Phát triển cho vay khách hàng Doanh nghiệp của NHTM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 30)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Phát triển cho vay khách hàng Doanh nghiệp của NHTM

1.2.1. Khái niệm phát triển cho vay doanh nghiệp của NHTM

Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ cái cũ đã lỗi thời cho đến cái mới thay thế, nhưng khơng loại bỏ hồn tồn cái cũ, mà có sự chọn lọc và kế thừa. Phát triển là quá trình tăng tiến cả về mọi mặt của một vấn đề trong một thời kỳ nhất định, là sự tăng lên cả về chất và lượng, cả về tốc độ và quy mơ.

Chính vì vậy, phát triển cho vay khách hàng dooanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng thì phát triển cho vay doanh nghiệp theo chiều rộng có thể được hiểu là việc gia tăng tỷ trọng về quy mô khách hàng doanh nghiệp trong tài sản của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM hiện nay, việc phát triển cho vay có thể bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau như: mở rộng quy mơ, loại hình cho vay, phạm vi hay đối tượng cho vay, địa bàn hoạt động. Đồng thời với việc phát triển về chiều rộng là việc phát triển về chiều sâu. Đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, phát triển về chiều sâu gồm: Cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp…

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay doanh nghiệp

1.2.2.1. Tiêu chí định lượng * Số lượng khách hàng Mức tăng/giảm số lượng KHDN = Số lượng KHDN kỳ này - Số lượng KHDN kỳ trước Số lượng khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp, số lượng khách hàng có thể tính theo một khoảng thời gian nhất định (quý, năm), nếu số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng để vay ngày càng tăng thì chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng, uy tín trong phân khúc cho vay doanh nghiệp, uy tín ngày càng được nâng cao và ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực này.

* Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Dư nợ cho vay doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng còn dư nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu

hồi được. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm được xác định theo công thức:

ốc tăng ư nợ c o v ư nợ c o v ỳ n

ư nợ c o v ỳ trước

Các chỉ tiêu này tăng cho thấy mức độ mở rộng cho vay doanh nghiệp tăng. Ngoài ra để đánh giá được tốc độ tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng cần xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ cho vay của cả ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

* Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp

Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Doanh số cho vay ngày càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khả năng mở rộng cho đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

ốc tăng o n số o n số c o v ỳ n

o n số c o v ỳ trước

Ngoài ra cần phải xem xét tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp trên tổng doanh số cho vay của cả ngân hàng mới thấy được sự gia tăng tương đối của cho vay doanh nghiệp so với các loại cho vay khác. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng chứng tỏ quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp càng được mở rộng, phản ảnh sự phát triển về mặt lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

* Quy mô, thị phần cho vay doanh nghiệp

Mức độ tăng trưởng thị phần là mức tăng thị phần của NH qua thời gian. Chỉ tiêu này đánh giá năng lực chiếm lĩnh thị phần về cho vay doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường cho vay doanh nghiệp, thị phần của một ngân hàng có thể biểu hiện thông qua số lượng khách hàng doanh nghiệp mà ngân hàng đó cung cấp tín dụng. Thị phần này một mặt thể hiện sức cạnh

tranh của ngân hàng vì thị phần lớn chứng tỏ năng lực cho vay doanh nghiệp và vị trí thống lĩnh của ngân hàng trên thị trường cao. Mặt khác nó đánh giá chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vì chất lượng cao thu hút nhiều khách hàng, tạo doanh thu cao hơn so với ngân hàng khác.

* Mạng lưới, kênh phân phối

Đây là yếu tố quan trọng đến ngân hàng chiếm lĩnh thị phần, đưa sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng hơn. Khả năng của một ngân hàng mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch đến những nơi được dự báo là có nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng sẽ tạo cho ngân hàng đó thế mạnh trong việc chiếm lĩnh thị phần. Những hệ thống phân phối này có vai trị quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị nắm bắt được nhu cầu khách hàng để ngân hàng có thể chủ động cải tiến hồn thiện dịch vụ của mình. Để thực hiện điều này, lãnh đạo ngân hàng phải có tầm nhìn chiến lược, ngân hàng phải đủ năng lực tài chính và nhân sự cho việc mở rộng quy mơ này. Nó phải phù hợp với chính sách cho vay của Ngân hàng tức là tùy thụôc vào thị trường mục tiêu đối tượng khách hàng, đặc điểm của địa bàn mà Ngân hàng hoạt động.

* Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp

Tất cả các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trước hết phải xuất phát từ lợi ích của khách hàng nhưng cuối cùng cũng nhằm mục đích chính là phải đem lại lợi nhuận thực tế cho Ngân hàng. Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vào tổng lợi nhuận trong hoạtt động Ngân hàng cũng giống như chỉ tiêu số lượng khách hàng doanh nghiệp, nó cho thấy sự chun mơn hóa, chuyên nghiệp và thế mạnh trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phong phú và đa dạng.

LN từ cho vay KHDN = LN cho vay

KHDN năm (t) -

LN cho vay KH N năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ảnh mức tăng/ giảm lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng trong năm nay so với năm trước đó. Nếu quy mơ cho vay tăng lên nhưng lợi nhuận giảm đi, điều đó phản ảnh chất lượng cho vay KHDN của ngân hàng chưa tốt, ngân hàng khơng có những chính sách phù hợp về lãi suất, quản lý việc thu hồi nợ gốc, lãi chưa tốt...

ốc tăng trư ng N c o v KH N N c o v KH N ỳ n

N c o v KH N ỳ trước Tốc độ tăng trưởng LN cho vay KHDN là sự gia tăng về thu nhập bình quân từ cho vay KHDN trong một thời gian nhất định.

* Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay doanh nghiệp

l ư nợ qu n ư nợ qu n

ng ư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của khách hàng mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được.

l nợ u Nợ u

ng ư nợ

Nếu tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vượt quá giới hạn cho phép phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng cịn yếu kém, chứa đựng nhiều rủi ro và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp và được kiểm soát phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng được coi là tốt. Theo Thơng tư số 36 thì ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trên 3% thì khơng được cho vay chứng khốn. Nguyên nhân của các khoản nợ trong cho vay doanh nghiệp có thể là do doanh nghiệp gặp những trường hợp không mong muốn, không đảm bảo được nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng, hay cũng có thể doanh nghiệp chây ỳ trong việc trả nợ cho ngân hàng, hoặc do sự thay đổi chính sách của Nhà nước...gây nên

tình trạng thất thốt vốn của ngân hàng, giảm hiệu quả hoạt động, có thể mất khả năng thanh tốn, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

* Lãi treo cho vay KHDN

l l i tr o i tr o p t sin

ng N c o v KH N

Lãi treo là số tiền lãi tính trên nợ quá hạn mà ngân hàng chưa thu được, chỉ số này càng thấp càng tốt. Bởi vì việc thanh tốn lãi thường khơng gắn liền với việc trả gốc, và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào những thời điểm nhất định, tuỳ theo sự thoả thuận của Ngân hàng và khách hàng. Khi khách hàng khơng thanh tốn được tiền lãi của khoản vay thì có thể coi đấy là một dấu hiệu thể hiện rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.

* Tỷ lệ dự phịng rủi ro cho vay KHDN

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ của KHDN của NHTM.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay KHDN là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị dự phòng rủi ro cho vay KHDN so với tổng dư nợ cho vay KHDN của NHTM.

l c o v KH N c o v KH N

ng ư nợ c o v KH N

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay KHDN phản ảnh quỹ dự phịng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu cho vay đối với KHDN chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay KHDN càng cao thì khả năng quỹ dự phịng rủi ro có thể bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của NHTM càng lớn và ngược lại.

Số tiền trích lập và tỷ lệ DPRR trong cho vay KHDN phản ánh được nguồn dự phòng rủi ro trong cho vay KHDN của NHTM, thể hiện khả năng chống đỡ những tổn thất tín dụng trên cơ sở phân loại nhóm nợ.

1.2.2.2. Tiêu chí định tính

- Tính tuân thủ pháp luật và các quy định của ngân hàng trong cho vay. Các khoản tín dụng phải bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc cho vay nói chung và quy trình tín dụng nói riêng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính an tồn và khả năng sinh lời của khoản vay.

- Sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng: Các tiêu chí để đánh giá mức độ hài lịng của KH khi vay vốn của ngân hàng đó là sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thơng, phương tiện hữu hình, giá cả dịch vụ. Trong đó lãi suất vay có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của KH. Do đó, yếu tố giá cả dịch vụ cho vay được KH quan tâm nhiều và ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của KH. Đây cũng là một căn cứ để KH đưa ra quyết định có tiếp tục sử dụng dịch vụ hay khơng. Vì vậy, các ngân hàng cần có mức lãi suất cho vay, mức phí linh hoạt, cạnh tranh và thay đổi, phù hợp với tình hình lãi suất thị trường để có thể chủ động điều chỉnh để giữ và thu hút KH cũng như khơng để thiệt hại khi lãi suất có biến động mạnh.

