Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2 (Trang 82 - 88)

- Sở Giao dịch SHTT quốc tế Binhai Thiên Tân, thành lập vào năm 2011, được tài trợ bởi Chính quyền thành phố Thiên Tân, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhà

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÂM DỤNG TRI THỨC VÀ CÔNG NGHỆ

4.1.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

Nhiều nhà kinh tế coi CNTT&TT là nền tảng cơng nghệ mục đích chung làm thay đổi căn bản cách thức và địa điểm diễn ra hoạt động kinh tế tại các nƣớc phát triển dựa trên tri thức, rất giống với những cơng nghệ mục đích chung ra đời trƣớc đó (ví dụ nhƣ động cơ hơi nƣớc, máy móc tự động) đã thúc đẩy tăng trƣởng trong suốt cuộc cách mạng cơng nghiệp. Do đó, CNTT&TT tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển rộng lớn của các thị trƣờng mới (ví dụ điện tốn di động, trao đổi dữ liệu và truyền thông), các phƣơng pháp, sản phẩm, tổ chức và quy trình mới. Đồng thời nó cũng làm tăng năng suất lao động của các ngành công nghiệp khác.

Với sự chuyển dịch sang sản xuất dựa trên tri thức, cơ sở hạ tầng CNTT&TT cũng quan trọng tƣơng đƣơng, thậm chí cịn quan trọng hơn, cơ sở hạ tầng vật chất để nâng cao đời sống và duy trì sức cạnh tranh kinh tế. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về các nƣớc phát triển và đang phát triển ƣớc tính rằng cứ mỗi 10 điểm phần trăm gia tăng trong truy cập băng thông rộng sẽ nâng cao tăng trƣởng kinh tế đƣợc 1,2 - 1,4 điểm phần trăm (World Bank 2009:45)

191 Ở đây xem xét hai chỉ tiêu CNTT&TT rộng: Một là chỉ số cơ sở hạ tầng CNTT&TT cung cấp cho doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng, và khu vực công; hai là dữ liệu về chi tiêu cho CNTT&TT của ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp trên GDP. Các chỉ số của cơ sở hạ CNTT&TT là chỉ số tổng hợp đƣợc phát triển cho Bảng điểm kết nối

(Connectivity Scorecard) hợp thành từ các yếu tố sau:

- Các số đo cơ sở hạ tầng CNTT&TT cho tiêu dùng bao gồm các dữ liệu về độ bao phủ và sử dụng băng thông rộng cố định, độ phủ sóng và sử dụng 3G, sử dụng điện thoại không dây, và tốc độ internet.

- Các số đo cơ sở hạ tầng CNTT&TT cho kinh doanh bao gồm các máy chủ Internet và máy tính cá nhân trên đầu ngƣời, đầu tƣ CNTT&TT trên đầu ngƣời và sử dụng dữ liệu băng thông rộng và di động trong kinh doanh.

- Các số đo cơ sở hạ tầng CNTT&TT khu vực công bao gồm chi tiêu CNTT&TT trong quản lý nhà nƣớc, chăm sóc sức khoẻ, và giáo dục và một chỉ số các dịch vụ chính phủ điện tử trực tuyến của Liên Hợp Quốc.

Đối với các nƣớc đang phát triển, chỉ có ít thành phần hơn do không đủ dữ liệu.

Các nƣớc phát triển. Cơ sở hạ tầng CNTT&TT của Hoa Kỳ khá

cao so với các nƣớc phát triển lớn khác theo các chỉ số CNTT&TT này:

- Các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ đầu tƣ mạnh và sử dụng tích cực cơ sở hạ tầng CNTT&TT kinh doanh.

- Hoa Kỳ cũng đạt điểm cao trong cơ sở hạ tầng khu vực công do đầu tƣ cao của các khu vực chính phủ, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ vào CNTT&TT và số lƣợng lớn các dịch vụ chính phủ điện tử.

- Hoa Kỳ đạt điểm tƣơng đối cao ở cơ sở hạ tầng tiêu dùng, đứng trên các nƣớc Tây Âu (trừ Thuỵ Điển) trong triển khai tốc độ cao băng thông rộng nhƣng kém hơn Nhật Bản và Hàn Quốc.

192

Một số nƣớc khác cũng đạt mức tƣơng tự nhƣ Hoa Kỳ là Anh, Thuỵ Điển và Canada. Những nƣớc này đã sớm áp dụng CNTT&TT, và khu vực doanh nghiệp tích cực sử dụng CNTT&TT, đặc biệt tại Hoa Kỳ và Anh, những nƣớc có các ngành cơng nghiệp dịch vụ tinh xảo lớn.

Các nƣớc châu Âu bao gồm Pháp, Đức và Italia là những nƣớc áp dụng CNTT&TT muộn hơn, có chỉ số hạ tầng CNTT&TT doanh nghiệp và khu vực công thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Doanh nghiệp và khu vực cơng có cƣờng độ sử dụng CNTT&TT thấp hơn và đầu tƣ CNTT&TT ít hơn, và khu vực công cũng cung cấp ít dịch vụ chính phủ trực tuyến hơn. Italia và Hy Lạp có chỉ số thấp nhất trong số các nƣớc phát triển, về mặt này chỉ tƣơng đƣơng với các nƣớc đang phát triển.

Hàn Quốc và Nhật Bản đạt điểm cao nhất ở cơ sở hạ tầng tiêu dùng CNTT&TT, phản ánh các chƣơng trình mở rộng của chính phủ để cung cấp phủ sóng gần nhƣ tồn quốc băng thông rộng và mạng 3G. Tuy nhiên, hai nƣớc này đạt mức rất thấp trong cơ sở hạ tầng CNTT&TT ở doanh nghiệp và khu vực công.

Các nƣớc đang phát triền. Các chỉ số riêng biệt về cơ sở hạ tầng

CNTT&TT của các nƣớc đang phát triển chính cho thấy sự khác biệt lớn, phản ánh một phần mức thu nhập đầu ngƣời. Ba nƣớc châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Inđơnêxia có điểm số thấp nhất trong số các nƣớc đang phát triển lớn. Inđơnêxia và Ấn Độ có điểm số rất thấp về hạ tầng cho tiêu dùng, doanh nghiệp, khu vực công do mức sử dụng và tiếp cận CNTT&TT trong nƣớc cho ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp bị hạn chế và không đồng đều, mặc dù Ấn Độ xuất khẩu dịch vụ CNTT&TT ở mức cao và có lực lƣợng lớn lao động chuyên môn CNTT&TT. Điểm số của Trung Quốc cao hơn một chút về cơ sở hạ tầng cho tiêu dùng, với mức độ tƣơng đối cao về sử dụng điện thoại cố định và băng thông rộng của dân chúng. Điểm số khá thấp của Trung Quốc là cơ sở hạ tầng doanh nghiệp CNTT&TT, phản ánh thâm nhập

193 rất thấp của các máy chủ Interet an tồn và băng thơng rộng Internet quốc tế hạn chế.

Các nƣớc đang phát triển bên ngồi châu Á nói chung có điểm số cao hơn, với những chênh lệch lớn. Nam Phi có điểm cao nhất về cơ sở hạ tầng khu vực công trong số các nƣớc đang phát triển nhƣng có điểm rất thấp các chỉ số về doanh nghiệp và tiêu dùng, tƣơng đƣơng với những nƣớc Châu Á. Điểm số của Mexico và Braxin tƣơng đối cao ở khu vực công và ngƣời tiêu dùng, và thấp hơn một chút ở cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, nhất là Mexico. Thổ Nhĩ Kỳ mạnh về cơ sở hạ tầng ngƣời tiêu dùng, mức trung bình về cơ sở hạ tầng doanh nghiệp và yếu kém trong khu vực công.

Chi tiêu của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng cho CNTT&TT

Trong số các nƣớc phát triển, Hoa Kỳ và Canada có mức chi tiêu CNTT&TT của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng cao nhất theo tỷ lệ trên GDP (~6%). Tiếp theo là Hàn Quốc và Anh, với 5%, sau đó là Úc, EU và Nhật Bản, với 4%.

Mức chi tiêu doanh nghiệp cho CNTT&TT đƣợc cho là một chỉ số quan trọng hơn chi tiêu tiêu dùng CNTT&TT bởi vì các doanh nghiệp tác động lớn đến tổng thể tăng trƣởng kinh tế, việc làm và năng suất. Hoa Kỳ có tỷ lệ cao nhất về chi tiêu doanh nghiệp cho CNTT&TT (4,4%), sau đó là Canada (4,0%). Mức chi tiêu doanh nghiệp cao cho CNTT&TT của hai nƣớc này tƣơng ứng với điểm số cao ở cơ sở hạ tầng doanh nghiệp CNTT&TT. Mặc dù điểm số cao nhƣ Hoa Kỳ và Canada về cơ sở hạ tầng doanh nghiệp CNTT&TT, Anh có tỷ lệ thấp hơn về chi tiêu của doanh nghiệp cho CNTT&TT, gần bằng mức trung bình của EU. Nhật Bản và Úc có tỷ lệ thấp nhất về chi tiêu doanh nghiệp cho CNTT&TT.

Nhiều nƣớc đang phát triển có tỷ lệ chi tiêu CNTT&TT có thể sánh với các nƣớc phát triển. Nam Phi, có tỷ lệ cao nhất trong số các nƣớc phát triển lớn, ngang với mức của Canada và Hoa Kỳ, mặc dù tỷ

194

lệ chi tiêu doanh nghiệp cho CNTT&TT của Nam Phi thấp hơn so với Canada và Hoa Kỳ. Ba quốc gia Braxin, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ chi tiêu CNTT&TT xấp xỉ nhƣ EU, với các mức tƣơng đƣơng về chi tiêu doanh nghiệp cho CNTT&TT. Ấn Độ và Inđơnêxia có tỷ lệ chi tiêu CNTT&TT thấp nhất, với tỷ lệ chi tiêu doanh nghiệp cho CNTT&TT của họ ở mức 2% GDP hoặc ít hơn, giống nhƣ điểm số thấp của họ về chỉ số cơ sở hạ tầng doanh nghiệp CNTT&TT.

4.1.5. Năng suất

Năng suất là tỷ lệ của sản lƣợng trên các nguồn lực đầu vào, đƣợc coi là một nguồn lực chủ chốt của tăng trƣởng kinh tế và là một chỉ số phát triển. Sự gia tăng mật độ GTT&GCN trong hoạt động kinh tế và đầu tƣ của doanh nghiệp vào CNTT&TT và các tài sản dựa trên tri thức khác ở nhiều nƣớc đã gắn liền với tăng trƣởng năng suất cao hoặc nhanh chóng. Sự liên đới này là bằng chứng cho thấy tri thức đã trở thành một yếu tố rất quan trọng trong tăng năng suất. Đầu tƣ của doanh nghiệp vào các tài sản dựa trên tri thức – thơng tin máy tính hóa và phần mềm, sở hữu trí tuệ, và năng lực kinh tế, bao gồm cổ phần thƣơng hiệu và đào tạo - ƣớc tính chiếm tới 20% - 25% tăng trƣởng năng suất ở Châu Âu và 27% ở Hoa Kỳ trong giai đoạn giữa những năm 1995 và 2007 (OECD 2012:2). Do thƣớc đo chính xác nhất của năng suất, sản lƣợng trên mỗi giờ, khơng có ở nhiều nƣớc đang phát triển, nên ở đây thay thế bằng giá trị GDP theo đầu ngƣời lao động.

Sau khi tăng trƣởng với tốc độ tƣơng tự nhƣ các nƣớc đang phát triển vào cuối những năm 1990, năng suất lao động của các nƣớc đang phát triển đã tăng nhanh đạt 6% hàng năm trong thời kỳ giữa những năm 2000. Những tiến bộ nhanh chóng về năng suất của các nƣớc đang phát triển đƣợc cho là nhờ tự do hóa kinh tế; đầu tƣ vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển, và cơ sở hạ tầng vật chất; đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi và chuyển giao cơng nghệ của các công ty đa quốc gia; và sự di chuyển của ngƣời lao động từ nông nghiệp sang ngành chế tạo và dịch vụ. Tốc độ tăng trƣởng năng suất giảm vào cuối những

195 năm 2000 do ảnh hƣởng chu kỳ của suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008 - 2009. Một số nhà quan sát tin rằng, tăng trƣởng năng suất sẽ tiếp tục ở mức vừa phải do Trung Quốc và các nƣớc tăng trƣởng nhanh khác bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế dựa nhiều hơn vào tiêu dùng và dịch vụ, thƣờng có mức tăng năng suất thấp.

Xu thế trƣởng năng suất giữa các nƣớc đang phát triển lớn rất khác nhau:

- Trung Quốc tăng trƣởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển lớn, tăng với tốc độ trung bình hàng năm gần 10% trong gia đoạn năm 2003 đến năm 2012, từ 8% trong giai đoạn giữa các năm 1997 và 2003.

- Ấn Độ đã tăng trƣởng nhanh thứ hai, với tốc độ trung bình hàng năm gần 6% trong gia đoạn giữa năm 2003 và 2012, tăng từ 4% giữa các năm 1997 và 2003.

- Ba quốc gia Braxin, Inđônêxia và Nam Phi đã tăng trƣởng âm từ giữa các năm 1997 và 2003, sau đó là tăng trƣởng ở mức khiếm tốn giữa các năm 2003 và 2012. Inđơnêxia có hiệu suất mạnh nhất trong số các quốc gia này, với tốc độ tăng trƣởng hàng năm là 4% giữa các năm 2003 và 2012. Nam Phi đã tăng 3%, với Braxin tăng trƣởng chậm nhất (1%).

Ở các nƣớc phát triển, tăng trƣởng năng suất giảm từ 2% vào đầu những năm 2000 xuống tăng trƣởng âm trong thời kỳ suy thoái 2008 - 2009 trƣớc khi tăng khoảng 1% trong các năm 2011 - 2012. Mặc dù suy thoái kinh tế 2008 - 2009 là một nhân tố chính trong sự phát triển chậm lại, nhƣng tăng trƣởng năng suất của các nƣớc đang phát triển đã chậm lại trƣớc khi suy thoái kinh tế. Sự phục hồi tăng trƣởng năng suất sau suy thối kinh tế cịn yếu.

Năng suất tại Hoa Kỳ tăng nhanh hơn hầu hết các nƣớc phát triển trong giai đoạn giữa các năm 1997 và 2012, với mức tăng trƣởng trung bình hàng năm 2,2% từ năm 1997 đến 2003 giảm xuống còn

196

1,2% từ năm 2003 đến 2012. Chỉ có Hàn Quốc, quốc gia gần đây chuyển đổi để trở thành một quốc gia phát triển đầy đủ, có tăng trƣởng nhanh hơn. Các nhà quan sát và các nhà nghiên cứu đã cho rằng hiệu suất tốt hơn của Hoa Kỳ so với EU và Nhật Bản bao gồm một số yếu tố, trong đó có việc áp dụng nhanh hơn CNTT&TT, thị trƣờng lao động linh hoạt hơn, các trƣờng đại học nghiên cứu chất lƣợng cao, và dịng ngƣời nhập cƣ có tay nghề cao.

Mức sống tăng nhanh chóng, đƣợc thể hiện ở GDP trên đầu ngƣời, đi kèm với sự tăng tốc tăng trƣởng năng suất ở các nƣớc đang phát triển và thu hẹp khoảng cách với các nƣớc phát triển. Mặc dù năng suất tăng trƣởng nhanh chóng và bền vững của Trung Quốc và một số nƣớc đang phát triển khác, nhƣng khoảng cách của họ với Hoa Kỳ và các nƣớc phát triển khác vẫn rất đáng kể trong thời gian tới, ngay cả khi Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trƣởng hiện tại. Bởi vì khoảng cách giữa các mức GDP bình quân đầu ngƣời tại Hoa Kỳ và các nƣớc đang phát triển là rất lớn. Ví dụ, GDP bình quân trên đầu ngƣời của Hoa Kỳ năm 2012 là 49.000 USD PPP so với Trung Quốc là 10.500 USD, chỉ bằng 1/5 của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)