Chính sách của một số nƣớc thúc đẩy chuyển giao tri thức và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng

Một phần của tài liệu Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2 (Trang 67 - 71)

- Sở Giao dịch SHTT quốc tế Binhai Thiên Tân, thành lập vào năm 2011, được tài trợ bởi Chính quyền thành phố Thiên Tân, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhà

3.5.3. Chính sách của một số nƣớc thúc đẩy chuyển giao tri thức và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng

và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng

Trong ba thập kỷ qua, việc khai thác các kết quả nghiên cứu cơng đã đƣợc tập trung hơn. Nhiều chính sách đã đƣợc xây dựng để khuyến khích và thúc đẩy việc chuyển giao, khai thác và thƣơng mại hóa tri thức đƣợc tạo ra bởi các tổ chức nghiên cứu công. Trong thời gian này cũng xuất hiện nhiều sáng kiến ở mọi cấp nhằm khuyến khích chuyển giao tri thức và thƣơng mại hóa nghiên cứu cơng. Điều này địi hỏi các tổ chức nghiên cứu công phải tham gia vào hoạt động sáng tạo và quản lý quyền SHTT cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh và hợp tác với ngành cơng nghiệp. Một trong những sáng kiến pháp luật có ảnh hƣởng và nổi tiếng nhất là Luật Bayh-Dole ở Hoa Kỳ đã làm thay đổi sâu sắc mơi trƣờng chính sách.

Luật Bayh-Dole, đƣợc ban hành tháng 12 năm 1980, đƣợc hỗ trợ bởi hai Thƣợng nghị sĩ Birch Bayh và Bob Dole, định nghĩa lại các quyền về các khám phá trong nghiên cứu của Chính phủ liên bang. Nó trao các quyền li-xăng về các sáng chế cho các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận, nhất là các trƣờng đại học. Các trƣờng đại học đã trở nên tự do hơn nhiều trong quản lý SHTT và các nhà nghiên cứu từ nay đã có thể có bằng sáng chế và cơng bố nghiên cứu của họ. Theo Luật Bayh-Dole, các trƣờng đại học có thể khơng chuyển giao các quyền tác giả, mà chỉ cấp giấy phép (bán li-xăng). Các chính sách thống nhất về bằng sáng chế liên bang và những hƣớng dẫn cấp giấy phép đƣợc xây dựng theo Luật Bayh-Dole. Để đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế Hoa Kỳ, Luật Bayh-Dole quy định các sản phẩm đƣợc sản xuất theo giấy phép độc quyền về căn bản phải đƣợc sản xuất tại Hoa

176

Kỳ. Luật Bayh-Dole khuyến khích trƣờng đại học đăng ký sáng chế bằng cách yêu cầu các nhà thầu chia sẻ tiền bản quyền với các nhà sáng chế và đầu tƣ tiền bản quyền còn lại (sau khi trừ chi phí) vào giáo dục và nghiên cứu trong trƣờng đại học.

Kể từ khi ban hành Luật Bayh-Dole, Hoa Kỳ đã trải qua một sự gia tăng đáng kể số lƣợng bằng sáng chế đƣợc cấp cho các trƣờng đại học và thƣơng mại hóa các cơng nghệ của trƣờng đại học. Luật Bayh- Dole đã "mở khóa cho tất cả những phát minh và khám phá đƣợc thực hiện trong các phịng thí nghiệm trên khắp Hoa Kỳ với sự trợ giúp từ tiền thuế; đã giúp đảo ngƣợc sự trƣợt dốc của ngành công nghiệp". Các hoạt động chuyển giao tri thức và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng thơng qua Luật Bayh-Dole đã giúp thành lập đƣợc các doanh nghiệp mới, tạo ra các ngành công nghiệp mới và mở ra các thị trƣờng mới. Kể từ năm 1980, li-xăng của các trƣờng đại học đã dẫn đến sự hình thành của 4.081 công ty mới, tạo ra gần 260.000 việc làm và đóng góp 40 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Ví dụ, các công ty nhƣ Genetech và Amgen đã dựa vào những sản phẩm công nghệ sinh học đầu tiên nhờ những nghiên cứu lấy kinh phí từ Chính phủ Liên bang; hay cơng nghệ tái tổ hợp ADN, Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), cơng nghệ MP3, cơng nghệ nhận dạng giọng nói Siri của hãng Apple… cũng đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu công.

Luật Bayh-Dole đã đƣợc nhiều nƣớc tham khảo và áp dụng vào điều kiện của họ, nhiều nƣớc châu Âu đã từ bỏ hệ thống sở hữu sáng chế "ƣu đãi cho giáo sƣ". Nhiều nƣớc trên thế giới đã ban hành hoặc đề xuất bộ luật mô phỏng Luật Bayh-Dole của Hoa Kỳ. Những nƣớc này bao gồm Áo, Braxin, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Ấn Độ, Malaixia, Nauy, Philipin, Nam Phi và Đài Loan (Trung Quốc). Một số quốc gia nhƣ Đan Mạch và Đức đã ban hành luật gần nhƣ giống hệt Luật Bayh-Dole của Hoa Kỳ. Các quốc gia khác, nhƣ Bỉ, mô phỏng Luật Bayh-Dole về các quy định đối với nghiên cứu công tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp tiếp cận của Trung Quốc. Đức và Bỉ cũng đã thiết

177 lập các hệ thống CGCN của các trƣờng đại học mô phỏng các hệ thống của Nhật Bản và Hàn Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại hóa.

