Nhiều cuộc điều tra doanh nghiệp cung cấp một vài số liệu chi tiết về việc sử dụng các hình thức chiến lƣợc giao dịch SHTT khác nhau, mặc dù không phải là bằng chứng so sánh quốc tế. Kết quả sơ bộ của Điều tra về đổi mới và NC&PT của doanh nghiệp Hoa Kỳ (BRDIS) cho thấy, trong năm 2009, vể tổng thể việc sử dụng mã nguồn mở và các nguồn miễn phí là hình thức giao dịch thơng dụng nhất liên quan đến SHTT (1,3% tổng số doanh nghiệp). Ở vị trí thứ hai, gần 1% số cơng ty cho biết có nhận đƣợc SHTT từ các bên không liên quan thông qua hỗ trợ hoặc các thỏa thuận "bí quyết", trong khi đó số cơng ty chuyển giao bí quyết cho đối tác bên ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ hơn chút ít. Các hình thức giao dịch khác, chẳng hạn nhƣ cấp phép chéo, hoạt động spin-off/out và hoạt động mua bán doanh nghiệp do SHTT là ít hơn nhiều, mặc dù nếu chỉ tính riêng trong nhóm các cơng ty thâm dụng NC&PT thì tỷ lệ có thể sẽ lớn hơn nhiều.
Tại Canada, các nguồn thông tin chi tiết về việc sử dụng bằng sáng chế cho thấy 0,7% tổng số công ty cấp quyền sử dụng (li-xăng) bằng sáng chế, trong khi các công ty "mua" quyền sử dụng bằng sáng chế chỉ ở mức 0,4%. Ngƣợc lại, việc có đƣợc các bằng sáng chế thơng qua sáp nhập và mua lại công ty có tỷ lệ cao hơn một chút là 0,5%. Điều cần lƣu ý là đây không phải thuộc diện độc quyền. 0,2% doanh nghiệp tham gia vào các thỏa thuận cấp phép chéo, trong khi chỉ có 0,1% báo cáo tiếp cận bằng sáng chế thơng qua các kho sáng chế.
Ngƣợc lại với các cuộc điều tra mẫu đại diện của toàn bộ số doanh nghiệp, các kho dữ liệu bằng sáng chế công cho phép truy thông tin về ngƣời sáng chế và quyền sở hữu bằng sáng chế, từ đó có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc điều tra riêng, trong đó lấy cặp ngƣời sáng chế-bằng sáng chế hay bằng sáng chế-chủ sở hữu là đơn vị phân tích chính. Ví dụ nhƣ các nghiên cứu PatVal/InnoS&T về các bằng sáng chế đăng ký tại Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) (InnoS&T, 2011). Kết quả từ cuộc điều tra của InnoS&T cho thấy những khác
142
biệt lớn về khả năng bằng sáng chế đƣợc giao dịch hoặc đƣợc sử dụng trong nội bộ công ty. Ở phần lớn các nƣớc, bằng sáng chế nói chung đƣợc cấp phép sử dụng nhiều hơn là đƣợc bán. Điều này có thể phản ánh nhu cầu giảm thiểu những vấn đề bất cân xứng thơng tin có ảnh hƣởng đến giá trị kinh tế của các tài sản vơ hình. Kết quả là việc sử dụng các bằng sáng chế thƣờng ở trong nội bộ công ty, mặc dù có một tỷ lệ lớn các bằng sáng chế không đƣợc sử dụng theo các cách trên, giá trị tiềm ẩn của chúng chỉ phát sinh từ sự lựa chọn sử dụng những kiến thức và các quyền liên quan (sử dụng nội bộ, cấp phép cho bên thứ ba hoặc trong kiện tụng) trong tƣơng lai.
Tỷ lệ các cơng ty có bằng sáng chế cấp phép sử dụng công nghệ của họ cho các công ty không phải chi nhánh đƣợc Zúđiga và Guellec (2008) ƣớc tính khoảng 13% ở châu Âu và 24% ở Nhật Bản, dựa trên điều tra mẫu 600 công ty châu Âu và 1.600 công ty Nhật Bản đăng ký sáng chế.
Hộp 3.6. Dữ liệu về "chuyển tên" bằng sáng chế và thị trường tri thức
Nhiều bài báo khoa học gần đây đã xem xét khả năng nhận diện thương mại bằng sáng chế bằng cách xác định những thay đổi trong hồ sơ quyền sở hữu bằng sáng chế. Dữ liệu quyền sở hữu bằng sáng chế bị nhiễu loạn do không phải tất cả các giao dịch đều được ghi lại đầy đủ hay kịp thời, vì điều này ở hầu hết các nước chỉ cần để bảo vệ quyền đối với các bên thứ ba hoạt động trên cơ sở thiện ý. Các thỏa thuận và bảo đảm bí mật có thể được các bên sử dụng thay thế để bảo vệ quyền lợi của họ đối với các mua bán khác có ảnh hưởng đến giá trị của bằng sáng chế, đặc biệt là khi có những lý do chiến lược để khơng cơng khai thỏa thuận đó. Hơn nữa, tài liệu sáng chế có thể khơng cung cấp thông tin chi tiết và cập nhật về quyền sở hữu cuối cùng của bằng sáng chế, dẫn đến yêu cầu các bên sẵn sàng trao đổi phải tiến hành các công việc thẩm định phức tạp. Trong nhiều trường hợp, việc chuyển tên (re-assignment) chỉ được đăng ký muộn mằn khi khơng cịn động lực chiến lược cụ thể, vì chi phí hành chính (phí trực tiếp và pháp lý) có thể tăng lên đáng kể nếu giao dịch đòi hỏi hồ sơ một số bằng sáng chế và ở các cơ quan khác nhau. Mặc dù có những hạn chế này, việc phân tích các thay đổi quyền sở hữu có thể là một hướng đi hứa hẹn cho nghiên cứu tương lai và các chỉ số có những khác biệt về chế độ pháp lý và thực thi có thể được xem xét.
143 Tại Hoa Kỳ, Serrano (2011) cho thấy tỷ lệ bằng sáng chế được chuyển tên chiếm 10% tổng số bằng sáng chế được USPTO cấp (bao gồm cả chuyển tên do hoạt động mua bán vá sáp nhập). Bằng sáng chế được giao dịch thường có số trích dẫn cao hơn và của những nhà sáng chế tư nhân và những công ty nhỏ hơn so với các bằng sáng chế không được mua bán.
Meniere và cộng sự (2012) cũng đã điều tra sự thay đổi đăng ký quyền sở hữu với các bằng sáng chế của Pháp, phân biệt giữa những đơn nộp thông qua các hệ thống quốc gia và EPO trong giai đoạn 1997-2009. Họ nhận thấy rằng khoảng 2,7% các đơn đăng ký bằng sáng chế đã được chuyển tên (5% số bằng sáng chế đã được cấp), trong đó có gần ba phần tư thuộc các giao dịch trong cùng tập đoàn. Điều này cho thấy các bằng sáng chế được bán đứt từ gốc trong các giao dịch có tỷ lệ tương đối thấp.
Kết quả đối với Nhật Bản cho thấy tỷ lệ bằng sáng chế chuyển tên tổng thể vào khoảng 3% năm 2005, tùy theo phương pháp tính, trong đó chỉ có 30% được xem là chuyển giao thực tế (so với 20% năm 1997). Phần lớn hoạt động sang tên là thay đổi tên (gần 50% tổng số và 18% từ các vụ sáp nhập). Một mơ hình phổ biến cho dữ liệu tái chuyển nhượng trên nhiều quốc gia là nó chủ yếu xảy ra giữa các doanh nghiệp chi nhánh của các tổ chức lớn hơn, cung cấp thêm bằng chứng về sự năng động và tái cơ cấu trong các công ty hơn là hoạt động thực tế trên thị trường công nghệ.