Vai trò cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu luận văn

1.1. Cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.1.5. Vai trò cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.1.5.1. Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thơng hàng hóa phát triển

Trong q trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục địi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở doanh nghiệp. Từ đó tín dụng góp đã phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, là nguồn cung ứng vốn cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Mặt khác, với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Để đẩy mạnh tiến độ sản xuất, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có mà cịn phải biết tận dụng những dịng chảy khác của vốn trong xã hội.

Tín dụng đã chứng tỏ là một trong những cơng cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, tín dụng cịn là cơng cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế. Có thể nói, trong mọi nền kinh tế – xã hội, tín dụng đều phát huy vai trị to lớn nói trên của nó:

Đối với doanh nghiệp: vốn vay ln chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Nói cách khác, vay vốn ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đối với dân chúng: vay vốn ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Đối với toàn xã hội: vay vốn ngân hàng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.

1.1.5.2. Góp phần ổn định tiền tệ, giá cá

Khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tận dụng những nguồn vốn nhãn rỗi trong xã hội, cho vay doanh nghiệp đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền tệ tồn đọng trong lưu thơng. Bên cạnh đó, cho vay doanh nghiệp đã tạo điều kiện mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Đây là một trong những nhân tố tích cực làm giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Do đó cho vay doanh nghiệp được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ.

Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh…làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà cho vay doanh nghiệp góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước…

1.1.5.3. Góp phần ổn định đời sống, tạo cơng ăn việc làm, ổn định trật xã hội

Đây là hệ quả tất yếu của hai vai trò nêu trên: nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện để sản xuất hàng hoá và dịch

vụ ngày càng gia tăng có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của các thanh viên trong xã hội. Mặt khác, do cho vay doanh nghiệp cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội do đó có thể thu hút được nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.1.5.4. Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Sự sinh lời của đồng tiền, đó là mong muốn của những ai nắm giữ nó. Trên thực tế, những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay để kiếm lãi, cịn doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lời của vốn mà cần vay thêm tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh. Với tư cách là trung gian dẫn vốn, ngân hàng đã giải quyết được mâu thuẫn đó. Với hoạt động đi vay để cho vay, ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp có thể thành lập cơng ty hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc vay vốn.

1.1.5.5. Góp phần tăng tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo quy luật khách quan, trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là một tất yếu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của DN.

Việc tạo dựng thương hiệu và phát triển thị phần là một thử thách lớn đối với doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thương trường. Để mở rộng sản xuất, tạo vị thế cho mình, ngồi nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải thường xuyên tìm biện pháp huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó vốn vay ngân hàng được coi là nguồn vốn bổ sung chủ yếu. Khi yêu cầu về vốn của doanh nghiệp được đáp ứng thì mục đích chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Thực chất, ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh, nhưng ở dạng kinh doanh tiền tệ hoạt động theo cơ chế “vay để cho vay”, nghĩa là, ngân hàng cũng phải đi vay, phải đi vay, phải tiến hành huy động vốn và có quy định thời hạn trả. Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng vay vốn, ngân hàng tiến hành thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp rất kỹ càng và ngân hàng chỉ cho vay đối với những khách hàng có kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả, tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn.

Yêu cầu này của ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mặt khác, thông qua hoạt động cho vay, vốn vay ngân hàng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn được luân chuyển thuận lợi và nhanh chóng, thúc đẩy hiệu quả q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)