Dự báo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 96)

6. Kết cấu luận văn

3.1. Dự báo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây

3.1. Dự báo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây Sơn Tây

3.1.1. Dự báo phát triển kinh tế của Thị xã Sơn Tây trong thời gian tới

Những năm gần đây, Thị xã Sơn Tây có những bước phát triển đáng kể, các chỉ tiêu kinh tế xã hội tăng rõ rệt. Một số kết quả thực hiện nhiệm vụ KTXH năm 2019 như sau:

Trong năm 2019 tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 10,1%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể, về công nghiệp xây dựng chiếm 43,9%, các ngành dịch vụ chiếm 45,3%, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 10,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm.

Về giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn đạt 100,7% kế hoạch năm, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Doanh thu các ngành dịch vụ thực hiện 4.367 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch năm, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 96,3% kế hoạch năm, trong đó tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 2.648,33ha, bằng 96,8% so với cùng kỳ năm 2018. Về thu ngân sách thị xã và các xã, phường đạt 135,1% dự toán Thành phố giao.

Thời gian tới, Sơn Tây xác định phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển nhanh, mạnh, vững chắc kinh tế CN- XD, dịch vụ thương mại, du lịch xác định chủ lực.

đạt 20 chỉ tiêu. Trong đó phấn đấu tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất 9,9%. Cụ thể, về cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ là 46,3%, công nghiệp xây dựng là 43,7%, nông lâm nghiệp là 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm trở lên, 53 hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho 2.500 lao động.

* Mục tiêu tổng quát đến năm 2030:

Xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị sinh thái - đô thị xanh và là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực tây bắc thủ đơ, là trung tâm văn hóa nghệ thuật – vui chơi giải trí và dịch vụ cao cấp của thủ đơ Hà Nội với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội hiện đại.

Tạo dựng đơ thị có bản sắc văn hóa, đặc trưng văn hóa xứ Đồi.

Phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung khai thác mọi nguồn lực dể xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng cơ sở. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Phát triển đô thị đồng bộ, bền vững, văn minh, hiện đại.

3.1.2. Dự báo nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn

Với tiềm năng phát triển mạnh kinh tế tại Sơn Tây, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ trên địa bàn, thì thời gian tới, nhu cầu tín dụng doanh nghiệp vẫn tăng cao. Đặc biệt, trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh trong đó có Sơn Tây, Ba Vì là những địa điểm có nhiều khu du lịch phát triển như Ao Vua, Thiên Sơn Suối Ngà... Các khu du lịch này cũng đã bắt đầu xuống cấp và các nhà đầu tư có nhu cầu tơn tạo nhằm thu hút du khách. Hơn nữa, các cửa hàng kinh doanh, thương mại, dịch vụ mọc lên tại các khu vực trên địa bàn hoạt động ngày càng phát triển. Theo đó, nhu cầu vay của doanh nghiệp trên địa bàn thời gian tới giai đoạn 2020 - 2025 có

BIDV Chi nhánh Sơn Tây).

Như vậy, trong thời gian tới, nếu BIDV Chi nhánh Sơn Tây phát huy nội lực vốn có, cũng như tiếp tục hồn thiện hơn nữa sản phẩm tín dụng và chất lượng dịch vụ của mình, thì hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh có cơ hội phát triển mạnh hơn so với hiện tại.

3.2. Định hƣớng hoạt động và phát triển của BIDV Sơn Tây

3.2.1. Định hướng mục tiêu phát triển của BIDV Sơn Tây

BIDV Sơn Tây tập trung cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững. Phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn để hỗ trợ, tạo tiền đề, cơ sở phát triển ngân hàng bán lẻ; nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

Duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu BIDV. Phấn đấu đến hết năm 2022 trở thành ngân hàng có thị phần tín dụng lớn thứ nhất và hiệu quả hoạt động (lợi nhuận trước thuế/bình quân đầu người) tốt nhất tại thị xã Sơn Tây.

