Phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 112 - 114)

nổi bật là Azota. Sau 11 tháng ra mắt, Azota đã được xếp hạng thứ 1 trong thị trường công nghệ giáo dục và đứng thứ 22 website lớn nhất Việt Nam. Sunbot trở thành doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ giáo dục dẫn đầu trong lĩnh vực dạy tư duy STEAM, tư duy lập trình cho trẻ mầm non.

4.3. Phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp doanh nghiệp

4.3.1. Hoạt động phát triển công nghệ

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã tích cực trong cơng tác hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động phát triển công nghệ cho doanh nghiệp với tinh thần lấy doanh nghiệp làm trung tâm thông qua các nhiệm vụ thuộc chương trình khoa học và công nghệ quốc gia. Các nhiệm vụ tập trung nghiên cứu triển khai theo chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng là liên kết nhiệm vụ theo chuỗi giá trị, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ phục vụ cuộc CMCN 4.0. Các doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hàng trăm cơng nghệ, quy trình cơng nghệ được hấp thu và làm chủ, hàng chục bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được đăng ký bảo hộ, năng suất lao động trung bình tăng mạnh (trong đó một vài doanh nghiệp có năng suất lao động tăng gấp 5,4 lần) sau đổi mới công nghệ, sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài, doanh thu của các doanh nghiệp tăng hơn 2 lần (tổng doanh thu trước khi đổi mới công nghệ của các dự án là khoảng 6.477 tỷ đồng, sau khi đổi mới công nghệ từ 1 đến 3 năm tăng khoảng 14 nghìn tỷ đồng), lợi nhuận tăng khoảng 2,4 lần so với trước.

4.3.2. Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ

Thời gian qua, nhiều hợp đồng chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam thông qua mua bán máy móc, dây chuyền sản xuất như: thăm dò khai khác dầu khí, điện tử - viễn thông, sản xuất và lắp ráp ôtô,… được thực hiện đã tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng đáng kể năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hiện nay chưa có thống kê nào thể hiện hoặc tách được phần công nghệ gắn kèm với các máy móc, thiết bị, tuy nhiên số liệu về nhập máy móc, thiết bị cũng cho thấy phần nào việc nhập công nghệ kèm theo.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị giai đoạn 2016-2020 như sau:

Bảng 4.9. Chi nhập khẩu máy móc, thiết bị giai đoạn 2016-2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng chi nhập khẩu máy móc,

thiết bị (tỷ USD) 28,54 33,88 32,87 36,73 37,25

Tốc độ tăng % 18,7 -2,96 11,7 1,4

Giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị tăng trong giai đoạn 2016-2020, trung bình khoảng 7,22%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều, và giảm dần đến năm 2020 chỉ đạt 1,4% so với năm 2019, chiếm 14,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước. Thực tế này có thể dự đốn hoặc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bắt đầu từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng đến việc nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặc do nhu cầu nhập khẩu trong nước đã giảm so với giai đoạn trước.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu máy móc, thiết bị sang các thị trường trong tháng 12/2020 đạt 3,15 tỷ USD, tăng 9,9% so với tháng 11/2020; tính chung cả năm 2020 xuất khẩu đạt 27,19 tỷ USD, tăng 48,6% so với năm 2019.

Năm 2021, mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid nhưng các hoạt động hợp tác quốc tế vẫn tiếp tục được quan tâm nhằm hỗ trợ nhận

chuyển giao công nghệ từ nước ngồi46. Thơng qua triển khai Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018, các bộ, ngành và địa phương khác đã tích cực và chủ động huy động để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tăng cường tiềm lực tham gia hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)