Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 30 - 36)

1.2. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

1.2.2. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

Nguồn lực tài chính cho KH&CN

Năm 2021, NSNN dành cho KH&CN (chưa tính kinh phí dành cho quốc phòng - an ninh, chi dự phòng, chi đầu tư phát triển dành cho KH&CN ở địa phương) là 13.885 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,82% tổng chi NSNN. Trong đó, tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN năm 2021 là 10.838 tỷ đồng8 và tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2021 đã bố trí cho ngành KH&CN năm 2021 là 3.047 tỷ đồng9.

Bên cạnh hoạt động tài trợ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục quan tâm trích lập Quỹ phát triển KH&CN, tạo nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc huy động kinh phí ngồi NSNN để triển khai hoạt động KH&CN tiếp tục được quan tâm thực hiện, tỷ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

8 Kinh phí sự nghiệp KH&CN trung ương là 7.732 tỷ đồng, chiếm 71,34% thấp hơn so với năm 2020 là 1.888 tỷ đồng; kinh phí sự nghiệp KH&CN địa phương là 3.106 tỷ đồng, chiếm 28,66% thấp hơn so với năm 2020 là 74 tỷ đồng.

Tổ chức và nhân lực KH&CN

Về tổ chức KH&CN: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương

lập Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN cơng lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 205010; phối hợp xây dựng Phương án quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và của các bộ, ngành; tập trung nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế tự chủ đặc thù của tổ chức KH&CN trong giai đoạn tới11. Các tổ chức KH&CN công lập được phê duyệt phương án tự chủ12 đang tiếp tục được rà soát, sắp xếp lại nhằm giảm mạnh đầu mối; triển khai hiệu quả các quy định về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực KH&CN13,...

Về nhân lực KH&CN: Đẩy mạnh xây dựng cơ chế, chính sách phát

triển nhân lực KH&CN14; hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng đối với viên chức ngành KH&CN. Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng, hồn thiện danh mục và bản mơ tả trí việc làm cơng chức, viên chức chuyên ngành KH&CN trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức triển khai có hiệu quả các quy

10 Theo Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 26/02/2021.

11 Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, để xuất xây dựng cơ chế tự chủ tài chính cho tổ chức KH&CN cơng lập, thay thế Nghị định số 54/2016/NĐ-CP. 12 406 tổ chức KH&CN cơng lập, trong đó tự đảm bảo chi thường xun và đầu tư: 24 tổ chức; tự đảm bảo chi thường xuyên: 72 tổ chức; tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: 250 tổ chức (theo số liệu thống kê đến tháng 6/2020).

13

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN; quản lý hoạt động ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an tồn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhiệm vụ KH&CN; quản lý hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ; cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; phát triển thị trường KH&CN; giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Quản lý hoạt động thông tin, thống kê KH&CN; về sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng,… 14

Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030; xây dựng Thơng tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành KH&CN.

định15 về sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN và thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án đào tạo và bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng NSNN16.

Phát triển các Khu công nghệ cao

Hành lang pháp lý cho hoạt động và thu hút đầu tư vào các khu công nghệ cao tiếp tục được hoàn thiện17. Trong thời gian qua, các khu CNC về cơ bản đã được quan tâm tăng cường đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư18. Đến thời điểm hiện tại, 3 khu CNC quốc gia đã thu hút được 286 dự án đầu tư cịn hiệu lực trong đó khoảng 1/4 là các dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 13 tỷ USD19. Các khu CNC quốc gia đã thu hút thành cơng nhiều tập đồn lớn,

15 Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2014/NĐ-CP và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP.

16 Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và sau tiến sỹ, trong đó, đặc biệt chú trọng triển khai nội dung cử các nhóm đi bồi dưỡng, triển khai nhiệm vụ nghiên cứu ở nước ngoài, lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đang thực hiện; xây dựng mạng lưới các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở nước ngồi…

17

Đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 99/2003/NĐ-CP về Quy chế Khu công nghệ cao.

18

Về phát triển hạ tầng kỹ thuật:

+ Dự án phát triển hạ tầng chính Khu CNC Hịa Lạc sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản đến nay cơ bản đã hoàn thành, đang hồn thiện các cơng tác nghiệm thu; Ban Quản lý đang rà soát, lập phương án đề xuất đối với phần hạ tầng còn lại đặc biệt đối với Khu chức năng công nghiệp CNC 2.

+ Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản đã xây dựng hoàn chỉnh cơ bản kết cấu hạ tầng và khép kín về đường giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, viễn thông - Internet và một số cơng trình hạ tầng khác đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, phục vụ sản xuất sản phẩm CNC và hoạt động chung của khu CNC.

+ Khu CNC Đà Nẵng cơ bản hồn thành thi cơng các hạng mục giai đoạn I và giai đoạn II; đang triển khai các hạng mục đầu tư giai đoạn III. Đã hoàn thành xây dựng cụm tịa nhà hành chính điều hành khu khang trang.

19 Về thu hút đầu tư:

+ Khu CNC Hòa Lạc: 98 dự án, tổng vốn 96.125 tỷ đồng (hơn 4 tỷ USD); + Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh: 164 dự án, tổng vốn 8,4 tỷ USD;

uy tín trên thế giới và trong nước tới đầu tư dự án vào/trong khu CNC như: Intel, Samsung, Nidec, Hanwha, Jabil, Datalogics, Sonion, Viettel, FPT, VNPT, Vingroup…

Về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khu CNC: Tổng giá trị sản xuất năm 2019 đạt gần 20 tỷ USD. Năm 2020 mặc dù có ảnh hưởng Covid-19 nhưng giá trị sản xuất vẫn đạt được hơn 21 tỷ USD cả năm20

.

Trong những năm qua, các khu CNC cũng đã rất quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ, tạo dựng môi trường thuận lợi cho các hoạt động NC&PT, đào tạo nhân lực CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC và khởi nghiệp. Đồng thời, các khu CNC ln khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu tăng cường triển khai các hoạt động NC&PT, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập trung tâm NC&PT. Mơ hình đầu tư cho NC&PT, thúc đẩy nghiên cứu, thương mại hóa sản phẩm NC&PT chủ yếu trơng cậy vào nguồn ngân sách nhà nước đang dần thay thế bởi mơ hình mới tại khu CNC, đặc biệt là Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó kinh phí đầu tư cho NC&PT và thương mại hóa sản phẩm mới chủ yếu từ doanh nghiệp. Hiện nay, số người lao động và học tập trong 03 khu CNC quốc gia là trên 70 nghìn người.

Bên cạnh mơ hình khu CNC nêu trên, Việt Nam đã và đang phát triển mơ hình khu nơng nghiệp ứng dụng CNC (quy định tại Điều 32 Luật CNC, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; gồm: Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Hậu Giang, Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Phú Yên, Khu nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm Bạc Liêu, Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Thái Nguyên, Khu lâm nghiệp ứng dụng CNC vùng Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, nhiều địa

+ Khu CNC Đà Nẵng: 24 dự án, tổng vốn khoảng hơn 800 triệu USD.

20 Ước tính giá trị sản xuất 06 tháng đầu năm 2021 của Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh đạt 11,237 tỷ USD, tăng 50,8% so với cùng kỳ và đạt 44,9% so với kế hoạch đề ra; giá trị xuất khẩu đạt 10,459 tỷ USD, tăng 50,6% và giá trị nhập khẩu đạt 9,274 tỷ USD, tăng 55,1% so với cùng kỳ. Lũy kế đến nay, ước tính giá trị sản xuất sản phẩm của khu CNC đạt 96,655 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 90,879 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 82,060 tỷ USD.

phương trong cả nước cũng đã tự đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng CNC, thành lập vùng nông nghiệp ứng dụng CNC), mơ hình khu cơng nghệ thơng tin tập trung (quy định tại Luật Công nghệ thông tin và Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về khu công nghệ thông tin tập trung. Đến nay, cả nước có 8 khu CNTT tập trung đang hoạt động (6 khu độc lập và 2 khu trong chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung), gồm: Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm cơng nghệ phần mềm TP. Hồ Chí Minh (SSP), Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (VNU- ITP), các tịa nhà E-Town (Cơng ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh - REE), Công viên phần mềm Đà Nẵng, Trung tâm giao dịch CNTT Hà Nội và Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ…).

