Hoạt động sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 43 - 44)

1.2. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

1.2.5. Hoạt động sở hữu trí tuệ

Năm 2021, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tiếp tục được triển khai xây dựng, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật và trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến. Bộ Khoa học và Cơng nghệ tiếp tục triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ32, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 203033; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp hỗ trợ việc đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở nước ngoài, nhất là đối với những hàng hóa tại thị trường

29 Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Cao Bằng, Gia Lai, Bắc Giang, Yên Bái, Bạc Liêu.

30

Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May; Trường Đại học Bách khoa, Đại học Huế, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

31

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đồn Viễn thơng Quân đội (VIETTEL), Tập đồn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), Tập đồn Than Khống sản Việt Nam (VINACOMIN); Các doanh nghiệp: Công ty TNHH Dệt Phú Thọ, Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh, Công ty TNHH Công nghệ Cosmos, Công ty CP XNK và SX Nội thất HPL, Công ty Cổ phần Bê tông HAMACO.

32 Tổ chức họp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) để thảo luận Kế hoạch hợp tác triển khai Chiến lược; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ được giao trong Chiến lược.

33 Đã tiếp nhận được 110 đề xuất nhiệm vụ của 73 đơn vị; tổ chức họp 18 Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ; phê duyệt danh mục đặt hàng 33 nhiệm vụ thuộc Chương trình bắt đầu thực hiện từ năm 2022.

tiềm năng. Trong năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn, Thanh long Bình Thuận tại thị trường Nhật Bản, mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các nông sản khác của Việt Nam tại thị trường khó tính này.

Các thủ tục xác lập (đặc biệt là xác lập quyền đối với đơn sáng chế), khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được triển khai đồng bộ, hiệu quả, tạo mơi trường khuyến khích ĐMST, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành cơng cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Năm 2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, đã tiếp nhận 95.139 đơn các loại, trong đó: 67.581 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020); xử lý được 85.204 đơn các loại, trong đó có 60.605 đơn đăng ký xác lập quyền (giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020); cấp 35.284 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp (giảm 3% so với cùng kỳ năm 2020). Nguyên nhân công tác xử lý đơn trong năm 2021 bị giảm so với năm 2020 là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giãn cách xã hội dẫn đến làm việc luân phiên và tạm dừng tiếp nhận đơn.

Công tác quản lý hoạt động đại diện SHCN được triển khai thường xuyên, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Hiện tại, cả nước đã có 228 tổ chức đại diện SHCN đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, 371 cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN.

Hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt trong ngoại giao đa phương, Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động của các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, ASEAN. Hợp tác song phương được tích cực triển khai với các đối tác như WIPO, Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), các Cơ quan sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO), Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canađa...

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)