Các chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 63 - 65)

trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Chương trình đã đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chủ yếu, bao gồm: (1) Thực hiện lựa chọn sản phẩm quốc gia từ các sản phẩm trọng điểm, ưu tiên, chủ lực của các ngành, lĩnh vực đáp ứng được các yêu cầu nhất định, tập trung vào các ngành, lĩnh vực cụ thể. (2) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, cơng nghệ tiên tiến, phục vụ việc hình thành và phát triển các sản phẩm quốc gia; (3) Tư vấn, hỗ trợ xây dựng và phát triển các tổ chức, doanh nghiệp điển hình sản xuất sản phẩm quốc gia; (4) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm quốc gia; (5) Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực nghiên cứu, nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị doanh nghiệp đủ năng lực ứng dụng, làm chủ các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình; và (6) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển, sản xuất sản phẩm quốc gia trong việc nâng cấp, đầu tư mới một số trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động đo kiểm, thử nghiệm sản xuất theo quy định pháp luật.

3.1.4. Các chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp quốc gia quốc gia

Tổng kết các chƣơng trình giai đoạn 2016-2020

Trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống các chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia có 7 chương trình bao gồm 6 chương trình thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ (chương trình KC) và 01 chương trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (chương trình KX.01/16-20). Sau 5 năm hoạt động, với sự nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan quản lý, đến nay 97% các nhiệm vụ KH&CN của các chương trình đã được đánh giá nghiệm thu. Các Ban chủ nhiệm chương trình đã tổng hợp, đánh giá việc thực hiện của các chương trình theo mục tiêu nội dung được phê duyệt.

Giai đoạn 2016-2020 là một trong những giai đoạn đặc biệt khó khăn cho việc triển khai các nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ có thời gian triển khai và kết thúc vào năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra, kéo theo đó việc triển khai các cơng tác quản lý nhiệm vụ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra và lan tới Việt Nam, việc triển khai các đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm gặp nhiều khó khăn. Năm 2020 là năm kết thúc thời gian thực hiện của trên 60% tổng số các nhiệm vụ của chương trình. Đối với những nhiệm vụ KH&CN thì đây cũng là thời gian để thử nghiệm, đánh giá hồn thiện các sản phẩm, các mơ hình. Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn ra, các yêu cầu về phòng dịch về giãn cách xã hội (một số nơi là cách ly), đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của các nhiệm vụ. Có 78 nhiệm vụ (chiếm 50% tổng số nhiệm vụ kết thúc năm 2020) đã phải xin gia hạn thời gian thực hiện sang năm 2021, dẫn tới tiến độ chung của các chương trình cũng bị chậm so với dự kiến.

Trong bối cảnh chung bao gồm những thuận lợi và khó khăn, các chương trình thường xuyên nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc chỉ đạo, giải quyết nhanh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong việc tổ chức, vận hành hoạt động các chương trình. Các đơn vị quản lý quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý với tinh thần phục vụ. Các chương trình cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, đơn vị và đặc biệt là sự tham gia nhiệt huyết của các nhà khoa học. (Chi tiết nội dung Tổng kết các chương trình xem Phụ lục 4).

Các chƣơng trình KH&CN trọng điểm giai đoạn 2021-2025

Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức tái cơ cấu các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể : (1) Đã rà soát, xây dựng các khung chương trình và thuyết minh chương trình

trọng điểm cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ41; phê duyệt và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt một số Chương trình KH&CN đặc biệt cấp quốc gia42; (2)Tập trung nghiên cứu, sửa đổi 08 thông tư quản lý; phối hợp, đề xuất với Bộ Tài chính sửa đổi các Thông tư quản lý tài chính đối với các Chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Chương trình, nhiệm vụ KH&CN ở tất cả các cấp.

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2021: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 63 - 65)