập trong khâu hậu kiểm (3) Khen thưởng, khích lệ kịp thời
Khi công tác hậu kiểm đạt được ba nguyên tắc kể trên thì BIDV Sơn La có thể phát hiện kịp thời nếu KHCN sử dụng vốn không đúng như cam kết với BIDV Sơn La. Quá trình giám sát hậu kiểm cũng góp phần cung cấp thơng tin cho BIDV Sơn La học hỏi, điều chỉnh các sản phẩm/dịch vụ cho phù hợp với KHCN. Việc hậu kiểm không nhất thiết là để kiểm tra phát hiện hành vi sai trái của KHCN, mà thông qua hậu kiểm để chủ động tăng tương tác với KHCN, tìm hiểu xem liệu họ có nhu cầu vốn vay thêm hay có giới thiệu bạn bè gì tham gia. Thơng qua việc sử dụng thông tin từ những KHCN đã sử dụng dịch vụ, BIDV Sơn La có thể thu hút thêm KHCN mới, cũng như có thể giới thiệu thêm các sản phẩm/dịch vụ mới cho KHCN hiện hữu.
Cơng tác hậu kiểm có tính độc lập nhằm phát triển đội ngũ nhân viên có kỹ năng hậu kiểm được đào tạo kỹ năng phù hợp. Họ biết tìm kiếm thơng tin để phục vụ việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn của KHCN, kịp thời thu thập thông tin hiện trạng và cập nhật vào hệ thống quản lý vay vốn KHCN. Điều này sẽ cung cấp thêm
những thông tin mới, giúp cho các bộ phận khác của BIDV Sơn La có thêm thơng tin đầu vào để phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban được nhịp nhàng hơn.
Cơng tác hậu kiểm cũng góp phần làm giảm RRTD, do đó nhân viên thuộc bộ phận này cũng cần có chế độ khen thưởng phù hợp, để khích lệ động viên tinh thần của đội ngũ này. Như vậy, BIDV sẽ thu được nhiều lợi ích từ giải pháp này.
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy khách hàng gặp khó khăn khơng thể thực hiện việc trả nợ theo đúng hợp đồng thì CBTD cũng khơng nên quá hoảng hốt tìm mọi cách thu hồi nợ càng sớm càng tốt, làm như vậy sẽ càng gây khó khăn thêm cho khách hàng mà ngân hàng cũng khó có thể thu hồi được vốn đầy đủ. Trong trường hợp đó CBTD nên báo cáo lên Ban Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời. Từ đó xem xét vấn đề một cách thận trọng để có biện pháp phối hợp với khách hàng cùng giải quyết khoa học số nợ qúa hạn.
* Công tác kiểm tra nội bộ
Giai đoạn 2015-2019 BIDV Sơn La chỉ quan tâm đến việc mở rộng hoạt động dịch vụ cho vay KHCN mà lãnh đạo chưa chỉ đạo đúng mức, kịp thời đối với cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ giữa các bộ phận, điều này dẫn tới chất lượng một số khoản vay KHCN không mang lại hiệu quả. Đây cũng là một trong những hạn chế của công tác quản lý vay KHCN giai đoạn vừa qua. Do đó, BIDV Sơn La cần phải thực hiện giải pháp nhằm tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ tốt hơn, vì điều này góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho vay KHCN.
Công tác này tập trung vào việc kiểm tra, giám sát việc làm của lãnh đạo và nhân viên thẩm định tín dụng nghĩa là những cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định đầu tư. Mục tiêu của công tác này là nhằm giúp những cá nhân này tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các quy trình nghiệp vụ và các quy định hiện hành mà BIDV đã ban hành, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vốn của BIDV Sơn La diễn ra an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
Ngoài việc thực hiện hậu kiểm định kỳ, BIDV Sơn La cần tổ chức các đợt kiểm tra chéo các khỏan vay KHCN đã được phê duyệt giữa các nhân viên với nhau, giữa các phòng ban, kiểm tra việc tuân thủ quy trình, quy chế cho vay, kiểm
tra việc áp dụng của nhân viên đối với các cơ chế, chính sách ưu đãi của BIDV đã được thực hiện đúng cho các nhóm đối tượng và đúng quy định. Cơng tác giao và đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch cơng việc của từng cán bộ phịng ban phải được giao trên cơ sở kế hoạch có khả năng thực hiện được. Giao chỉ tiêu kế hoạch cần bổ sung thêm chỉ tiêu tín dụng bình quân kỳ và chỉ tiêu lợi nhuận cho từng cán bộ và số liệu đánh giá cần được công khai, minh bạch.
Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết về hoạt động tín dụng, thu lãi cho vay và thu lãi gửi vốn trụ sở chính: Xây dựng các sàn lãi suất cho vay áp dụng cho từng đối tượng khách hàng để đảm bảo hiệu quả, an toàn. Đối với các khác hàng vay vốn đƣợc áp dụng chính sách ưu đãi về TSBĐ rồi thì có thể hạn chế áp dụng chính sách ưu đãi về lãi suất. Các khách hàng có đầy đủ tài sản bảo đảm, có doanh số tín dụng lớn thì có thể áp dụng lãi suất, cho vay thấp hơn.