Trong giai đoạn 2011-2020, hầu hết các giải pháp chủ yếu đề ra trong Chiến lược được các bộ, ngành, địa phương quan tâm triển khai và đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp vào phát triển KT-XH, nâng cao năng lực KH&CN của đất nước.
- Về tập trung nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án khoa học và cơng nghệ quốc gia và nâng cao năng lực KH&CN quốc gia: đã triển khai thực hiện 2 nhóm chương trình, đề án KH&CN quốc gia phục vụ phát triển KT-XH và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và nhóm các chương trình, đề án phục vụ nâng cao năng lực KH&CN quốc gia. Các chương trình, đề án KH&CN quốc gia đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào phát triển KT-XH và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực KH&CN quốc gia.
- Về đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước cho KH&CN, huy động các nguồn lực xã hội cho KH&CN: NSNN cho KH&CN được điều chỉnh theo hướng tăng dần tỷ lệ phân bổ cho các nhiệm vụ NC&PT, giảm kinh phí chi thường xuyên, từng bước giải quyết những bất cập trong cơ cấu chi giữa ngân sách trung ương và địa phương, giữa đầu tư phát triển và sự nghiệp KH&CN, nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH.
Cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động KH&CN đặc biệt là nguồn đầu tư từ doanh nghiệp được chú trọng như ưu đãi thuế, tín dụng dành cho doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ; hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo; công nhận quyền tài sản đối với quyền sở hữu, sử dụng và các quyền khác phát sinh từ kết quả nghiên cứu KH&CN. Kết quả là đầu tư tài chính từ xã hội và doanh nghiệp cho KH&CN ngày càng gia tăng mạnh mẽ, tỷ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp được cải thiện theo hướng tích cực.
- Các chính sách về thu hút, ưu đãi, trọng dụng cán bộ KH&CN được xây dựng và thực hiện trên các mặt như ban hành các chính sách ưu đãi, trọng dụng cán bộ KH&CN của các bộ, ngành, địa phương; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động KH&CN của đội ngũ cán bộ KH&CN; chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam; triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước,…
- Về phát triển thị trường KH&CN gắn với thực thi quyền SHTT: Một số cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm KH&CN trong nước và nước ngoài được trao đổi, mua bán trên thị trường được ban hành như quy định công nhận quyền tài sản đối với quyền sở hữu, sử dụng và các quyền khác phát sinh từ kết quả nghiên cứu KH&CN, định giá cơng nghệ, tài sản trí tuệ… Kết quả là trong giai đoạn 2011-2020, đặc biệt là từ năm 2015 đến 2020, giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường, tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ gia tăng; các sự kiện kết nối cung cầu đã tạo ra sự dịch chuyển mạnh từ kinh phí đầu tư 100% ngân sách nhà nước ban đầu sang nguồn kinh phí tổ chức xã hội hóa.
- Hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN tiếp tục được triển khai tích cực, chủ động, hiệu quả, thực chất nhằm tranh thủ các đối tác quốc tế về tri thức, kinh nghiệm, thông tin khoa học, bí quyết cơng nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí và chú trọng triển khai các thỏa thuận hợp tác quốc tế đã ký nhằm hỗ trợ trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, tạo dựng môi trường nghiên cứu
thuận lợi, thu hút các nguồn lực nước ngoài cho nghiên cứu khoa học Việt Nam.
- Nhận thức của cán bộ, đảng viên cũng như người dân và doanh nghiệp về vai trò của KH&CN đối với phát triển KT-XH được nâng cao. Một số doanh nghiệp đã ưu tiên đầu tư, tiếp thu và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại vào sản xuất, đổi mới máy móc, thiết bị, cơng nghệ tạo bước tiến mới nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.