Trong giai đoạn 2011-2020, các định hướng nhiệm vụ phát triển KH&CN trong Chiến lược đã được các bộ, ngành, địa phương bám sát và tích cực triển khai.
- Hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN tiếp tục được đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ. Cụ thể là hệ thống tổ chức KH&CN quốc gia được tái cấu trúc và quy hoạch lại có trọng tâm, trọng điểm; cơ chế quản lý KH&CN đổi mới cơ bản phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhanh chóng nâng cao hiệu quả đầu tư và đóng góp của KH&CN cho các mục tiêu phát triển KT-XH.
- Tiềm lực KH&CN quốc gia được tăng cường. Các tổ chức KH&CN trọng điểm được tập trung đầu tư phát triển. Năng lực nghiên cứu cơ bản của các trường đại học trọng điểm quốc gia, các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng CNC, khu CNTT tập trung, cơ sở ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp KH&CN được nâng cao. Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển.
- Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ được cân đối để đầu tư phát triển dựa trên nguyên tắc tôn trọng đặc thù và phát huy được vai trò, tầm quan trọng của từng lĩnh vực, có tính đến sự kết hợp liên ngành và xuyên ngành để tạo nên hiệu ứng tổng hợp, đồng thời nâng cao tiềm lực và trình độ của cả nền KH&CN, đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển đất nước trong từng thời kỳ.
- Các hướng công nghệ ưu tiên (CNTT-TT, công nghệ sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy - tự động hóa, mơi trường) được tiếp tục đẩy mạnh phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, y tế, quốc phòng, an ninh, khoa học và môi trường; một số cơng nghệ đạt trình độ và tiêu chuẩn quốc tế.
- Hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong các ngành, lĩnh vực bám sát định hướng Chiến lược, thực hiện theo chuỗi giá trị các sản phẩm, lấy nhu cầu của doanh nghiệp làm trung tâm. KH&CN đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phịng, chống thiên tai, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.
- Các loại hình dịch vụ KH&CN được chú trọng phát triển. Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được phát triển theo hướng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước. Dịch vụ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thơng tin sở hữu cơng nghiệp có tiến bộ đáng kể; hệ thống các tổ chức dịch vụ đại diện SHCN của Việt Nam tăng nhiều cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động, phát triển nguồn tin, xử lý thông tin, quảng bá thông tin KH&CN được quan tâm phát triển, bảo đảm cung cấp, tổng hợp - phân tích thơng tin; số liệu thống kê KH&CN chất lượng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, sản xuất kinh doanh... Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN được đẩy mạnh.