Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 113 - 115)

6. Kết cấu luận văn

3.4. Một số kiến nghị

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Hiện nay để tiếp tục đẩy mạnh việc cho vay đối với các doanh nghiệp thì Ngân hàng Nhà nước cần:

- Một là, Ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật và các văn bản khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong thời gian ngắn. Từ đó giúp cho các NHTM có thể có một cơ sở pháp lý đúng đắn, cụ thế, ổn định, tránh sự sai sót, nhầm lẫn và có thể thúc

hoạt động cho vay của NHTM nói riêng.

- Hai là, cần đảm bảo việc cung cấp các thông tin về doanh nghiệp một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các NHTM. Nâng cao chất lượng của hệ thống thơng tin tín dụng của NHNN bằng việc phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác trong việc thu thập, xử lý thông tin của các doanh nghiệp như là: Bộ tài chính, cơ quan thuế, bộ kế hoạch đầu tư, chính quyền địa phương, các NHTM và kế cả các doanh nghiệp. Thơng qua đó, sẽ giúp cho các NHTM có thể thuận lợi trong việc tiếp cận những thông tin cần thiết về doanh nghiệp vay vốn và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác.

- Ba là, NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay đối với DN. Nó có thể đựợc thực hiện theo hình thức giám sát từ xa hay kiểm tra tại chỗ. Từ đó một mặt, nó tìm ra những bất cập trong hoạt động cho vay của NHTM. Mặt khác, nó cịn đưa ra những kiến nghị, giải pháp tháo gỡ, sửa chữa những sai sót cho NHTM để phần nào có thể nâng cao được chất lượng của hoạt động cho vay của các NHTM, ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Bốn là, NHNN cần đưa ra một quy chế cho vay và quy chế miễn giảm lãi suất riêng đối với các DN để từ đó các NHTM có căn cứ cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện cho vay đối với đối tượng khách hàng này.

- Năm là, NHNN cần sớm đưa quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN đi vào hoạt động. Hiện nay, mặc dù các quỹ này đã được thành lập nhưng nguồn vốn chủ yếu của nó theo quy định là do NHTM đóng góp. Chính vì vậy, nó rất khó được triển khai vì các NHTM chưa thực sự thấy được sự cần thiết của quỹ này, đồng thời các NHTM phải bỏ tiền ra để bảo lãnh cho chính những khoản cho vay của mình. NHNN cần có quy định cụ thể về mức bảo lãnh đối

một phần của quỹ dự trữ bắt buộc của NHTM để tạo nguồn quỹ này. Sau đó, NHNN cịn có thể có các kiến nghị với chính phủ về việc cho phép giữ lại một phần thuế thu nhập của các NHTM đế bổ sung cho quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 113 - 115)