Các cơ sở ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC hiện nay đang gắn liền với các Khu CNC quốc gia. Trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất, các cơ sở ươm tạo tại Khu CNC Hịa Lạc và Khu CNC TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ hiệu quả các dự án ươm tạo (kể cả giai đoạn hậu ươm tạo) với một số nội dung hỗ trợ chính như: Hỗ trợ cơ sở vật chất hiện có như phịng làm việc, phịng họp, khu khơng gian làm việc chung, khu vực trưng bày, khu không gian ĐMST,…; Hỗ trợ hoạt động tư vấn về sở hữu trí tuệ, phát triển sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, thương mại hóa sản phẩm, phát triển thị trường, marketing, truyền thông, thu hút đầu tư,…; Hỗ trợ các hoạt động huấn luyện chung cho các dự án cung cấp thông tin trong các nội dung: Xây dựng đội ngũ và quản trị doanh nghiệp, xây dựng mơ hình kinh doanh, cách thức triển khai hoạt động truyền thông, marketing sản phẩm ra thị trường,…; Hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm; Giới thiệu, quảng bá sản phẩm; Kết nối triển khai thí điểm dự án tiềm năng, thu hút đầu tư.

Hoạt động khởi nghiệp tại các vườn ươm trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cả về số lượng các dự án khởi nghiệp cũng như chất lượng của các dự án. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ và các dịch vụ ươm tạo cũng được triển khai bài bản, đa dạng các nội dung, qua đó thực sự giúp cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực CNC có thể vượt qua những khó khăn ban đầu, từ đó có thể phát triển mạnh mẽ.

Hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, thống kê KH&CN

Cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia đang được hồn thiện và phát triển. CSDL cơng bố khoa học của Việt Nam đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tra cứu thông tin, kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu21. CSDL về tổ chức KH&CN và cán bộ KH&CN liên tục được cập nhật22.

Chất lượng của hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KHCN và ĐMST tiếp tục được nâng lên và có sự đổi mới, góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp phát triển KHCN và ĐMST của ngành KH&CN. Triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ NC&PT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” 23

làm cơ sở để tập trung xây dựng và phát triển các nguồn tin KH&CN trong nước, tạo thành hệ tri thức cốt lõi của nền KH&CN Việt Nam. CSDL về công nghệ, chuyên gia công nghệ, các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN được cập nhật phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Phần mềm Điều tra thống kê KHCN và ĐMST trực tuyến đang được triển khai xây dựng để sớm đưa vào thí điểm thực hiện.

Hệ thống Mạng thông tin KH&CN kết nối các bộ, ngành địa phương, các cổng thông tin KH&CN24 hoạt động ổn định, an toàn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thông tin cho người dùng tin. Các hoạt động thông tin chuyển giao công nghệ; hoạt động Techmart online thường xuyên được

21 CSDL có 313.255 biểu ghi tồn văn cơng bố KH&CN đăng trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước. Trong đó: Khoa học tự nhiên là 27.848 cơng bố; Khoa học kỹ thuật và công nghệ là 58.843 công bố; Khoa học y, dược là 35.841 công bố; Khoa học nông nghiệp là 38.347 công bố; Khoa học xã hội là 144.556 công bố; Khoa học nhân văn là 20.735 công bố).

22 CSDL tổ chức KH&CN hiện có 1.505 tổ chức NC&PT, 173 tổ chức dịch vụ KH&CN và 430 tổ chức giáo dục đại học.

23

Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ. 24

Đã có 320.306 lượt người truy cập Cổng thơng tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (tại địa chỉ startup.gov.vn) với dung lượng khai thác và chia sẻ là 215.808 Mb; đã có 1.615.578 lượt người truy cập Cổng thơng tin “vista.gov.vn” với dung lượng khai thác và chia sẻ là 1.883.484 Mb.

bổ sung, cập nhật trên cổng thông tin điện tử Techmartvietnam.vn25. CSDL quốc gia về sở hữu cơng nghiệp đã hồn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trong khuôn khổ Dự án WIPO IPAS (Triển khai các phần mềm WIPO cho đối tượng kiểu dáng công nghiệp và Triển khai các phần mềm WIPO cho đối tượng sáng chế/giải pháp hữu ích).

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)