Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 36 - 40)

1.2. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

1.2.3. Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ

Ứng dụng và chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung triển khai hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp đổi mới công nghệ từ các nguồn trong nước và nước ngoài, đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tác động tích cực đến phát triển KT-XH. Thông qua các dự án khoa học và công nghệ các cấp, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung hỗ trợ phát triển các sản phẩm, ngành công nghiệp trọng điểm, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước chủ động nghiên cứu, làm chủ các công nghệ trên thế giới gắn liền với nhu cầu và thực tiễn trong nước để tạo ra các công nghệ và sản phẩm có chất lượng cao, những sản phẩm mới trong nước chưa có với giá cạnh tranh so với hàng nhập ngoại.

Theo kết quả đánh giá mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ (hợp tác với Tổ chức Phân tích dữ liệu của Chính phủ Úc - CSIRO), yếu tố công nghệ đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn 2015-2019. Việt Nam còn nhiều dư địa để thúc đẩy ĐMST trong doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả đánh giá chỉ ra tốc độ tăng đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam trung bình giai đoạn 2016-2020 là 51,7%, tăng 100,53% so với giai đoạn 2011-2015.

25 Số lượng công nghệ, thiết bị được cập nhật năm 2021 là 400 biểu ghi công nghệ, thiết bị (CN,TB) (bao gồm: 300 CN,TB chào bán; 100 CN,TB tìm mua); 450 tin tức thị trường CN,TB được cập thường xuyên lên trang Techmart online.

Kết quả cũng chỉ ra việc thay đổi năng lực công nghệ của doanh nghiệp bao gồm 4 nội hàm tương ứng với 4 năng lực của doanh nghiệp là ứng dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ và phát triển cơng nghệ. Các doanh nghiệp với trình độ, nguồn lực khác nhau sẽ áp dụng các mơ hình khác nhau trong ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và phát triển công nghệ. Đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, việc mua sắm và vận hành dây chuyền thiết bị, công nghệ đồng bộ nhằm ứng dụng cơng nghệ và sản xuất có thể có lợi thế lớn hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với sự tiến bộ và tích lũy cơng nghệ, các doanh nghiệp có thể nhận chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ để tiếp cận các công nghệ mới. Việc tiến hành NC&PT để làm chủ và phát triển công nghệ là hướng tới sự phát triển bền vững và ổn định của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp cải thiện năng lực đổi mới công nghệ trong quá trình phát triển là doanh nghiệp dần nâng cấp các hoạt động trong việc đổi mới và sáng tạo công nghệ. Doanh nghiệp Việt Nam đang trong quỹ đạo công nghệ, thực hiện tiếp thu cơng nghệ nước ngồi và tích lũy năng lực hấp thụ để phát triển đến giai đoạn cao hơn.

Nhờ những chính sách và hành động quyết liệt của Chính phủ cùng với hiệu ứng và sức lan tỏa của các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, tác động của khoa học và công nghệ ngày càng rõ nét trong đời sống KT-XH. Tiêu biểu là thơng qua Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới, ứng dụng công nghệ đã có những chuyển biến mạnh mẽ với tỷ lệ các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ tăng lên cả về lượng (tỷ lệ các doanh nghiệp đổi mới vào khoảng 14,61%, riêng đối với nhóm ngành cơ khí, chế tạo đạt 23%) và về chất (số lượng các doanh nghiệp Việt Nam có chi cho hoạt động NC&PT, hoặc nghiên cứu nội bộ, hoặc thuê hợp đồng nghiên cứu ngoài tăng lên với tổng mức đầu tư vào khoảng 1,6%). Số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu của các tập đoàn sản xuất đa quốc gia như Samsung, LG,… ngày càng tăng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều liên tục đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh, một số doanh nghiệp đã đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Điều này đã giúp cho năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước từng bước được cải thiện và nhận được đánh giá cao của Ngân hàng Thế giới khi so sánh với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn sắp tới, Bộ

Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tập trung vào hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tiềm lực công nghệ quốc gia.

Đánh giá trình độ, năng lực công nghệ và xây dựng bản đồ công nghệ

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê về khoa học và công nghệ làm căn cứ cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách và kế hoạch phát triển KT-XH. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 hiện nay, để khoa học và công nghệ trở thành động lực để phát triển KT-XH thì việc đánh giá xác định rõ hiện trạng trình độ, năng lực cơng nghệ có vai trị đặc biệt quan trọng. Kết quả đánh giá là cơ sở để các địa phương xây dựng xây dựng các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn các địa phương đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả đánh giá, các địa phương sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng lộ trình cơng nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của các ngành, lĩnh vực chủ lực và mũi nhọn của các địa phương sau khi được tổng hợp cũng là cơ sở hỗ trợ cho việc xây dựng và cập nhật các bản đồ công nghệ trong các ngành, lĩnh vực chủ lực và mũi nhọn của đất nước cũng như bản đồ công nghệ quốc gia. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để Bộ Khoa học và Cơng nghệ xây dựng và hồn thiện các chính sách hỗ trợ ứng dụng, phát triển và đổi mới công nghệ cho phù hợp với thực trạng phát triển công nghệ của các địa phương trong cả nước.

Tính đến hết năm 2020, trên cả nước đã có 32 địa phương lập kế hoạch và triển khai thực hiện hoạt động đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất đối với một số ngành, lĩnh vực chủ lực và mũi nhọn. Đây là cơ sở để các địa phương xây dựng và điều chỉnh các cơ chế, chính sách phát triển nâng cao tiềm lực KH&CN.

Kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của một số ngành, lĩnh vực của các bộ, ban, ngành cho thấy đối với các lĩnh vực, sản

phẩm thế mạnh (chế biến rau quả, thủy sản, thịt và sản phẩm từ gỗ...) hiện nay đang được các doanh nghiệp tập trung đầu tư và kết quả đã nâng cao sản lượng, chất lượng của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các kết quả đánh giá cũng cho thấy do khơng có sự hỗ trợ định hướng nên việc đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp thường thiếu kế hoạch và đồng bộ. Từ kết quả này cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng các bản đồ cơng nghệ, các lộ trình cơng nghệ để định hướng cho hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, thế mạnh.

Thơng qua Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ bắt đầu đưa vào triển khai xây dựng thành công hệ thống bản đồ công nghệ quốc gia cho các ngành, lĩnh vực quan trọng. Xây dựng bản đồ cơng nghệ ngành cơ khí chế tạo ơtơ và máy nông nghiệp, bản đồ công nghệ ngành công nghệ vi sinh đồng thời hướng dẫn việc xây dựng bản đồ cơng nghệ, lộ trình cơng nghệ và đổi mới công nghệ theo Quyết định số 3771/QĐ-BKHCN cho 9 đơn vị tham gia Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia, bao gồm: Cơng ty cổ phần tập đồn giống cây trồng Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trực thuộc Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Tế bào gốc - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Cục Năng lượng nguyên tử, Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Công ty TNHH MTV vaccine và Sinh phẩm số 1, Tập đồn Cơng nghệ CMC, xây dựng và hồn thiện bản đồ cơng nghệ, lộ trình cơng nghệ và đổi mới cơng nghệ trong 9 lĩnh vực: chọn tạo giống và sản xuất lúa gạo; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen; công nghệ tế bào gốc; sản xuất vaccine cho người; sản xuất vật liệu và linh kiện điện tử, bán dẫn; phát triển và ứng dụng

công nghệ IoT tại Việt Nam; ứng dụng công nghệ enzyme và protein; bản đồ công nghệ ngành nhựa kỹ thuật và ứng dụng công nghệ in 3D; bản đồ cơng nghệ ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực y tế và công nghiệp...

Ứng dụng bản đồ công nghệ trong triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nghiên cứu công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm của vùng, của địa

phương. Đây là cách làm mới, khoa học trong quản lý và tổ chức triển khai các nhiệm vụ KH&CN quốc gia. Từ kết quả bản đồ công nghệ ngành lúa, gạo đã xác định các khâu trong chuỗi sản xuất của ngành cần hỗ trợ nghiên cứu, đổi mới công nghệ như: sản xuất giống thích ứng với mặn, hạn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long); giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu (Cơng ty Giống cây trồng Thái Bình); sấy lúa tươi (Doanh nghiệp tư nhân Năm Nhã); quy trình canh tác và bảo quản lúa, xay, xát tăng chất lượng gạo, giảm thất thốt sau thu hoạch (Cơng ty CP Nơng nghiệp cao Trung Thạnh);...

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 36 - 40)