6. Kết cấu luận văn
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, lãi suất thị trường,... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao nên doanh nghiệp đi vay nhiều hơn để tái sản xuất, mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư sản xuất...từ đó cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại sẽ được mở rộng, nhất là tiếp cận với các đối tượng KHDN mới. Doanh số cho vay tăng, lợi nhuận, uy tín và sức cạnh tranh của NH cũng tăng lên. Nhiều KHDN có nhu cầu vay vốn, có triển vọng tín dụng tố sẽ tìm đến ngân hàng.
doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên thu hẹp quy mơ, từ đó dẫn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hạn chế hơn.
Mức tăng lãi suất cũng ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cho vay KHDN của các NHTM. Khi lạm phát tăng, giá cả hàng hóa cũng tăng theo, phần lãi vay cũng tăng làm cho chi phí hoạt động của DN tăng lên. Việc so sánh lãi suất phải trả với hiệu quả biên của đồng vốn là căn cứ quan trọng để DN đưa ra quyết định về khoản vay. Nếu lãi suất quá cao sẽ làm giảm khả năng bù đắp khoản lãi phải trả, do đó các DN sẽ hạn chế đi vay, tức là việc phát triển cho vay KHDN sẽ khó thực hiện được, Mức lãi suất cao kéo theo NH sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng nên các chi nhánh NH cũng cần cân nhắc trong việc mở rộng quy mô cho vay.
Tỷ giá tăng tức là đồng nội tệ giảm giá, các DN sẽ hạn chế nhập hàng hóa, ngun liệu ở nước ngồi để kinh doanh tại thị trường trong nước. Hay nói cách khác, giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất tăng lên, làm giá thành sản xuất tăng, tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ giảm. Khi đó các DN sẽ thu hẹp sản xuất, hạn chế các khoản vay, việc phát triển cho vay KHDN của các NH sẽ gặp khó khăn.
1.3.2.2. Mơi trường chính trị - xã hội
Tình hình chính trị tác động mạnh đến nền kinh tế nên cũng tác động đến cho vay doanh nghiệp. Mơi trường chính trị xã hội ổn định, ít biến động sẽ là điều kiện lý tưởng để phát triển các định hướng kinh tế của Nhà nước, giúp cho các DN có điều kiện phát triển tăng cả về chất và lượng, tăng nhu cầu vay vốn của các NH, trên cơ sở đó giúp cho các NHTM phát triển hoạt động cho vay KHDN. Chính trị bất ổn, lạm phát cao thì DN sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể dẫn đến phá sản, hoạt động cho vay của NH cũng sẽ trở nên khó khăn theo.
chúng, văn hóa và truyền thống dân tộc. Khi xã hội ổn định, mọi người dân có học vấn cao, ý thức tốt sẽ hạn chế gian lận, lừa đảo trong khi vay, khuyến khích kinh doanh hợp pháp và cạnh tranh bình đẳng. Từ đó hoạt động phát triển cho vay KHDN của các NHTM ngày càng mở rộng hơn.
1.3.2.3. Môi trường pháp lý
Hoạt động của NH là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhưng chứa đựng nhiều rủi ro. Có những rủi ro khiến cho các NHTM mất khả năng thanh tốn làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các DN liên quan. Chính vì vậy, kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Ngân hàng nhà nước, thông qua các quy định, nghị định cụ thể. Khi hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảm bảo, hoạt động cho vay doanh nghiệp có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng...Một môi trường pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản, hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ... sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế, thông qua sự hoạt động kinh doanh thuận lợi của các DN và như vậy hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NH sẽ có điều kiện phát triển, mở rộng hơn nữa. Thêm vào đó, quyền lợi và trách nhiệm của các ngân hàng thương mại và những DN liên quan cũng được bảo vệ, giải quyết khi có tranh chấp xảy ra làm cho quy mô cũng như số lượng của cho vay KHDN của ngân hàng ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên nếu luật quy định về hoạt động cho vay KHDN không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, khơng có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc làm cho DN đi vay không đáp ứng điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay và phát triển cho vay KHDN.
