Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 40 - 43)

1.2. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

1.2.4. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Hệ thống TCVN và QCVN thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế (đến nay, đã công bố hơn 13.000 TCVN và hơn 800 QCVN (năm 2021 là 320 TCVN và 22 QCVN), tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt trên 60%), đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của nền kinh tế, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước; ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng ảnh hưởng đến mơi trường, sức khỏe, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm kịp thời. Mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng chuẩn mực quốc tế và được xã hội hóa.

Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, duy trì việc cung cấp miễn phí 16 TCVN về trang thiết bị y tế (3 TCVN về khẩu trang y tế, 7 TCVN về găng tay và quần áo bảo hộ, 6 TCVN về thiết bị hô hấp) và địa chỉ tải miễn phí các tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, ASTM, tiêu chuẩn châu Âu (EN) và một số tiêu chuẩn quốc gia khác như: Mỹ (ANSI), Úc (AS),… trong lĩnh vực trang thiết bị y tế để phục vụ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19.

Về đo lường, năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 24 lượt đơn vị; Chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 119 lượt đơn vị; Chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định

phương tiện đo nhóm 2 cho 144 lượt đơn vị; Chứng nhận, cấp thẻ lần đầu cho 336 kiểm định viên đo lường; phê duyệt 4.028 mẫu phương tiện đo nhập khẩu, sản xuất trong nước.

Đối với cơng tác quản lý chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa

Kiểm tra hàng hóa lưu thơng, sử dụng và trong sản xuất: kiểm tra khảo sát tại 321 cơ sở (trong đó kiểm tra 143 cơ sở; khảo sát và khảo sát online 178 cơ sở) có 1.166/2.038 mẫu khảo sát, kiểm tra chất lượng, nhãn hàng hóa điện điện tử, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, xăng dầu, thép cốt bêtơng,... có dấu hiệu vi phạm về chất lượng và nhãn hàng hóa; 26/181 mẫu gửi thử nghiệm không đạt về chất lượng và 48/181 mẫu hiện chưa có kết quả thử nghiệm. Tổng cục đã gửi kết quả khảo sát, kiểm tra cho các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương để kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có các mẫu khảo sát khơng đạt chất lượng và có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hóa nêu trên.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiếp nhận và kiểm tra 3.323 hồ sơ (tương đương 5.515 lô) xăng, dầu DO, LPG và dầu nhờn động cơ đốt trong, với tổng khối lượng là 7.106.202,884 tấn xăng, dầu, LPG và 43.291.893,051 lít dầu nhờn động cơ đốt trong. Việc thực hiện tiếp nhận đăng ký và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng, dầu, LPG, dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu được thực hiện gần 100% trên Hệ thống một cửa Quốc gia và chỉ một vài trường hợp nhận hồ sơ giấy do Hệ thống gặp sự cố.

Bộ Khoa học và Cơng nghệ tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt26

nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST. Thực

26

Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018); Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam (Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019); Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 (Quyết định 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020). Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021).

hiện tốt các hoạt động dịch vụ chuyên ngành phục vụ phát triển KT-XH. Triển khai có hiệu quả các chương TBT của Hiệp định FTA đã ký kết như Hiệp định TBT/WTO, Hiệp định CPTPP, EVFTA, FTA khác và thực thi nghĩa vụ minh bạch hóa theo Hiệp định TBT/WTO.

Ngày 11 tháng 01 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST giai đoạn 2021-2030 (Kế hoạch 36).

Kế hoạch 36 là nền tảng thể chế chính sách về năng suất dựa trên KH&CN và ĐMST và là tiền đề để một số địa phương, tập đoàn xây dựng kế hoạch năng suất. Kế hoạch tập trung vào 4 nội dung chính sau đây: (1) Thúc đẩy năng suất của các tập đồn và tổng cơng ty để tạo thành hạt nhân của phong trào năng suất quốc gia; (2) Thúc đẩy năng suất ở một số địa phương có tiềm năng với mục tiêu hình thành đội ngũ chuyên gia năng suất của chính địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của địa phương; đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nhằm nâng cao khả năng kết nối của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp FDI trong chuỗi cung ứng tồn cầu; (3) Đưa các chương trình đào tạo năng suất (chính thức và bồi dưỡng ngắn hạn) vào các trường đại học, cao đẳng, nghề ở Trung ương, địa phương để các sinh viên được trang bị kiến thức năng suất, hệ thống quản lý nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động cho doanh nghiệp Việt Nam. (4) Chuẩn hóa các chương trình đào tạo hệ thống, cơng cụ cải tiến năng suất, công cụ chuyển đổi số và ĐMST để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất.

Triển khai Kế hoạch 36, ngày 23/02/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các công văn UBND các tỉnh/thành phố27 và ngày gửi các tập đồn, tổng cơng ty28; và Quyết định số 1851/QĐ-BKHCN ngày 12/7/2021 ban hành kế hoạch của Bộ KH&CN triển khai thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg. Ngoài ra, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất

27 Công văn số 332/BKHCN-TĐC. 28 Công văn số 333/BKHCN-TĐC.

lượng đã tổ chức hướng dẫn tại các tỉnh/thành phố29 và hợp tác với các trường đại học30, các tập đồn, tổng cơng ty31 để triển khai thực hiện Kế hoạch 36.

Kế hoạch 36 đã bắt đầu được triển khai nhằm đẩy mạnh việc nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực, thông qua việc ứng dụng các thành tựu mới của KHCN, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)