KH ngày càng có xu hướng vay vốn ngân hàng dựa trên yếu tố tin cậy, danh tiếng, uy tín của NH. KH cũng cảm nhận hài lịng của yếu tố này rất cao. Vì vậy các NH cần phải đơn giản hóa các thủ tục, mẫu biểu, rút ngắn thời gian giao dịch với KH. Xây dựng một quy trình xử lý nghiệp vụ nhất quán, thơng suốt giữa các phịng/tổ để rút ngắn thời gian chờ đợi và tạo lòng tin nơi KH, nhất là khi một bộ phận chưa thể cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh cho KH.

- Mức độ đa dạng của các sản phẩm cho vay KHDN:

Phát triển đa dạng hóa sản phẩm cho vay là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập và đổi mới của các NHTM. Theo đó, một ngân hàng tốt khơng chỉ đơn thuần đưa ra những SP, dịch vụ để các DN lựa chọn, mà phải sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của KH. Mỗi SP, dịch vụ của NH được đánh giá dựa trên mức độ tin tưởng, ủng hộ của DN sử dụng. Do đó, nắm bắt được thị hiếu của

KH là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định thành cơng của SP.

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường một cách kỹ càng, các NH có thể tiếp cận thị trường tiềm năng theo nhiều phương pháp như điều tra khảo sát, nghiên cứu, lắng nghe trực tiếp những mong muốn của KH.... Qua đó, ngân hàng có thể định vị SP, xác định muc tiêu và tìm kiếm đối tác liên kết phù hợp. Với việc tìm hiểu rõ nhu cầu của từng phân khúc KH, từng loại hình DN, ngân hàng có thể xây dựng những SP, dịch vụ tiện ích, đơn giản, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của KH.

- Sự nhiệt tình và chuyên nghiệp của đội ngũ tín dụng:

Tính chyên nghiệp của cán bộ tín dụng là một địi hỏi ngày càng thiết thực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về chất lượng dịch vụ giữa các NH hiện nay. Chuyên nghiệp bao gồm sự đồng bộ nhất quán từ ý tưởng đến cách thức thực hiện sao cho đạt mục tiêu đề ra. Đối với cán bộ tín dụng, tính chuyên nghiệp còn thể hiện qua tác phong làm việc nhanh nhạy, khoa học, kết hợp với việc nắm vững về kiến thức chun mơn. Bên cạnh đó. Sự chun nghiệp khơng chỉ có trong những cơng việc có quy mơ lớn mà còn thể hiện ngay trong từng cơng việc nhỏ. Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hồn chỉnh và sự hồn chỉnh chỉ có được khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất phải được xây dựng một cách đồng bộ, nhất quán.

Một cán bộ tín dụng có trong mình sự nhiệt tình và chuyên nghiệp khi tiếp xúc sẽ khiến KH yên tâm, tin tưởng, đồng ý lựa chọn, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của NH.

- Sự đơn giản, nhanh chóng của quy trình, thủ tục.

Khi các NH đẩy mạnh cải cách các thủ tục cho vay, cung cấp các dịch vụ tốt hơn, sẽ giúp các DN thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình vay vốn. Việc hỗ trợ DN cũng tạo điều kiện cho các NH nâng cao tính cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.3.1. Nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Quy mô vốn và uy tín của ngân hàng

Quy mơ của một ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự có lớn là biểu hiện của một ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay tối đa trên một khách hàng. Vốn tự có lớn thì ngân hàng càng có điều kiện hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng. Ngồi ra quy mơ vốn của ngân hàng còn được xác định dựa trên một số yếu tố như tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm nay so với năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản...

Khi các DN vay vốn tại các ngân hàng, việc nhanh chóng, dễ dàng tiếp cập nguồn vốn là tiêu chí đầu tiên các DN hướng tới. Tuy nhiên nếu quy mô vốn của các NHTM nhỏ sẽ khiến cho ngân hàng chưa thể cung cấp ngay nguồn vốn cho các DN khi họ cần, hoặc cho vay với lãi suất cao hơn so với

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 30)