Tài chính bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu tóm tắt tài chính bảo hiểm (Trang 25 - 26)

1. Một số kiến thức cơ bản về Bảo hiểm xã hội

a. Khái niệm: BHXH là các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập

được tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của pháp luật, sử dụng chúng để chi trả nhằm thỏa mãn quyền lợi vật chất cho người lao động và gia đình họ khi gặp phải một số biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động (từ tiền lương tiền công)

b. Bản chất BHXH

* BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội

- Kinh tế càng phát triển, BHXH càng đa dạng và hồn thiện

- Kinh tế là nền tảng của BHXH (vì kinh tế quyết định mức thu, mức chi, khả năng mở rộng đối tượng tham gia) hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước

* Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động

Mối quan hệ diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm

- Bên tham gia Bảo hiểm: người lao động và người sử dụng lao động

- Bên bảo hiểm: nhận nhiệm vụ về BHXH, thường là cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ

- Bên được bảo hiểm: người tham gia bảo hiểm và gia đình của họ

* Những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập có thể ngẫu nhiên hoặc khơng hồn tồn ngẫu nhiên

- Các rủi ro ngẫu nhiên như ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

- Các rủi ro khơng hồn tồn ngẫu nhiên: thai sản, tuổi già, những biến cố này có thể xảy ra trong hoặc ngồi q trình lao động

* Phần thu nhập của người lao động khi bị biến cố có thể được thay thế bù đắp từ 1 quỹ tiền tệ tập trung

Quỹ tiền tệ này là quỹ BHXH được hình thành do bên tham gia BHXH đóng góp chủ yếu và nhà nước hỗ trợ thêm.

* Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động khi mất hoặc giảm thu nhập

- Nhu cầu thiết yếu đảm bảo mức sống tối thiểu Theo ILO, BHXH là để:

+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống tất yếu

+ Chăm sóc sức khỏe và chống lại bệnh tật

+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, trẻ em, người tàn tật

b. Chức năng của BHXH

* Thay thế, bù đắp 1 phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ

khi người lao động bị mất sức lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn hoặc mất việc làm.

Một phần của tài liệu tóm tắt tài chính bảo hiểm (Trang 25 - 26)