1.3.2.4. Các chính sách của nhà nước
Các chính sách mang tầm vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp. Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từng năm hay thời kỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Các NHTM đóng vai trị là đầu mối quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy nhịp độ các hoạt động sản xuất và thương mại trong nước, cũng như quốc tế. Vì thế Nhà nước cần phải tác động tới hệ thống NHTM nhằm đảm bảo an toàn cho nền kinh tế thị trường, thực hiện các chính sách vĩ mơ về kinh tế xã hội. Ngân hàng Nhà nước là cầu nối để Nhà nước thực hiện các mục tiêu đó. Tùy vào từng giai đoạn phát triển với các định hướng khác nhau, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các chính sách tài chính, tiền tệ khác nhau, thơng qua hệ thống các NHTM để điều chỉnh thị trường. Do vậy để phát triển cho vay KHDN không chỉ cần nỗ lực từ DN và NHTM mà còn cần sự hỗ trợ đắc lực từ các cơ quan chức năng khác.
Mặt khác các cơ chế chính sách của các cơ quan Nhà nước đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của các DN. Nếu được hỗ trợ kịp thời trong việc hoàn thiện các giấy tờ, các thủ tục hồ sơ, được tạo điều kiện sản xuất kinh doanh, giúp các DN sẽ dễ dàng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó thuận lợi hơn trong việc vay vốn các NHTM.
1.3.2.5. Nhân tố đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng hiện nay ngày càng gay gắt. Đây là động lực tốt để NHTM ngày càng hồn thiện, vì để ngày càng phát triển thị NHTM luôn phải cố gắng để không tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và luôn không ngừng nâng cao, tăng cường các hoạt động kinh doanh của mình để có thể thắng đối thủ cạnh tranh. KHDN sẽ lựa chọn một NHTM nào đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ trong quá trình vay vốn. Mức độ
cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng phát triển cho vay KHDN càng khó khăn và ngược lại.
Do đó để phát triển cho vay KHDN thì việc nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng. Trong quá trình hoạt động, các NHTM cần tiến hành xác định các nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các nguồn thơng tin, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh trong việc phát triển cho vay KHDN để có các chiến lược cạnh tranh tối ưu, góp phần đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng.
1.3.2.6. Nhân tố từ phía khách hàng DN
- Nhu cầu vốn vay của KHDN
Điều đầu tiên mang tính chất ảnh hưởng quyết định đến quy mô vốn cho vay của NHTM chính là nhu cầu vốn của KH. NHTM không thể mở rộng được quy mô vốn cho vay nếu như KHDN khơng có hoặc có nhu cầu về vốn vay NH rất thấp. Các DN hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, quy mô khác nhau, chính vì vậy vốn cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu vốn vay NHTM của các DN cũng khác nhau, ln tồn tại khách quan cùng q trình hoạt động kinh doanh của các DN.
Khi nhu cầu vốn vay của các DN lớn thì tạo nhiều cơ hội cho các NH phát triển hoạt động cho vay KHDN. Ngược lại khi nhu cầu vốn vay của DN ít, khơng đáng kể sẽ gây khó khăn cho ngân hàng nếu muốn phát triển hoạt động này.
- Đạo đức, uy tín của khách hàng DN
Đây là một trong những yếu tố tiên quyết vì nó thể hiện thiện chí trả nợ đối với ngân hàng của DN đi vay. Đạo đức của DN vay là yếu tố quyết định đến khoản cho vay của ngân hàng bởi ngay cả khi DN đi vay có nguồn thu nhập cao để trả nợ thậm chí đưa ra những tài sản đảm bảo tốt nhưng nếu
khơng có thiện chí trả nợ thì cũng khơng có một thiện chí tốt khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và đầy đủ với ngân hàng.