- Về hoạt động tín dụng: Tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, gắn với cải thiện cơ cấu nền khách hàng và kiểm soát chặt chẽ chất lượng và rủi ro tín dụng, ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn. Chi nhánh chủ động tiếp cận, tiếp thị, chọn lọc khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt để mở rộng quy mô cho vay đảm bảo an tồn, hiệu quả; Duy trì tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2020-2025 ở mức bình quân 22%/năm, phấn đấu đến hết năm 2020 dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 6.300 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng doanh nghiệp đạt tối thiểu 70% tổng dư nợ.

cải thiện khả năng tự cân đối vốn của Chi nhánh trên cơ sở tăng trưởng bền vững nguồn vốn dân cư và tăng cường tìm kiếm các khách hàng tổ chức mới để khai thác các nguồn vốn có chi phí hợp lý, đảm bảo chi phí huy động vốn bình qn khơng cao hơn so với chi phí huy động vốn bình quân của hệ thống. Căn cứ tình hình sử dụng vốn của BIDV trên cơ sở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, chi nhánh bám sát, quán triệt chỉ đạo của BIDV Việt Nam về kế hoạch huy động vốn theo từng thời kỳ. Trong giai đoạn 2020-2025 huy động vốn tăng trưởng bình quân đạt 18%, phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt 5.100 tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ dân cư duy trì tối thiểu khoảng 60% tổng nguồn vốn huy động.

- Mục tiêu chất lượng: Chi nhánh chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung phát triển nền khách hàng tốt đồng thời cơ cấu nền khách hàng cũ để tăng tính bền vững, kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu ở mức ≤ 1%/Tổng dư nợ trong giai đoạn 2020-2025.

- Về hoạt động dịch vụ: gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ; phát triển ổn định nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống và đẩy mạnh thu các dòng dịch vụ hiện đại có hàm lượng cơng nghệ cao. Thơng qua việc cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng để quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và khả năng nhận biết thương hiệu BIDV của công chúng trên địa bàn. Chi nhánh phấn đấu thu dịch vụ ròng đến năm 2020 đạt 49,7 tỷ đồng.

- Về hiệu quả hoạt động: Phấn đấu chênh lệch thu chi đạt mức 305 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 234 tỷ đồng vào năm 2020, trích đủ dự phịng rủi ro theo phân loại nợ. Kiểm sốt tốc độ tăng trưởng chi phí (đặc biệt chi phí quản lý) thấp hơn tốc độ tăng trưởng các nguồn thu, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả các điểm mạng lưới trực thuộc… để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

BIDV Sơn Tây

Định hướng của Chi nhánh thời gian tới trong việc phát triển cho vay đối với doanh nghiệp như sau:

+ Tiếp tục đổi mới cơ cấu cho vay, đa dạng hóa hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp về cả thời gian, số lượng và loại tiền tệ, đồng thời giảm lãi suất nếu có điều kiện.

+ Đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh với các doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn, tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn đặc biệt là những khách hàng kinh doanh những mặt hàng thông thường, chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hội nhập kinh tế.

+ Lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước, ưu tiên các dự án thuộc các ngành kinh tế trong điểm, khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp chế biến, khai thác các nguồn nguyên liệu...đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chi nhánh cũng cần đẩy mạnh phát triển cho vay DN các ngành xây lắp, du lịch, nước sạch, dệt may phù hợp với thế mạnh của thị xã Sơn Tây.

+ Tiếp tục mở rộng thị trường để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa, đồng thời chăm sóc và duy trì các khách hàng cũ của Chi nhánh.

3.3. Giải pháp phát triển cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây

3.3.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Cần tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng theo các tiêu chí chun mơn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong môi trường đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô

dụng cán bộ cơng tác tín dụng khơng hợp lý của chi nhánh trong thời gian qua thực tế đã dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ trước yêu cầu mở rộng mạng lưới để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong các hoạt động của Ngân hàng thương mại có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và là nhân tố quyết định sự tồn tại, khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng. BIDV Sơn Tây cần tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Đào tạo cơ bản đối với cán bộ mới, bao gồm cán bộ mới được tuyển dụng, cán bộ từ nghiệp vụ khác chuyển sang. Nhiệm vụ của công tác đào tạo này là giúp cho đội ngũ cán bộ có những hiểu biết chung nhất về các dịch vụ, nghiệp vụ của Ngành ngân hàng.

+ Đào tạo chuyên sâu: Mỗi loại nghiệp vụ tín dụng có các tính chất, đặc trưng khác nhau vì vậy khi thực hiện đào tạo cần phải căn cứ vào nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng, từng nghiệp vụ để có hình thức đào tạo cho phù phợp.

+ Bồi dưỡng đào tạo kiến thức: Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi thuyết trình, hội thảo bàn về kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn của người làm tín dụng.

Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho các công việc trực tiếp hàng ngày của cán bộ tín dụng, đào tạo nâng cao cho cán bộ chủ chốt đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.

