Chiến lược phát triển một số lĩnh vực khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 57)

2.3.1. Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trí tuệ nhân tạo

Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 127/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 01 năm 2021. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm ĐMST, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Quan điểm của Chiến lược coi TTNT là một lĩnh vực cơng nghệ nền tảng của CMCN 4.0, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.

Chiến lược đề ra mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT, đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0. Đến năm 2025 là đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam, Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT; Việt Nam trở thành trung tâm ĐMST, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT, góp phần

xây dựng xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.

Mục tiêu đến năm 2030 đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam. Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT. Việt Nam là trung tâm ĐMST, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh, góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững; Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.

Định hướng triển khai Chiến lược là: Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến TTNT; Xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính tốn cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT; Phát triển hệ sinh thái TTNT; Thúc đẩy ứng dụng TTNT; Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TTNT.

2.3.2. Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030 vũ trụ đến năm 2030

Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2021.

Mục tiêu chung của Chiến lược là nhằm ứng dụng rộng rãi thành tựu của KH&CN vũ trụ; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực có liên quan đến quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, giám sát và hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, cung cấp đa dạng dịch

vụ cho người dân; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, góp phần bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ, thúc đẩy phát triển mọi mặt KT-XH và bảo đảm các lợi ích quốc gia khác.

Chiến lược đặt mục tiêu phấn đấu làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp các cảm biến quang học, radar cho vệ tinh quan sát Trái Đất; lắp ráp, tích hợp, kiểm tra ở trong nước vệ tinh nhỏ có độ phân giải cao, siêu cao; làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị đầu cuối, trạm mặt đất điều khiển và thu nhận dữ liệu vệ tinh, các bộ phát đáp cho vệ tinh viễn thơng; hình thành năng lực định vị dẫn đường của Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống định vị dẫn đường sử dụng vệ tinh tồn cầu hiện có.

Về ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ, mục tiêu đặt ra là chủ động, kịp thời giám sát, hỗ trợ ra quyết định ứng phó với các hoạt động, biến đổi của thiên nhiên, các biến động xã hội trên diện rộng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; cung cấp đa dạng các dịch vụ viễn thông, định vị, dẫn đường, cảnh báo dựa trên dữ liệu vệ tinh cho người dân.

Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ vũ trụ, Chiến lược phấn đấu đào tạo được đội ngũ khoảng 300 chuyên gia, 3.000 kỹ sư triển khai trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ; đầu tư nâng cấp khoảng 10 phịng thí nghiệm chun sâu; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh về khoa học vũ trụ, công nghệ vũ trụ, ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ…

Chiến lược cũng hướng tới nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tiềm năng phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp theo hướng ĐMST trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ; triển khai các hình thức truyền thơng phục vụ nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về nội hàm, tiềm năng của khoa học và công nghệ vũ trụ đối với phát triển KT-XH, bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh quốc gia.

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ

3.1. Chương trình khoa học và cơng nghệ cấp quốc gia

3.1.1. Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030

Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021.

Mục tiêu của Chương trình nhằm nghiên cứu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phịng an ninh, bảo vệ mơi trường, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; hình thành, phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này.

Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình gồm: Hồn thiện thể chế; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ, quyền sở hữu trí tuệ sử dụng kết quả nghiên cứu, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ; hỗ trợ và tạo điều kiện cho ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ cao; nâng cao nhận thức xã hội về vai trị và tác động của cơng nghệ cao.

Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2030 bao gồm 3 chương trình thành phần: (1) Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, phát triển cơng nghệ cao, phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao; (2) Chương trình phát triển một số ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao; và; (3) Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.

3.1.2. Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến năm 2030

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25/01/2021.

Mục tiêu của Chương trình là tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện bao gồm: hoàn thiện thể chế pháp lý, thúc đẩy hoạt động đổi mới cơng nghệ; xây dựng, triển khai lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia; nghiên cứu, ứng dụng làm chủ công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị và có tính cạnh tranh cao trên thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ; đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; tăng cường nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

3.1.3. Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030

Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2021.

Mục tiêu của Chương trình bao gồm: (1) Nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, phát triển các sản phẩm quốc gia nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm quốc gia tại thị trường trong nước và quốc tế. Đến năm 2030, hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia mới; và (2) Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh

tranh đối với các sản phẩm quốc gia đã được phê duyệt trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Chương trình đã đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chủ yếu, bao gồm: (1) Thực hiện lựa chọn sản phẩm quốc gia từ các sản phẩm trọng điểm, ưu tiên, chủ lực của các ngành, lĩnh vực đáp ứng được các yêu cầu nhất định, tập trung vào các ngành, lĩnh vực cụ thể. (2) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, phục vụ việc hình thành và phát triển các sản phẩm quốc gia; (3) Tư vấn, hỗ trợ xây dựng và phát triển các tổ chức, doanh nghiệp điển hình sản xuất sản phẩm quốc gia; (4) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm quốc gia; (5) Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực nghiên cứu, nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị doanh nghiệp đủ năng lực ứng dụng, làm chủ các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình; và (6) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển, sản xuất sản phẩm quốc gia trong việc nâng cấp, đầu tư mới một số trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động đo kiểm, thử nghiệm sản xuất theo quy định pháp luật.

