Hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 47 - 49)

1.2. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

1.2.7. Hợp tác quốc tế

Với mục tiêu không gián đoạn các hoạt động hợp tác quốc tế, ngay từ đầu năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo Kế hoạch trọng tâm năm 2021. Tập trung ưu tiên triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác trong khuôn khổ song phương và đa phương đã ký kết35; tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN và ĐMST với các đối tác chiến lược của Việt Nam36, hướng tới thiết lập mối quan hệ đối tác ưu tiên về ĐMST với Thụy Sỹ37

.

35 Triển khai kết quả được thống nhất tại Ủy ban liên Chính phủ Việt - Nga về kinh tế thương mại và khoa học - kỹ thuật; triển khai Biên bản ghi nhớ của Khóa họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp hợp tác KH&CN Việt Nam - Italy; tổ chức Khóa họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp hợp tác KH&CN Việt Nam - Hungary; Triển khai các cam kết tại Biên bản Khóa họp lần thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và CHLB Đức; trao đổi với phía Hoa Kỳ về kế hoạch và nội dung họp Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 11 trong năm 2022.

36

Tổ chức sự kiện Springer Publication Event và Hội thảo Hợp tác KH&CN Việt Nam - Italy. Sau sự kiện, Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Italy đã quyết định tăng kinh phí hỗ trợ cho nhiệm vụ hợp tác KH&CN giữa hai nước lên 230% trong giai đoạn 2021-2023; tổ chức các trình diễn trực tuyến về kết quả của Chương trình hợp tác đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Úc; lựa chọn các kết quả điển hình tham gia Triển lãm trực tuyến thành tựu KH&CN do Vn-Express tổ chức nhân kỷ niệm ngày KH&CN Việt Nam 18/5/2021.

37 Nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Thụy Sỹ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã có cuộc gặp bên lề với bà Quốc vụ khanh phụ

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước với các đối tác nước ngoài; tăng cường thu hút nguồn lực KH&CN từ nước ngồi thơng qua các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ38. Tích cực chủ động tham gia vào các chương trình, dự án trong các khn khổ hợp tác đa phương về phòng, chống dịch Covid-1939; huy động hiệu quả mạng lưới đại diện KH&CN tại các nước để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19; nghiên cứu kinh nghiệm về cách thức kiểm soát dịch bệnh, sản xuất vaccine,..

trách các vấn đề giáo dục, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Thụy Sỹ. Dự kiến trong năm 2022, hai bên sẽ cụ thể hóa các sáng kiến hợp tác tiến tới sớm ký kết hiệp định giữa hai Chính phủ.

38 Tổ chức các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, Hội đồng tư vấn tuyển chọn, Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư với Belarus, Hungary, Cộng hòa Séc, CHLB Đức, Italy, Cộng hòa Áo, Australia, Cuba, Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Mơng Cổ, nhiệm vụ thuộc Chương trình e- ASIA JRP, SEA-EU JFS,…; phối hợp với Văn phịng Chương trình KH&CN Quốc gia kiểm tra định kỳ, rà soát hồ sơ, tổ chức ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư theo quy định,...

39 Ủng hộ triển khai 2 dự án nghiên cứu của ASEAN về Hệ gen Covid-19 và Dự án nghiên cứu giám sát huyết thanh học chống Covid-19 trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam; đề xuất tạm thời miễn áp dụng một số quy định của Hiệp định TRIPS đối với vaccine Covid-19; tiếp tục ủng hộ (theo hình thức in-kind) để các Viện nghiên cứu, trường đại học của ta tham gia vào 04 dự án hợp tác nghiên cứu liên quan đến Covid-19 của Chương trình trong đợt kêu gọi đề xuất hợp tác nghiên cứu “Ứng phó với dịch bệnh Covid-19”;...

CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

2.1. Tổng kết Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020

Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-202040

được khởi đầu thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp hơn dự báo. Vào năm 2020, năm cuối của kỳ thực hiện Chiến lược, đã xảy ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các quốc gia, khu vực và có khả năng gây ra suy thoái kinh tế thế giới, qua đó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến đầu tư và phát triển KHCN và ĐMST của tất cả các nước. KH&CN thế giới phát triển nhanh, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số trở thành một trong những xu hướng phát triển chủ yếu của thời đại.

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 47 - 49)