xã hội, đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội vì vậy các bên tham gia Bảo hiểm xã hội đều phải có trách nhiệm quản lý quỹ. Tuy nhiên trên thực tế để hoạt động quản lý quỹ 1 cách hiệu quả thì chính phủ các nước đều phải thành lập hội đồng quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội mà thành viên là các bên tham gia Bảo hiểm xã hội. Hoạt động quản lý này ở Việt Nam hiện nay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện
- Tài chính Bảo hiểm xã hội là 1 khâu tài chính độc lập trong hệ thống tài chính quốc gia tham gia vào q trình phân phối, sử dụng các nguồn tài chính quốc gia nhằm ổn định cuộc sống đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội khi gặp phải các rủi ro liên quan đến ốm đau, thai sản…
- Phân phối, sử dụng tài chính Bảo hiểm xã hội là quý trình phân phối lại tài sản quốc gia dưới hình thái giá trị. Kết quả của quá trình phân phối này chủ yếu phục vụ cho mục tiêu tiêu dùng của xã hội
- Các mối quan hệ hình thành trong quá trình tổ chức thu chi các chế độ Bảo hiểm xã hội chính là nội dung cơ bản của tài chính Bảo hiểm xã hội
6. Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Cbhxh = Ctrợ cấp + C quản lý + C đầu tư + C dự phòng + C khác 6.1. Chi chế độ
- Mục đích quan trọng nhất của quỹ Bảo hiểm xã hội là nhằm trang trải về mặt tài chính cho những người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội không may gặp rủi ro dẫn đến làm mất hoặc giảm thu nhập
- Hiện nay ILO quy định chung cho tất cả các nước khi chi trả trợ cấp Bảo hiểm xã hội được chia thành 2 loại
+ Trợ cấp ngắn hạn: ốm đau, thai sản, y tế, thất nghiệp
Như vậy sự tách bạch trong chi trả ngắn hạn và hài hạn. Việc chi trả phải tuân thủ theo quy định của pháp luật trong đó mức chi trả và điều kiện chi trả chỉ được xác định và thực hiện sau khi hội tụ đủ các điều kiện đã được thẩm định đối với từng loại
Chi trả ngắn hạn khác dài hạn ở quy mô, điều kiện hưởng, hạch tốn quỹ
- Đối với ngắn hạn thì phương thức chi trả, hạch tốn quỹ được thực hiện trong 1 năm, sau 1 năm được hạch toán lại
- Đối với dài hạn: phương thức chi trả và hạch toán quỹ được thực hiện trong thời gian dài, số tiền dư có thể đem đi đầu tư (quỹ đầu tư chủ yếu lấy từ quỹ hưu trí)
Ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay căn cứ vào những quy định chung của ILO và đặc điểm kinh tế xã hội ở Việt Nam, việc chi trợ cấp cho các khoản hưởng này được thực hiện khác nhau tùy thuộc vào mỗi giai đoạn
- 27/12/1961 theo nghị định 218 của hội đồng chính phủ, chế độ trợ cấp Bảo hiểm xã hội đối với công chức Nhà nước bao gồm:
+ Trợ cấp ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất
- Sau khi ra đời điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo nghị định 12-CP ngày 26/1/1995 và nghị định 45 CP ngày 15/7/1995 thì quy định quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp cho người tham gia Bảo hiểm xã hội gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
- Hiện nay việc chi trả trợ cấp Bảo hiểm xã hội sau khi có luật được chia làm 3 quỹ thành phần:
+ Ốm đau, thai sản
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp + Hưu trí, tử tuất
6.2. Chi quản lý
+ Chi lương cho đội ngũ làm công tác Bảo hiểm xã hội trong toàn hệ thống. Hiện nay có khoảng hơn 17.000 người làm việc trong hệ thống Bảo hiểm xã hội
+ Chi phí nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội
+ Chi nghiên cứu phát triển Bảo hiểm xã hội
+ Chi phí hành chính: điện, nước, văn phịng phẩm + Chi mua sắm, sửa chữa nhỏ
Những khoản chi nói trên có thể khác nhau tùy từng nước và thơng thường được tính bằng 1 tỷ lệ nhất định so với tổng thu từ đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội và được điều chỉnh theo từng thời kỳ phát triển của quỹ, phụ thuộc vào quy mô và khả năng quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội
Cùng với quy mơ thì giai đoạn đầu quỹ thường nhỏ, sau đó lớn dần lên cùng sự mở rộng đối tượng tham gia. Đối với quy mơ quỹ nhỏ hoặc quỹ đang trong úa trình hình thành thì chi phí quản lý có thể chiếm tỷ trọng cao những sẽ giảm đi cùng quá trình phát triển và nâng cao năng lực quản lý
Hiện nay ở Việt Nam chi phí quản lý của quỹ Bảo hiểm xã hội lấy từ quỹ Bảo hiểm xã hội chứ không phải do Nhà nước bao cấp, cụ thể là trích từ khoản lãi của hoạt động đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội và được điều chỉnh trong từng thời kỳ
6.3. Chi đầu tư
- Khoản chi này để đảm bảo cho các hoạt động đầu tư, phần nhàn rỗi của quỹ Bảo hiểm xã hội được diễn ra bình thường và đạt kết quả cao. Về mặt kế tốn khoản chi này được trích ra trong tổng thu của hoạt động đầu tư
6.4. Khoản chi khác
Ngoài 3 khoản chi chủ yếu trên, tùy vào điều kiện của từng nước có thể phát sinh thêm 2 khoản:
- Chi dự phịng: do đặc trưng của Bảo hiểm là ln tiềm ẩn rủi ro khi đầu
tư có lãi, trích 1 phần tiền lãi cho vào quỹ dự phòng
Chi dự phòng là những khoản chi nhằm đảm bảo an tồn tài chính hay để dự trữ phịng khi có sự cố cần sử dụng
- Chi khác: ví dụ khen thưởng, từ thiện…
Lưu ý: Cơ cấu chi của Bảo hiểm xã hội là cơ cấu chung, tùy từng nước mà
các thành phần trên có thể thay đổi và có thể có hoặc khơng