1.2. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
1.2.6. Hoạt động an toàn bức xạ và hạt nhân, ứng dụng
lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Bộ Khoa học và Công nghệ đang tổ chức lập Quy hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
205034. Mục tiêu lập quy hoạch nhằm tiếp tục hồn thiện cơng cụ quản lý nhà nước, khắc phục những thiếu sót, bất cập và hạn chế trong hoạt động quy hoạch thời kỳ trước; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong từng ngành, lĩnh vực; Đề ra định hướng và phương án phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, chú
trọng hiệu quả hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng để xây dựng Quy hoạch phát triển ứng dụng NLNT cho giai đoạn tới.
Bộ Khoa học và Cơng nghệ với vai trị là cơ quan đầu mối triển khai các dự án hợp tác kỹ thuật với IAEA đã thực hiện hiệu quả các dự án trong giai đoạn 2020-2021, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thiết kế dự án cho giai đoạn 2022-2023 về các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn và an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp và môi trường.
Đẩy mạnh công tác triển khai ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển KT-XH như sản xuất và cung cấp đồng vị phóng xạ, dịch vụ phân tích mẫu, dịch vụ đo liều cá nhân và kiểm chuẩn thiết bị, quan trắc và đánh giá tác động môi trường, sản xuất và cung cấp các chế phẩm phục vụ nông nghiệp, chứng nhận sản phẩm, VietGAP,... Trong năm 2021, mặc dù tác động của đại dịch Covid-19 không nhỏ song các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển KT-XH vẫn được duy trì và đạt những kết quả đáng ghi nhận. Trong lĩnh vực y tế, tính đến nay cả nước có 41 cơ sở y học hạt nhân với 59 thiết bị xạ hình (đạt tỷ lệ khoảng 0,65 thiết bị/1 triệu dân), 44 cơ sở xạ trị với 99 thiết bị xạ trị và xạ phẫu (đạt tỷ lệ khoảng 01 thiết bị xạ trị/1 triệu dân). Nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị ở các lĩnh vực y học hạt nhân, xạ trị, điện quang,… đã đạt trình độ quốc tế.
34 Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 22/01/2021; Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được vận hành an toàn và khai thác hiệu quả với thời gian hoạt động 3.845 giờ (44 đợt vận hành). Cơng tác an tồn bức xạ được đảm bảo, công tác duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các hệ cơng nghệ lị phản ứng được thực hiện định kỳ theo kế hoạch. Chương trình đảm bảo chất lượng trong vận hành và khai thác lị phản ứng ln được duy trì và hồn thiện. Viện Nghiên cứu hạt nhân đã điều chế thành công một số loại dược chất phóng xạ phục vụ trong y tế như Y-90, 18F-Sodium Fluoride và 32P-Chromic Phosphate. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, khi nguồn cung từ quốc tế bị gián đoạn do giãn cách xã hội, Viện đã cung cấp kịp thời thuốc xạ trị cho các cơ sở y tế, thể hiện năng lực KH&CN nội sinh. Đồng thời, trong thời điểm nhiều tỉnh thành trong cả nước phải áp dụng chế độ giãn cách kéo dài, bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú không thể đến bệnh viện để điều trị, nhu cầu thuốc phóng xạ sụt giảm mạnh, Viện Nghiên cứu hạt nhân vẫn duy trì việc sản xuất và cung cấp thuốc phóng xạ để đáp ứng nhu cầu của một lượng nhỏ bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện.
Trong lĩnh vực công nghiệp, hàng trăm cơ sở sản xuất trong các ngành dầu khí, hóa chất, sắt thép, ximăng, bao bì, bia rượu, nước giải khát hiện đang sử dụng trên 1.000 thiết bị NCS trong nhiều quy trình sản xuất với các chủng loại thiết bị phân tích trực tuyến hiện đại. Về chiếu xạ công nghiệp, trên cả nước đã hình thành mạng lưới các đơn vị cung cấp dịch vụ chiếu xạ công nghiệp trải dài từ Bắc vào Nam với 9 cơ sở chiếu xạ công nghiệp thuộc 7 đơn vị với tổng số 12 thiết bị chiếu xạ. Trong năm 2021, hoạt động chiếu xạ công nghiệp phục vụ xuất khẩu trái cây và thủy hải sản sang các thị trường đòi hỏi cao như Hoa Kỳ, EU, Úc… vẫn tiếp tục được triển khai.
Hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ mơi trường quốc gia tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện nhằm phát hiện kịp thời mọi diễn biến bất thường về bức xạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hỗ trợ chủ động ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân và cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ mơi trường quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và an toàn hạt nhân. Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ mơi trường quốc gia gồm có: 1 Trung tâm điều hành đặt tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân; 4 Trạm vùng đặt tại Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng và Đà Lạt; 17 trạm địa phương và Hệ thống trinh sát phóng xạ quân đội.
Về cấp phép hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức thẩm định, cấp, gia hạn, sửa đổi: 1.099 giấy phép các loại; 541 chứng chỉ nhân viên bức xạ và chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, 52 giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Thẩm định và phê duyệt 69 kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở, 2 kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh.