Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 100 - 104)

6. Kết cấu luận văn

3.3.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Cần tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng theo các tiêu chí chun mơn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong môi trường đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô

dụng cán bộ cơng tác tín dụng khơng hợp lý của chi nhánh trong thời gian qua thực tế đã dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ trước yêu cầu mở rộng mạng lưới để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong các hoạt động của Ngân hàng thương mại có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và là nhân tố quyết định sự tồn tại, khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng. BIDV Sơn Tây cần tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Đào tạo cơ bản đối với cán bộ mới, bao gồm cán bộ mới được tuyển dụng, cán bộ từ nghiệp vụ khác chuyển sang. Nhiệm vụ của công tác đào tạo này là giúp cho đội ngũ cán bộ có những hiểu biết chung nhất về các dịch vụ, nghiệp vụ của Ngành ngân hàng.

+ Đào tạo chuyên sâu: Mỗi loại nghiệp vụ tín dụng có các tính chất, đặc trưng khác nhau vì vậy khi thực hiện đào tạo cần phải căn cứ vào nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng, từng nghiệp vụ để có hình thức đào tạo cho phù phợp.

+ Bồi dưỡng đào tạo kiến thức: Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi thuyết trình, hội thảo bàn về kĩ năng, nghiệp vụ chun mơn của người làm tín dụng.

Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho các công việc trực tiếp hàng ngày của cán bộ tín dụng, đào tạo nâng cao cho cán bộ chủ chốt đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.

Bố trí đủ và phân cơng cơng việc hợp lý cho cán bộ tín dụng, tránh tình trạng q tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng cơng việc, giúp cán bộ có đủ

hiệu quả.

Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả cơng việc mà cán bộ đó thực hiện. Nhờ vậy mới nâng cao được tính trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ liên quan.

Luân chuyển cán bộ tín dụng trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập khá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những KH khác nhau sẽ có khả năng xử lý cơng việc nhanh chóng.

BIDV định kỳ tổ chức các buổi hội thảo, các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để kịp thời trau dồi kiến thức nghiệp vụ, phổ biến, cập nhật những chính sách mới của Chính phủ, của NHNN và của BIDV tổng cũng như của riêng chi nhánh, liên tục cập nhật những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng và làm thay đổi quy trình của hoạt động cho vay của chi nhánh, hướng dẫn thực hiện những quy định mới... Thơng qua đó, cán bộ ngân hàng có cơ hội để có thể nắm bắt được những đổi mới trong quy trình nghiệp vụ, trau dồi trình độ nghiệp vụ, đảm bảo thực hiện tốt quy trình cấp tín dụng KHDN.

Để thực hiện cấp tín dụng cho KHDN đảm bảo an tồn vốn vay, cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ của chi nhánh cịn phải có kiến thức tốt ở nhiều lĩnh vực. Ví dụ như cán bộ thẩm định phải có kiến thức tốt về thị trường bất động sản để thẩm định tài sản đảm bảo, có kỹ năng phân tích tài chính và kiến thức cụ thể về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp xin vay... Do vậy, để đảm bảo công tác quản lý cho vay của BIDV đạt hiệu quả, cán cán bộ tín đụng phải ln có ý thức khơng ngừng bổ sung, nâng cao kiến thức của mình về nhiều lĩnh vực, kỹ năng như:

- Kỹ năng Marketing và phục vụ khách hàng: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng hiện nay thì việc tìm kiếm KH mới và thị trường mới

phải trực tiếp đi tiếp thị, tìm kiếm KH về cho chi nhánh của mình. Chính vì vậy đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng và nắm vững các kỹ năng về Maketing để thu hút KHDN và mở rộng cho vay.

Kỹ năng tìm kiếm thơng tin: Các cán bộ quan hệ KHDN phải biết cách khai thác thơng tin một cách có hiệu quả nhất. Khơng chỉ dựa vào thông tin một chiều do KH cung cấp, cán bộ quan hệ KH cần phải chủ động tự tìm hiểu, xác minh những thơng tin mà KH cung cấp, đồng thời bằng nhiều nguồn khác nhau để tìm kiếm các thơng tin hữu ích về KHDN khi họ vay vốn. Ví dụ như tham khảo thông tin từ các cơ quan quản lý như cơ quan thuế, sở Kế hoạch đầu tư, phịng tài chính – kế hoạch của thị xã, bạn bè, đối tác của các doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp…

Kỹ năng đàm phán KH: cán bộ quan hệ KH cần biết cách đàm phán, thương lượng với KH trong việc ký kết hợp đồng tín dụng cũng như việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi cho chi nhánh. Việc đàm phán với khách hàng là khâu quan trọng nhất trong việc hoàn thiện các điều kiện cho vay, chính sách giá, phí, tài sản bảo đảm… nên đòi hỏi kỹ năng tốt từ mỗi cán bộ tín dụng từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động cho vay, sự gắn kết giữa khách hàng với chi nhánh.

Kỹ năng phân tích, tổng hợp: địi hỏi cán bộ tín dụng từ những thơng tin, số liệu thu thập được phải tổng hợp, phân tích, xử lý để phát hiện xem là những số liệu mà KH cung cấp có chính xác hay khơng, cũng như đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của DN, xét xem DN có đủ điều kiện và tư cách vay vốn hay không.

Kỹ năng suy diễn: Trên cơ sở những số liệu phân tích, cán bộ tín dụng có thể đưa ra những nhận định trong tương lai. Kỹ năng này giúp cho cán bộ tín

mà mình đang quản lý trong từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 100 - 104)