Tại Anh, vào giữa những năm 1980 các sáng kiến kinh doanh trong các trƣờng đại học bắt đầu gia tăng trong khi việc cắt giảm lƣợng lớn ngân sách đã buộc các trƣờng đại học phải áp dụng các cách tiếp cận chủ động hơn đối với hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó là việc thiết lập các văn phòng TTO. Vào giữa những năm 1990, Chính phủ Anh cũng bắt đầu có các hoạt động hỗ trợ các trƣờng đại học trong thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu. Tại Đức, hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng trở thành mối quan tâm lớn đối với Chính phủ Đức trong những năm 1980. Tại Thụy Điển vào giữa những năm 1990, nhiều tổ chức trung gian/cầu nối và thúc đẩy thƣơng mại hóa đã đƣợc hình thành, chẳng hạn nhƣ các công viên khoa học và các trung tâm chức năng quốc gia. Cùng thời gian này, các trƣờng đại học cũng thiết lập các cấu trúc TTO. Tại Italia vào đầu những năm 1990, Chính phủ đã trao quyền tự chủ hơn cho các trƣờng đại học, điều này giúp họ thiết lập các cơ chế thƣơng mại hóa theo dạng các TTO. Chính phủ Canada cũng quan tâm vấn đề này từ rất sớm, chẳng hạn nhƣ thúc đẩy việc sử dụng nghiên cứu cơng bằng nhiều chƣơng trình ở cấp trung ƣơng/liên bang và cấp tỉnh/bang.

Các nƣớc OECD mới nổi và các nƣớc ngoài OECD cũng đã triển khai các chính sách thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng. Trung Quốc, Braxin, Mexico, Malaixia và Philipin đã có những đạo luật rõ ràng để cung cấp cho hệ thống đổi mới sáng tạo khung chính sách thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng. Mexico đã xây dựng và thực thi các cơng cụ chính sách để đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp và khu vực nghiên cứu khoa học, chẳng hạn nhƣ chƣơng trình PROINNOVOA, tài trợ cho các dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các trƣờng đại học. Chính phủ tại nhiều nƣớc, trong đó có Trung Quốc, cũng đã cố gắng

178

đo lƣờng năng lực thực hiện của các trƣờng đại học thông qua việc thống kê số lƣợng các công ty khởi nguồn (Spin-off) hoặc các công ty khởi nghiệp (Start-up), chẳng hạn nhƣ thông qua Báo cáo SHTT của các trƣờng đại học Trung Quốc đƣợc tiến hành bởi Bộ Giáo dục năm 2010.

Xu hƣớng pháp luật khuyến khích thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu công đã đƣợc xác định rõ ràng. Vào những năm 1960, Israel là một trong những nƣớc đầu tiên thực hiện chính sách SHTT đối với các trƣờng đại học. Ngày nay, gần một nửa các nƣớc OECD đã có khung pháp lý và các chính sách riêng đối với hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn, Nhật Bản đã ban hành một đạo luật năm 1999 lấy cảm hứng từ Luật Bayh-Dole của Hoa Kỳ.

Quyền sở hữu sáng chế hàn lâm ở các tổ chức nghiên cứu công đƣợc trao cho các tổ chức này trong hầu hết các nƣớc OECD, nhƣng một số nƣớc vẫn duy trì một hệ thống sở hữu thuộc về nhà sáng chế. Các chính sách về sở hữu phản ánh những đặc điểm khác nhau về lịch sử, luật pháp và cấu trúc tổ chức của hệ thống nghiên cứu công. Ở châu Âu, nhiều cải cách đã đƣợc đƣa ra từ cuối những năm 1990. Tính đến năm 2011, phần lớn các nƣớc châu Âu đều chuyển sang hệ thống sở hữu thuộc về tổ chức (chẳng hạn, Italia năm 2006, Pháp năm 2008, Anh năm 2007).

Các quy định và những cải cách luật pháp đối với CGCN ở các trƣờng đại học và viện nghiên cứu công đã đƣợc tăng cƣờng từ cấp nhà nƣớc tới các bộ. Những khung pháp lý này bao gồm các luật về bằng sáng chế, luật lao động, luật giáo dục đại học, luật về viện nghiên cứu, luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các điều khoản rõ ràng về quyền sở hữu. Chẳng hạn, Thụy Điển đã sửa đổi Luật giáo dục đại học để đƣa vào các điều khoản quy định việc xây dựng đối tác bên ngoài của trƣờng đại học nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục và nghiên cứu của các tổ chức giáo dục đại học; đồng thời

179 nhằm thúc đẩy các trƣờng đại học tăng cƣờng khai thác các kết quả nghiên cứu của họ.

Về mặt khung chính sách quy định sở hữu quyền SHTT phát sinh từ nghiên cứu đƣợc chính phủ tài trợ, có một điểm chung về chính sách đó là trao quyền cho các trƣờng đại học. Các trƣờng đại học có thể đàm phán với các đối tác về các thỏa thuận SHTT. Các trƣờng cũng đƣợc phép ra các quy chế riêng của mình về quyền SHTT.

Một phần của tài liệu Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)