Hàng hóa cơng nghệ cao

Một phần của tài liệu Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2 (Trang 99 - 104)

- Sở Giao dịch SHTT quốc tế Binhai Thiên Tân, thành lập vào năm 2011, được tài trợ bởi Chính quyền thành phố Thiên Tân, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhà

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÂM DỤNG TRI THỨC VÀ CÔNG NGHỆ

4.3.2. Hàng hóa cơng nghệ cao

Xuất khẩu sản phẩm cơng nghệ cao tồn cầu – máy bay và tàu vũ trụ; máy tính; thơng tin liên lạc; bán dẫn; dƣợc phẩm; và thiết bị khoa học – là 2,3 nghìn tỷ USD vào năm 2012, chiếm 16% trong số 14,4 nghìn tỷ USD xuất khẩu hàng hóa chế tạo. Trong số các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm CNTT&TT – thơng tin liên lạc, máy tính, và bán dẫn – có giá trị là lớn nhất, tổng cộng lên tới 1,4 nghìn tỷ USD. 3 ngành cơng nghiệp còn lại – thiết bị khoa học; dƣợc phẩm; máy bay và tàu vũ trụ - dao động từ 200 tỷ USD đến 400 tỷ USD cho mỗi ngành.

Khối lƣợng lớn xuất khẩu tồn cầu (1,4 nghìn tỷ USD) xuất phát từ các nƣớc phát triển – chủ yếu từ EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và một số nền kinh tế châu Á, gồm Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan. Một phần lớn hàng xuất khẩu CNC của các nƣớc phát triển là các thành phần và nguyên liệu đầu vào đƣợc nhập khẩu vào Trung Quốc, Mexico, và một số nƣớc đang phát triển khác để lắp ráp. Xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển, chiếm 0,9 nghìn tỷ USD, phần lớn là hàng hóa hồn chỉnh đƣợc nhập khẩu vào các nƣớc phát triển.

Giai đoạn giữa các năm 2003 và 2012, xuất khẩu công nghệ cao toàn cầu tăng gấp đơi đạt 2,3 nghìn tỷ USD. Tỷ lệ CNC trong xuất khẩu sản phẩm chế tạo đã giảm từ 22% xuống 16% trong giai đoạn này.

208

Hình mẫu và xu thế ở các nƣớc đang phát triển

Trung Quốc là nƣớc xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm CNC trong số các nƣớc đang phát triển và cũng là nƣớc xuất khẩu lớn nhất thế giới, với thị phần 28% xuất khẩu CNC tồn cầu. Các nƣớc đang phát triển khác có tỷ lệ tồn cầu là 3% hoặc ít hơn.

Giữa các năm 2003 và 2012, xuất khẩu CNC của các nƣớc đang phát triển tăng nhanh gấp 2 lần các nƣớc phát triển. Kết quả là, các nƣớc đang phát triển đã tăng phần xuất khẩu CNC toàn cầu từ 29% lên 40%. Trung Quốc tăng trƣởng nhanh nhất trong số các nƣớc đang phát triển, với xuất khẩu đạt 632 tỷ USD, trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thặng dƣ thƣơng mại của Trung Quốc từ 30 tỷ USD leo lên 280 tỷ USD trong giai đoạn này. Tuy nhiên, do nhiều hàng xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm các thành phần và đầu vào đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc khác, nên thặng dƣ thƣơng mại của Trung Quốc có thể sẽ ít hơn nhiều về giá trị gia tăng.

Xuất khẩu CNTT&TT của Trung Quốc, chiếm ƣu thế trong xuất khẩu sản phẩm CNC của Trung Quốc, đã tăng hơn gấp 3 lần đạt gần 560 tỷ USD trong giai đoạn này. Thặng dƣ thƣơng mại CNTT&TT của nƣớc này tăng từ gần 40 tỷ USD lên hơn 280 tỷ USD. Xuất khẩu thiết bị thí nghiệm, đo lƣờng và điều khiển của Trung Quốc cũng tăng ở cùng tốc độ, đạt gần 60 tỷ USD.

Sự khác biệt xu thế lớn giữa các nƣớc đang phát triển:

- Việt Nam đã tăng trƣởng nhanh nhất trong số các nƣớc đang phát triển, với kim ngạch xuất khẩu CNC tăng từ dƣới 1 tỉ USD lên 17 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một địa điểm có chi phí thấp cho lắp ráp sản phẩm điện thoại di động và các sản phẩm CNTT&TT khác, với việc một số công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và các nƣớc đang phát triển khác, những nơi có chi phí lao động cao hơn.

- Xuất khẩu của Ấn Độ tăng gấp 7 lần, đạt 26 tỷ USD nhờ vào sự phát triển ngành dƣợc phẩm và các sản phẩm CNTT&TT.

209

Hình mẫu và xu hƣớng ở các nƣớc phát triển

Một lƣợng lớn hàng xuất khẩu CNC cơng nghệ cao tồn cầu (1,4 nghìn tỷ USD) xuất phát từ các nƣớc phát triển – chủ yếu là các nƣớc EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nền kinh tế Châu Á. Các nƣớc EU và Hoa Kỳ là những khu vực xuất khẩu lớn nhất và thứ hai thế giới trong số các nền kinh tế phát triển. Tiếp theo sau là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, với thị phần toàn cầu từ 6% đến 8% mỗi nƣớc.

Từ năm 2003 đến năm 2012, xuất khẩu của các nền kinh tế phát triển tăng gần gấp đơi, đạt 1,4 nghìn tỷ USD trong năm 2012. Do xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát triển có tốc độ nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển, nên thị phần toàn cầu của các nền kinh tế phát triển giảm từ 71% xuống 60%.

Tại Hoa Kỳ, xuất khẩu sản phẩm CNC tăng nhanh hơn chút ít so với mức trung bình xuất khẩu của các nền kinh tế phát triển. Thị phần toàn cầu của Hoa Kỳ giảm từ 14% xuống 13%. Cán cân thƣơng mại các sản phẩm CNC của Hoa Kỳ, vốn đã cân bằng vào cuối những năm 1990, đã thâm hụt từ 88 tỷ USD lên 130 tỷ USD trong thời gian này.

Tăng trƣởng xuất khẩu các sản phẩm CNC của Hoa Kỳ đƣợc dẫn đầu bởi ngành dƣợc phẩm, máy bay và tàu vũ trụ. Xuất khẩu dƣợc phẩm tăng gấp đôi về giá trị, đạt 39 tỷ USD, với mức thâm hụt thƣơng mại từ 13 tỷ USD lên 24 tỷ USD. Xuất khẩu máy bay và tàu vũ trụ đạt 96 tỷ USD, với thặng dƣ thƣơng mại đạt gần 80 tỷ USD trong năm 2012, tăng từ 21 tỷ USD trong năm 2003.

Xuất khẩu sản phẩm CNTT&TT, thành phần lớn nhất, tăng chậm hơn so với mức tăng trung bình của các sản phẩm CNC, đạt 94 tỷ USD. Thâm hụt thƣơng mại của Hoa Kỳ trong các sản phẩm CNTT&TT đã tăng từ 95 tỷ USD lên 192 tỷ USD.

Các nƣớc EU cũng có xu thế tƣơng tự, với tăng trƣởng xuất khẩu các sản phẩm CNC đứng đầu là máy bay và tàu vũ trụ, dƣợc phẩm, và các thiết bị thí nghiệm, đo lƣờng và điều khiển. Thặng dƣ thƣơng mại

210

trong 3 ngành sản phẩm trên tăng lên đáng kể. Thâm hụt thƣơng mại của các nƣớc EU trong các sản phẩm CNTT&TT tăng từ 65 tỷ USD lên đến 112 tỷ USD.

Các nƣớc xuất khẩu lớn ở châu Á - Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan – cho thấy các xu thế khác nhau. Xuất khẩu của Nhật Bản thấp hơn mức trung bình của các nƣớc phát triển, với thị phần toàn cầu giảm từ 12% xuống 6%. Sự suy thoải của Nhật Bản từ một cƣờng quốc xuất khẩu trong ngành điện tử phản ánh sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế của nƣớc này, những khó khăn tài chính của các cơng ty điện tử Nhật Bản, và các công ty của Nhật Bản chuyển sản xuất sang Đài Loan, Trung Quốc và các nơi khác có chi phí sản xuất thấp hơn.

Xuất khẩu CNC của Đài Loan tăng gấp đôi trong giai đoạn này, vƣợt qua Nhật Bản trong năm 2010 để trở thành nƣớc phát triển xuất khẩu các sản phẩm CNC lớn nhất châu Á. Xuất khẩu CNC của Hàn Quốc cũng tăng gấp đôi, đạt mức xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2012. Sự tăng trƣởng nhanh chóng của hai nền kinh tế này trong xuất khẩu các sản phẩm CNC là do tăng trƣởng xuất khẩu của các sản phẩm CNTT&TT, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu sản phẩm CNC của cả hai nƣớc.

211

KẾT LUẬN

Ngay cả trong khủng hoảng, nhận thức đƣợc vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các nƣớc vẫn cam kết gia tăng đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và đối phó với những thách thức về xã hội và môi trƣờng trong tƣơng lai.

Trong giai đoạn khủng hoảng, các kế hoạch phục hồi ở nhiều quốc gia đều nhấn mạnh vào nghiên cứu và đổi mới. Gần đây, các chiến lƣợc đổi mới quốc gia đóng vai trị nhƣ một trụ cột quan trọng trong các chiến lƣợc phát triển sau khủng hoảng. Những chiến lƣợc này phải đƣợc thực hiện trong các mơi trƣờng tài chính chặt chẽ, chúng phải hiệu quả và phải đƣa đến giá trị cho đồng tiền.

Các hoạt động kinh tế xã hội đang ngày càng mang tính tồn cầu, nghiên cứu và đổi mới cũng không ngoại lệ. Đổi mới sáng tạo xuất hiện từ sự tích tụ vốn nhân lực, cơng nghệ, tài chính và tổ chức. Sự phân bố về trình độ chun mơn và tài sản tri thức trên toàn thế giới đã thay đổi do sự gia tăng vốn tài chính và nhân lực phân bổ cho các hoạt động nghiên cứu và đổi mới giữa các nƣớc không giống nhau, làm thay đổi các điều kiện và tính chất cạnh tranh đối với tài sản tri thức. Đồng thời, sự gia tăng các tài sản tri thức và tính cơ động của nó đã làm tăng đáng kể nguồn kỹ năng và các nguồn lực mà các nƣớc có thể khai thác.

Nắm bắt đƣợc các xu thế phát triển khoa học và công nghệ của thế giới cũng nhƣ kinh nghiệm của các nƣớc sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển KH&CN đến năm 2020, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang những ngành cơng nghiệp có hàm lƣợng tri thức cao hơn, tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nƣớc.

212

Một phần của tài liệu Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2 (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)