3.1.4. Các chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp quốc gia quốc gia

Tổng kết các chƣơng trình giai đoạn 2016-2020

Trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống các chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia có 7 chương trình bao gồm 6 chương trình thuộc lĩnh vực khoa học cơng nghệ (chương trình KC) và 01 chương trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (chương trình KX.01/16-20). Sau 5 năm hoạt động, với sự nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan quản lý, đến nay 97% các nhiệm vụ KH&CN của các chương trình đã được đánh giá nghiệm thu. Các Ban chủ nhiệm chương trình đã tổng hợp, đánh giá việc thực hiện của các chương trình theo mục tiêu nội dung được phê duyệt.

Giai đoạn 2016-2020 là một trong những giai đoạn đặc biệt khó khăn cho việc triển khai các nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ có thời gian triển khai và kết thúc vào năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra, kéo theo đó việc triển khai các cơng tác quản lý nhiệm vụ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra và lan tới Việt Nam, việc triển khai các đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm gặp nhiều khó khăn. Năm 2020 là năm kết thúc thời gian thực hiện của trên 60% tổng số các nhiệm vụ của chương trình. Đối với những nhiệm vụ KH&CN thì đây cũng là thời gian để thử nghiệm, đánh giá hoàn thiện các sản phẩm, các mơ hình. Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn ra, các yêu cầu về phòng dịch về giãn cách xã hội (một số nơi là cách ly), đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của các nhiệm vụ. Có 78 nhiệm vụ (chiếm 50% tổng số nhiệm vụ kết thúc năm 2020) đã phải xin gia hạn thời gian thực hiện sang năm 2021, dẫn tới tiến độ chung của các chương trình cũng bị chậm so với dự kiến.

Trong bối cảnh chung bao gồm những thuận lợi và khó khăn, các chương trình thường xuyên nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc chỉ đạo, giải quyết nhanh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong việc tổ chức, vận hành hoạt động các chương trình. Các đơn vị quản lý quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý với tinh thần phục vụ. Các chương trình cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, đơn vị và đặc biệt là sự tham gia nhiệt huyết của các nhà khoa học. (Chi tiết nội dung Tổng kết các chương trình xem Phụ lục 4).

Các chƣơng trình KH&CN trọng điểm giai đoạn 2021-2025

Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức tái cơ cấu các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể : (1) Đã rà soát, xây dựng các khung chương trình và thuyết minh chương trình

trọng điểm cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ41; phê duyệt và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt một số Chương trình KH&CN đặc biệt cấp quốc gia42; (2)Tập trung nghiên cứu, sửa đổi 08 thông tư quản lý; phối hợp, đề xuất với Bộ Tài chính sửa đổi các Thơng tư quản lý tài chính đối với các Chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý Chương trình, nhiệm vụ KH&CN ở tất cả các cấp.

3.1.5. Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021-2025

Chương trình phát triển vật lý giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1187/QĐ-TTg ngày 4 tháng 8 năm 2020.

Chương trình đặt ra các mục tiêu bao gồm: (1) Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý, kết hợp đào tạo chất lượng cao với nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Gắn kết nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng; (2) Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên vật lý các trường đại học trong cả nước, thu hút và đào tạo các nhà vật lý trẻ tuổi tài năng; và (3) Nâng cao vị thế của lĩnh vực vật lý của Việt Nam trên thế giới, phấn đấu đến năm 2025 lĩnh vực vật lý nước ta được xếp vào nhóm 5 nước đứng đầu trong khu vực ASEAN theo xếp hạng của SCOPUS và tăng số cơng trình cơng bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (thuộc danh mục ISI/SCOPUS) bình qn đạt 30%/năm.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình được thiết kế dựa trên các quan điểm và định hướng sau: (1) Ưu tiên nghiên cứu một số chuyên

41Tổ chức xây dựng 26 khung chương trình và thuyết minh chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia do Bộ KH&CN quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

ngành vật lý hiện đại, làm nòng cốt cho phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ đa ngành, ứng dụng kết quả vào sản xuất và đời sống, gắn với một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 và các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý mà Việt Nam có thế mạnh; và (2) Ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng của ngành vật lý đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bao gồm cả nghiên cứu cơ bản

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)