Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý cho vay đối với KHCN của NHTM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 30 - 37)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Quản lý dịch vụ cho vay đối với KHCN tại NHTM

1.2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý cho vay đối với KHCN của NHTM

QLHĐCV KHCN ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu chung là “phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả”. Do vậy, để đánh giá hiệu quả của công tác QLHĐCV KHCN cần sử dụng các tiêu chí về chất lượng khoản vay như sau:

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ

Chỉ tiêu này được dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN quacác năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cho vay KHCN của ngân hàng.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ có giá trị càng cao thì có nghĩa là mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Trường hợp chỉ tiêu này càng thấp thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm KHCN và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng khơng đạt yêu cầu.

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động phản ánh NHTM cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, ý nghĩa của chi tiêu này là tính tốn hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì thể hiện ngân hàng đã có sự chủ động trong việc tích cực tạo thu nhập từ nguồn vốn huy động.

Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì đồng nghĩa với việc chưa thực hiện tốt việc huy động vốn tham gia vào cho vay ít, tức là khả năng sử dụng vốn còn chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì đồng nghĩa là chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động.

- Lợi nhuận thu được từ dịch vụ cho vay

Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ dịch vụ cho vay đánh giá trên cơ sở lợi nhuận thu được từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các khoản tín dụng cho vay. Tổng dư nợ từ việc cho vay dù có tăng trưởng cao nhưng chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào thấp thì lợi nhuận thu lại từ hoạt động này cũng thấp và như vậy hiệu quả của hoạt động này được đánh giá không cao. Như vậy, các nguồn nguồn lực của ngân hàng được sử dụng cho hoạt động này lớn nhưng giá trị mang lại thấp.

- Tỷ lệ nợ quá hạn, có cơng thức tính như sau:

“ ”

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn miêu tả thực trạng nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh chất lượng quản lý tín dụng của ngân hàng thể hiện gián tiếp qua các giai đoạn: cho vay, đôn đốc KHCN khi thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được nhiều ngân hàng sử dụng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng KHCN. Chỉ tiêu này có càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ xấu, được tính theo cơng thức như sau:

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng cũng sử dụng thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Tổng nợ xấu sẽ được tính tốn trên cơ sở tổng cộng các khoản nợ (có tính chất q hạn, khoanh nợ, q hạn chuyển về trong hạn), chính vì vậy chỉ tiêu này phản ánh một khía cảnh khác của chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng quản lý tín dụng của cán bộ ngân hàng trong các giai đoạn bắt đầu từ khi cho vay, cho đến khi tiến hành đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay KHCN. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao, và chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng dến hoạt động quản lý cho vay đối với KHCN của NHTM

1.2.5.1. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

* Mơi trường về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước

Khi mơi trường về kinh tế, chính trị và xã hội nói chung có tính ổn định cao sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động của các NHTM diễn ra thuận lợi, vì nhìn chung mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định cao cũng là điều kiện cần thiết cho việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các nền kinh tế hoạt động một cách bình thường. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp mới có nhu cầu sử dụng vốn và có điều kiện hồn trả vốn vay cho ngân hàng thơng qua các hoạt động mang lại giá trị của mình. Nền kinh tế ổn định cũng thúc đẩy nhu cầu của doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ có điều kiện trả lương cho người lao động tốt hơn. Người lao động khi có thu nhập tốt hon thì sẽ có nhu cầu vay tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn. Nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động sàn xuất của doanh nghiệp. Kết quả là, nhu cầu vay vốn từ ngân hàng sẽ gia tăng từ cả doanh nghiệp và KHCN. Trong nền kinh tế ổn định, các khoản thu nhập nhìn chung sẽ ổn định, kết quả là tỷ lệ nợ xấu, nợ khó địi cũng sẽ giảm, tạo điều kiện cho các hoạt động quản lý vay của ngân hàng. Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn, biến động thay đổi liên tục sẽ làm cho công tácc quản lý vay KHCN cũng như các hoạt

động khác của các NHTM nhìn chung gặp nhiều khó khăn, đầy những nguy cơ như: nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả của các NHTM.

* Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh nhìn chung diễn ra ở khắp mọi nơi trên tồn thế giới, trong tất cả các lĩnh vực. Trong những lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận và giá trị gia tăng như dịch vụ ngành ngân hàng thì cạnh tranh có đặc điểm là diễn ra rất khốc liệt. Điều này tạo ra một điều kiện thúc đẩy mỗi ngân hàng phải khơng ngừng cải tiến các hoạt động của mình, để đầu tiên là làm mới mình mỗi ngày, và không tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Việc theo dõi, bắt chước, đánh giá các hoạt động của đối thủ cạnh trnah cũng giúp cho ngân hàng có động lực để làm tốt hơn các hoạt động quản trị của mình. Cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng phải hướng tới việc tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ vay với giá thành thấp nhất, ưu đãi nhất cho KHCN điều này giúp cho ngân hàng thu hút được KHCN và KHCN cũng hưởng lợi nhiều hơn khi tham gia cùng với ngân hàng trong q trình này. Nhìn chung, một mơi trường cạnh tranh sẽ thúc đẩy và mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Trường hợp, một mơi trường có tính cạnh tranh thấp thì các ngân hàng sẽ ít có sự thay đổi, dẫn tới giá thành cao, ít ưu đãi vay cho KHCN, KHCN cũng vì thế mà khơng thấy hấp dẫn khi tham gia vì chi phí bỏ ra cũng nhiều hơn so với một mơi trường có sự cạnh tranh.

* Mơi trường pháp lý

Mơi trường pháp lý đóng vai trị nền tảng thúc đẩy cho các mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động kinh tế. Một môi trường pháp lý được xây dựng bài bản trên cơ sở luật pháp có tính minh bạch, rõ ràng sẽ bảo vệ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào quá trình hoạt động của ngân hàng, cụ thể như hoạt động cho vay KHCN thì một bên là ngân hàng và một bên là KHCN. Dựa trên cơ sở pháp luật, các hoạt động được điều tiết bởi Nhà nước và có cơ sở để giải quyết các phát sinh mà vẫn đảm bảo sự ổn định mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội cho các bên khi tham gia vào quá trình vay, trả nợ vay, … như đã phân tích ở trên. Trong mơi trường mà tính pháp lý kém, thì các bên tham gia vào đều chịu rủi ro

lớn, điều này sẽ làm các bên e ngại khi tham gia, dẫn tới hoạt động cho vay KHCN vì thế mà bị ảnh hưởng.

* Môi trường công nghệ

Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, công nghệ mang lại những thay đổi lớn lao cho xã hội lồi người nói chung, cho ngành ngân hàng nói riêng. Những khó khăn, vướng mắc trước kia như khoảng cách địa lý, nhân lực thiếu, phân bổ khơng đều thì nay được cơng nghệ giải quyết ổn thỏa. Ngày này, xu hướng chạy đua ngân hàng số là một xu hướng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Có thể nói cơng nghệ ảnh hưởng rất to lớn đến tồn bộ q trình thay đổi quy trình, phương thức cạnh tranh, phương thức tiếp cận, giúp tăng nâng suất, giảm giá thành sản phẩm/ dịch vụ ngày càng hiệu quả hơn. Xu hướng giao dịch công nghệ cũng là một xu hướng, một nhu cầu bức thiết của KHCN, do đó cơng nghệ thực sự tác động vào các hoạt động giữa KHCN và NHTM.

1.2.5.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng * Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh dựa vào cạnh tranh về giá cả sản phẩm/ dịch vụ hay dựa vào đa dạng hóa theo yêu cầu của KCHN. Chiến lược kinh doanh sẽ thúc đẩy việc chuyển tải tới các bộ phận việc xây dựng các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho vay đến với KHCN. Ngân hàng cũng có thể linh hoạt sử dụng đồng thời cả hai chiến lược này với một mức độ phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Dù thực hiện chiến lược kinh doanh nào, ngân hàng cũng cần xem xét tăng sự tương tác đối với KHCN, mang lại cho KHCN những trải nghiệm tốt hơn. Đặc biệt cần phải thay đổi tư duy cũ “KHCN đi vay là họ cần mình” sang tư duy “phục vụ KHCN để họ cảm thấy vay tại ngân hàng của mình là tốt nhất”.

* Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng thể hiện qua: hạn mức, kỳ hạn, lãi suất, lệ phí, phương thức cho vay, các cách thức giải quyết phần vay vượt giới hạn, xử lý khoản vay. Các yếu tố đó góp phần tác động trực tiếp đến việc QLHĐCV KHCN của Ngân hàng. Nếu như các yếu tố này được xây dựng để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng

của KHCN thì hiệu quả của việc QLHĐCV sẽ gia tăng. Trong trường hợp, những yếu tố trên khơng đáp ứng kỳ vọng của KHCN thì việc hoạt động cho vay sẽ kém hấp dẫn, việc QLHĐCV sẽ gặp nhiều khó khăn.

* Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch

Trong nền kinh tế hiện nay, một hệ thống mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch với cơ sở vật chất hiện đại, thuận tiện trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng chỉ là điều kiện cần, chứ khơng cịn mang lại lợi thế trong bối cảnh sự cạnh tranh phát triển KHCN mới giữa các NHTM đang ngày một gay gắt. Để tiếp cận được KHCN trong điều kiện mới, ngân hàng phải đẩy mạnh cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch có sự số hóa mạnh mẽ, để kịp thời nắm bắt những thay đổi về tâm lý hành vi của KHCN thì mới mang lại hiệu quả cao hơn.

Việc thúc đẩy đội ngũ bán hàng qua các kênh bán hàng, các nền tảng bán hàng mới sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN trong điều kiện hiện nay. Hệ thống phần mềm lõi tốt thì sẽ tạo ra những sản phẩm cho vay KHCN vừa phù hợp với nhu cầu của khách hàng vừa đa dạng và có nhiều tiện ích gia tăng. Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay, các NHTM chú trọng bán lẻ đều đang không ngừng xây dựng một cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin chất lượng cao để phục vụ KHCN tốt nhất có thể.

* Năng lực quản trị, năng lực điều hành

Năng lực quản trị điều hành trong điều kiện mới là hết sức quan trọng. Việc nắm bắt những xu hướng mới, quản trị được sự thay đổi sẽ giúp cho ngân hàng thay đổi kịp thời trước những khó khăn biến động của thị trường, từ đó có những giải pháp kịp thời để biến thách thức thành cơ hội và mang lại lợi ích từ hoạt động cho vay KHCN. Năng lực quản trị giúp cho việc quản lý nhân viên, tạo động lực thúc đẩy họ làm việc, mang lại năng suất cao nhất tại các khâu, điều đó vừa giúp hoạt động của ngân hàng được linh hoạt, thích ứng được với thay đổi, vừa giúp tránh những rủi ro liên quan đến các khâu của quá trình cho vay KHCN. Trường hợp, năng lực quản trị điều hành mà yếu kém thì sẽ dẫn tới bộ máy hoạt động kém hiệu

quả, khả năng phát sinh những rủi ro trong công tác cho vay KHCN cũng sẽ gia tăng.

* Năng lực ứng dụng công nghệ

Như đã phân tích, cơng nghệ thực sự làm thay đổi thế giới, thay đổi với các hoạt động của ngành ngân hàng. Các mơ hình ngân hàng truyền thống đã trở nên kém cạnh tranh, thiếu hiệu quả và gia tăng chi phí khi tiếp cận KHCN trong quá khứ. Với năng lực ứng dụng công nghệ, ngân hàng có thể tận dụng được sự phát triển của khoa học kỹ thuật để đơn giản hóa các quy trình thủ tục, giúp ngân hàng có thể tiếp cận nhóm các KHCN u thích về sử dụng cơng nghệ. Nhóm KHCN này đặc biệt có giá trị gia tăng cao, khả năng chi trả, tiêu dùng cũng cao hơn và là đối tượng mà các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt để giành lấy. Có thể thấy năng lực ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy các hoạt động cho vay KHCN. Trường hợp, ngân hàg yếu kém về công nghệ thông tin sẽ phải chi trả quá nhiều để tiếp cận một KHCN, điều này làm gia tăng giá thành sản phẩm/ dịch vụ cho vay KHCN so với các đối thủ cạnh tranh khác. Điều này làm hoạt động cho vay KHCN của họ trở nên kém hiệu quả hơn.

* Chất lượng nguồn nhân lực

Nhân tố nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm bên trong của mỗi ngân hàng. Nhân tố này trong mọi hồn cảnh vẫn là nhân tố có tính quyết định nhất, tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho mỗi ngân hàng. Bởi lẽ nhân lực là người trực tiếp tiếp xúc với KHCN, trực tiếp sử dụng công nghệ và là linh hồn của tổ chức. Ngân hàng có mọi thứ nhưng khơng có nguồn nhân lực để phục vụ nó, để thay đổi thích ứng với mơi trường thì sớm muộn cũng sẽ thất bại. Do đó, việc khơng ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị cốt lõi trong thành cơng của các ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực khơng chỉ dừng lại ở trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, mà còn quan tâm tới chất lượng cuộc sống, tâm lý của nguồn nhân lực để thúc đẩy một môi trường làm việc hạnh phúc, thoải mái và cống hiến, điều này sẽ mang lại nhiều giá trị to lớn cho hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dịch vụ cho vay KHCN tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh sơn la (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)