Định hướng xây dựng chiến lược phát triển khoa học,

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 55 - 57)

công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030

2.2.1. Quan điểm

Trên cơ sở quan điểm và định hướng của Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030, nhằm đưa KHCN và ĐMST thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, chiến lược phát triển KHCN và ĐMST đến năm 2030 được tiến hành xây dựng dựa trên quan điểm sau:

(1) Phát triển KHCN và ĐMST là quốc sách hàng đầu, đóng vai trị đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các ngành, các lĩnh vực KT-XH, địa phương và doanh nghiệp; là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số quốc gia; góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

(2) Phát triển đồng bộ, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát triển hệ thống ĐMST quốc gia và các hệ thống ĐMST ngành, vùng, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học làm chủ thể nghiên cứu mạnh, Nhà nước thực hiện định hướng, điều phối, kiến tạo mơi trường thể chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống.

(3) Kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển năng lực nội sinh với tận dụng tối đa cơ hội, nguồn lực bên ngoài. Ưu tiên tiếp thu, hấp thụ, làm chủ và ứng dụng nhanh chóng thành tựu KH&CN tiên tiến của thế

giới, đặc biệt là chủ động, tích cực tiếp cận và khai thác triệt để những cơ hội và thành tựu của cuộc CMCN 4.0. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phục vụ thiết thực đem lại hiệu quả KT-XH, đồng thời chú trọng nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng để tiến tới sáng tạo, tự chủ và cạnh tranh về công nghệ ở những lĩnh vực then chốt mà Việt Nam có nhu cầu, tiềm năng và lợi thế.

2.2.2. Định hướng chiến lược

Chiến lược phát triển KHCN và ĐMST mới được xây dựng theo 4 định hướng chủ yếu, bao gồm:

i) Định hướng nhiệm vụ trọng tâm phát triển KHCN và ĐMST

- KHCN và ĐMST tập trung phục vụ phát triển KT-XH bền vững, bao trùm, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về KHCN và ĐMST. Tăng cường các cơng cụ và chính sách đột phá nhằm khuyến khích và thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới và ĐMST để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,…

- Phát triển tiềm lực KHCN và ĐMST;

- Thúc đẩy hoạt động KHCN và ĐMST trong doanh nghiệp và phát triển thị trường KH&CN.

ii) Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học

- Khoa học xã hội và nhân văn: Nghiên cứu các xu hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2030 và những thập niên tiếp theo; nghiên cứu nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; đổi mới quản lý nhà nước, quản trị quốc gia; các mơ hình phát triển kinh tế dựa vào KHCN và ĐMST, kinh tế số; các nghiên cứu về phát triển xã hội, văn hóa, dân tộc, tơn giáo ở Việt Nam…

- Khoa học tự nhiên và cơ bản: Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và nhu cầu vươn lên đạt trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế

như tốn học, vật lý, hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển.

iii) Định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ: Tập trung phát triển các công nghệ ưu tiên như: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ chế tạo - tự động hóa, cơng nghệ biển, cơng nghệ phịng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, cơng nghệ năng lượng, công nghệ môi trường, công nghệ vũ trụ, công nghệ xây dựng, giao thông và hạ tầng tiên tiến, thông minh.

iv) Định hướng hoạt động ĐMST: Bao gồm hoạt động ĐMST trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông; hoạt động ĐMST trong các ngành dịch vụ; hoạt động ĐMST trong các vùng địa lý…

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)