Nếu như khách hàng DN có ý thức trả nợ tốt, tư cách đạo đức tốt thì rủi ro cho vay thấp, tạo điều kiện kích thích ngân hàng phát triển cho vay KHDN. Ngược lại nếu khách hàng trả nợ khơng đều, nợ q hạn nhiều thì tất yếu sẽ khó lịng mở rộng quy mơ cho vay KHDN được.
- Khả năng tài chính
Sau khi xem xét tư cách đạo đức, uy tín của DN đi vay thì việc đánh giá khả năng tài chính là rất quan trọng vì nó quyết định khả năng có trả được nợ hay không. Một khoản vay vốn được NH chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính ốn định và lành mạnh dể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Khách hàng có khả năng tài chính cao thì việc thanh tốn nợ cho ngân hàng ít ảnh hưởng đến các hoạt động khác của DN, do đó khoản cho vay ít rủi ro. Ngược lại, khách hàng cá nhân có quy mơ nhỏ, khả năng tài chính thấp, khơng ổn định thường thanh tốn nợ khó khăn hơn.
Vậy nên, phân tích trước khi cho vay DN và giải ngân là khâu không thể thiếu trong hoạt động cho vay của NHTM. Thông qua đó, ngân hàng nắm được tình hình và năng lực tài chính của khách hàng cần vay vốn. NH chỉ cho vay vốn trên cơ sở đánh giá các KHDN có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên nhiều DN khơng cung cấp được thơng tin tài chính có thể xác minh, hoặc báo cáo tài chính khơng phản ánh chính xác tình hình hoạt động của DN, dẫn đến khả năng bị từu chối khoản vay.
- Tài sản đảm bảo:
Phịng tránh cho rủi ro tín dụng chính là TSĐB, nếu khoản vay nào mà KHDN có TSĐB thì càng giảm bớt rủi ro, an tồn cho NH, khơng ảnh hưởng nhiều đến phát triển cho vay KHDN. Nếu KH khơng có khả năng thanh tốn
thì NH cịn có thể phát mại tài sản để thu hồi một phần hoặc toàn bộ khoản vay. Cho vay KHDN là hoạt động cho vay hàm chứa nhiều rủi ro nên NH luôn yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay. TSĐB là căn cứ để NH xác định mức cho vay đối với KH. Nếu khách hàng khơng có tài sản đảm bảo, khơng có người bảo lãnh hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp, không đủ tiêu chuẩn thì khó vay được vốn bởi sẽ ảnh hưởng đến phát triển cho vay KHDN.
- Năng lực quản trị điều hành của DN và năng lực phát triển SX
DN nào có khả năng điều hành tốt, xây dựng được các phương án kinh doanh hoặc kế hoạch phát triển bài bản, sẽ tạo được độ tin cậy cho NHTM khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, năng lực quản trị tốt cũng đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả hơn.
Trên cơ sở kế hoạch SXKD cùa DN, các NHTM sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh của DN trong thời kỳ tới, dự kiến mở rộng, duy trì hay thu hẹp quy mơ hoạt động, để có kế hoạch đáp ứng phù hợp nhu cầu vốn vay của các DN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 trình bày những cơ sở lý luận về phát triển KH doanh nghiệp bao gồm: (1) Hoạt động cho vay đối với DN của NHTM; (2) Phát triển cho vay KHDN của NHTM; (3) Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay KHDN.
Qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển cho vay KHDN ta có thể nhận thấy phát triển cho vay KHDN có vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy vấn đề nâng cao, mở rộng, phát triển cho vay KHDN là vấn đề tất yếu mà các ngân hàng thương mại cần phải quan tâm thích đáng.
Các nội dung nghiên cứu lý thuyết ở chương 1 sẽ là cơ sở để phân tích, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao, mở rộng, phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây ở chương 2 và chương 3.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY