So sánh GII 2021của Việt Nam với khu vực và thế giới

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 95 - 97)

4.1. Chỉ số đổi mới sáng tạo

4.1.3. So sánh GII 2021của Việt Nam với khu vực và thế giới

GII cho thấy chỉ một số nền kinh tế, chủ yếu là thu nhập cao (Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh) luôn thống trị các thứ hạng cao. Tuy nhiên, một số nền kinh tế có thu nhập trung bình như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ấn Độ, Philippine, đang bắt kịp và thay đổi bức tranh ĐMST.

Hoạt động ĐMST của khu vực Đông Nam Á, Đông Á là năng động nhất trong thập kỷ qua, đang thu hẹp khoảng cách với Bắc Mỹ và châu Âu. Khu vực này 5 nền kinh tế dẫn đầu về đổi mới trên thế giới: Hàn Quốc (5), Singapore (8), Trung Quốc (12), Nhật Bản (13) và Hồng Kông, Trung Quốc (14). Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã tăng đều đặn trong bảng xếp hạng GII, khẳng định mình là nhà lãnh đạo ĐMST toàn cầu, đồng thời tiếp cận top 10, nhờ chiến lược phát triển đất nước dựa trên ĐMST. Hàn Quốc đã tăng bậc đáng kể về kết quả ĐMST và đặc biệt về các chỉ số nhãn hiệu, giá trị thương hiệu toàn cầu, và xuất khẩu dịch vụ văn hóa và sáng tạo.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng vị trí thứ 4, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong GII 2021 khu vực ASEAN, Thái Lan và Campuchia đều tăng 1 bậc, trong khi Việt Nam, Philippine (51), Indonesia (87) và Malaysia (36) giảm bậc. Singapore (8) vẫn giữ nguyên thứ hạng trong 3 năm liên tiếp. Thái Lan và Việt Nam đứng trong top 30 thế giới về trụ cột “Trình độ phát triển của thị trường”. Thái Lan dẫn

đầu về chỉ số NC&PT được tài trợ bởi doanh nghiệp và Việt Nam và Philippine là những nước dẫn đầu về chỉ số Xuất khẩu công nghệ cao.

Bảng 4.4. Thứ hạng GII 2021 của một số nước ASEAN

Singapore Malaysia Việt Nam Thái Lan Philippine Indonesia

Thu nhập nh quân đầu người (USD, PPP)

95.603 27.284 10.755 18.073 8.574 12.345

Singapore Malaysia Việt Nam Thái Lan Philippine Indonesia Nhóm chỉ số đầu vào của ĐMST 1 36 60 47 72 87 1. Thể chế 1 41 83 64 90 107 2. Nguồn nhân lực và nghiên cứu 9 39 79 63 80 91 3. Cơ sở hạ tầng 15 51 79 61 86 68 4. Trình độ phát triển thị trường 5 30 22 27 86 57 5. Trình độ phát

triển kinh doanh 3 39 47 36 33 110

Nhóm chỉ số đầu ra của ĐMST 13 34 38 46 40 84 6. Đầu ra công nghệ và tri thức 13 31 41 40 24 74 7. Đầu ra sáng tạo 17 37 42 55 65 91 GII 2021 8 36 44 43 51 87

Nguồn: GII 2021, WIPO.

Mặc dù vị trí của Việt Nam thứ 4 trong khu vực, nhưng khoảng cách so với nước đứng trên là Malaysia là khá lớn và rất lớn so với Singapore. Trong khi Thái Lan có thứ hạng cao khá ổn định và Philippine luôn tăng bậc theo thời gian. Việc duy trì thứ hạng cao và phấn đấu tăng bậc để vượt Thái Lan và rút ngắn khoảng cách với Malaysia đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện hơn nữa Nhóm chỉ số đầu vào với các trụ cột cịn có thứ bậc xếp hạng kém (từ 79-83) (1. Thể chế; 2. Nguồn nhân lực và nghiên

cứu; 3. Cơ sở hạ tầng). Bên cạnh đó phải duy trì và cải thiện hơn nữa

Bảng 4.5. So sánh thứ hạng GII của các nước ASEAN được xếp hạng STT Các nước ASEAN được xếp hạng 2016 2017 2018 2019 2020 2021 1 Singapore 6 7 5 8 8 8 2 Malaysia 35 37 35 35 33 36 3 Thái Lan 52 51 44 43 44 43 4 Việt Nam 59 47 45 42 42 44 5 Philippine 74 73 73 54 50 51 6 Indonesia 88 87 85 85 85 87 7 Campuchia 95 101 98 98 110 109

Nguồn: GII 2014-2021, WIPO.

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)