Bố trí đủ và phân cơng cơng việc hợp lý cho cán bộ tín dụng, tránh tình trạng q tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng cơng việc, giúp cán bộ có đủ

hiệu quả.

Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả cơng việc mà cán bộ đó thực hiện. Nhờ vậy mới nâng cao được tính trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ liên quan.

Luân chuyển cán bộ tín dụng trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập khá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những KH khác nhau sẽ có khả năng xử lý cơng việc nhanh chóng.

BIDV định kỳ tổ chức các buổi hội thảo, các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để kịp thời trau dồi kiến thức nghiệp vụ, phổ biến, cập nhật những chính sách mới của Chính phủ, của NHNN và của BIDV tổng cũng như của riêng chi nhánh, liên tục cập nhật những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng và làm thay đổi quy trình của hoạt động cho vay của chi nhánh, hướng dẫn thực hiện những quy định mới... Thơng qua đó, cán bộ ngân hàng có cơ hội để có thể nắm bắt được những đổi mới trong quy trình nghiệp vụ, trau dồi trình độ nghiệp vụ, đảm bảo thực hiện tốt quy trình cấp tín dụng KHDN.

Để thực hiện cấp tín dụng cho KHDN đảm bảo an tồn vốn vay, cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ của chi nhánh cịn phải có kiến thức tốt ở nhiều lĩnh vực. Ví dụ như cán bộ thẩm định phải có kiến thức tốt về thị trường bất động sản để thẩm định tài sản đảm bảo, có kỹ năng phân tích tài chính và kiến thức cụ thể về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp xin vay... Do vậy, để đảm bảo công tác quản lý cho vay của BIDV đạt hiệu quả, cán cán bộ tín đụng phải ln có ý thức khơng ngừng bổ sung, nâng cao kiến thức của mình về nhiều lĩnh vực, kỹ năng như:

- Kỹ năng Marketing và phục vụ khách hàng: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng hiện nay thì việc tìm kiếm KH mới và thị trường mới

phải trực tiếp đi tiếp thị, tìm kiếm KH về cho chi nhánh của mình. Chính vì vậy địi hỏi các cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng và nắm vững các kỹ năng về Maketing để thu hút KHDN và mở rộng cho vay.

Kỹ năng tìm kiếm thơng tin: Các cán bộ quan hệ KHDN phải biết cách khai thác thơng tin một cách có hiệu quả nhất. Khơng chỉ dựa vào thông tin một chiều do KH cung cấp, cán bộ quan hệ KH cần phải chủ động tự tìm hiểu, xác minh những thơng tin mà KH cung cấp, đồng thời bằng nhiều nguồn khác nhau để tìm kiếm các thơng tin hữu ích về KHDN khi họ vay vốn. Ví dụ như tham khảo thông tin từ các cơ quan quản lý như cơ quan thuế, sở Kế hoạch đầu tư, phịng tài chính – kế hoạch của thị xã, bạn bè, đối tác của các doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp…

Kỹ năng đàm phán KH: cán bộ quan hệ KH cần biết cách đàm phán, thương lượng với KH trong việc ký kết hợp đồng tín dụng cũng như việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi cho chi nhánh. Việc đàm phán với khách hàng là khâu quan trọng nhất trong việc hồn thiện các điều kiện cho vay, chính sách giá, phí, tài sản bảo đảm… nên địi hỏi kỹ năng tốt từ mỗi cán bộ tín dụng từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động cho vay, sự gắn kết giữa khách hàng với chi nhánh.

Kỹ năng phân tích, tổng hợp: địi hỏi cán bộ tín dụng từ những thơng tin, số liệu thu thập được phải tổng hợp, phân tích, xử lý để phát hiện xem là những số liệu mà KH cung cấp có chính xác hay khơng, cũng như đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của DN, xét xem DN có đủ điều kiện và tư cách vay vốn hay không.

Kỹ năng suy diễn: Trên cơ sở những số liệu phân tích, cán bộ tín dụng có thể đưa ra những nhận định trong tương lai. Kỹ năng này giúp cho cán bộ tín

mà mình đang quản lý trong từng thời kỳ nhất định.

3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay

Kết quả phân tích cho thấy các sản phẩm cho vay của BIDV Sơn Tây cịn chưa có sự khác biệt so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Do đó việc đa dạng hóa, phát triển cho vay là rất cần thiết. Trước hết bộ phận phát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 96)