Thị trường tri thức từ tổ chức nghiên cứu công

Một phần của tài liệu Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2 (Trang 56 - 58)

- Sở Giao dịch SHTT quốc tế Binhai Thiên Tân, thành lập vào năm 2011, được tài trợ bởi Chính quyền thành phố Thiên Tân, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhà

3.5. Thị trường tri thức từ tổ chức nghiên cứu công

Khắp thế giới, các cơ quan chính phủ và tổ chức công đều sản sinh, thu thập và nắm giữ một lƣợng lớn dữ liệu và thông tin. Báo cáo nghiên cứu của họ chủ yếu là các kiến thức vì lợi ích chung của xã hội, ví dụ nhƣ báo cáo của các trƣờng đại học công, các cơ quan địa lý hoặc khí tƣợng. Do đó, tổ chức nghiên cứu công (TCNCC) đang sở hữu một lƣợng lớn thông tin, kiến thức và các quyền SHTT liên quan có thể đƣợc sử dụng để đáp ứng nhiều mục tiêu kinh tế và xã hội.

Mạng lƣới và thị trƣờng tri thức có thể giúp tăng cƣờng sử dụng các kiến thức này và các quyền liên quan, cũng nhƣ thúc đẩy tạo ra kiến thức mới. Việc chuyển giao, khai thác và thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu công vẫn là một khu vực quan trọng đƣợc các nhà hoạch định chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới ở các nƣớc luôn quan tâm. Trong bối cảnh tài chính eo hẹp - cũng nhƣ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt - những địi hỏi đối với nghiên cứu cơng đã tăng áp lực lên các trƣờng đại học, TCNCC và chính phủ phải tăng hiệu quả kinh tế từ những đầu tƣ vào nghiên cứu công. Thách thức này cũng liên quan sự mở rộng tiếp cận xã hội tới các kết quả nghiên cứu đƣợc tạo ra tại các cơ sở nghiên cứu công.

165 Chuyển giao tri thức và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng bao trùm một phạm vị rộng lớn, trong đó tri thức từ các trƣờng đại học và viện nghiên cứu cơng có thể đƣợc khai thác bởi các công ty hay thậm chí bởi chính các nhà nghiên cứu để tạo ra những giá trị kinh tế và xã hội, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp cơng nghệ mới, tạo ra các làn sóng kinh doanh mới và việc làm mới.

Chuyển giao tri thức và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cơng là quá trình gồm nhiều giai đoạn, liên quan đến nhiều bên tham gia và qua nhiều kênh. Quá trình này vừa tạo ra tri thức mới (cung tri thức) vừa tích hợp tri thức, sử dụng tri thức (cầu tri thức).

Nhiều chính sách đã đƣợc xây dựng để khuyến khích và thúc đẩy việc chuyển giao, khai thác và thƣơng mại hóa các kiến thức đƣợc tạo ra bởi các tổ chức này. Đối với các trƣờng đại học và TCNCC, những phát triển mới đây có thể đƣợc coi là xu hƣớng duy trì chính sách này, bao gồm:

• Các trƣờng đại học có quyền tự chủ lớn hơn với việc áp dụng rộng rãi các chính sách giống nhƣ Luật "Bayh-Dole" của Hoa Kỳ, trao cho các trƣờng đại học quyền sở hữu đối với những sáng chế do trƣờng tạo ra và khuyến khích họ đăng ký sáng chế và chuyển giao li-xăng.

• Doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu hợp tác hay ký hợp đồng nghiên cứu với các trƣờng đại học và TCNCC, đây có thể là kết quả của việc áp dụng các chiến lƣợc đổi mới mở của công ty nhằm loại bỏ rủi ro cho các hoạt động của mình, tiếp cận nghiên cứu xuất sắc và cải thiện vai trị của họ đối với hỗ trợ cơng.

• Chi phí nghiên cứu tăng và áp lực ngân sách đối với các trƣờng đại học và viện nghiên cứu cơng đã tạo động lực tìm kiếm các nguồn thu mới và tham gia vào các quan hệ đối tác công - tƣ để chia sẻ rủi ro và chi phí.

166

• Sự trỗi dậy của các trƣờng đại học kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu giữa các tổ chức giáo dục đại học về kinh phí và nhân tài cũng nhƣ nỗ lực của chính quyền địa phƣơng thúc đẩy phát triển kinh tế xung quanh các cụm dựa trên tri thức.

• Giá trị của dữ liệu và thông tin do các trƣờng đại học và TCNCC tạo ra ngày càng đƣợc đề cao và sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin làm cho các nguồn tin này trở nên dễ tiếp cận hơn đối với doanh nghiệp và các nhà sáng tạo tiềm năng khác.

Một phần của tài liệu Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)