Chi khác: quản lý mạng lưới giám định, Bảo hiểm không chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu tóm tắt tài chính bảo hiểm (Trang 58 - 60)

lớn như chi hoạt động kinh doanh Bảo hiểm gốc

Ngoài các khoản chi trực tiếp nêu trên, còn chi gián tiếp cho Doanh nghiệp Bảo hiểm gồm chi bán hàng, chi quản lý Doanh nghiệp, trong đó chi đóng BHXH, BHYT cho nhân viên trong Doanh nghiệp Bảo hiểm là lớn nhất. Ngồi ra cịn có chi tiền lương, tiền thưởng…

b. Chi đầu tư (chi cho hoạt động tài chính)

Bao gồm các khoản:

- Chi phí kinh doanh bất động sản, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu - Chi phí cho thuê tài sản (môi giới đối với người thuê, thuế…)

- Chi thủ tục phí ngân hàng, trả tiền vay, trích dự phịng giảm giá chứng khoán - Chi chia lãi suất cho khách hàng đối với Bảo hiểm nhân thọ

- Chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư

c. Chi khác

- Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

- Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó địi đã xóa nay thu hồi được - Chi cho tiền phạt vi phạm hợp đồng

2.2. Quản lý chi phí

a. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

* Trong tổng chi, chi kinh doanh Bảo hiểm chiếm tỷ trọng lớn, Nhâtn tố ảnh hưởng đến chi hoạt động kinh doanh Bảo hiểm gốc thuộc chi hoạt động kinh doanh

- Giá trị thiệt hại thực tế của đối tượng Bảo hiểm thuộc phạm vi Bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền bồi thường của Doanh nghiệp Bảo hiểm, Số tiền bồi thường là khoản chi lớn nhất cho Doanh nghiệp Bảo hiểm, nó phụ thuộc vào:

+ Mức độ thiệt hại thực tế. Mức độ thiệt hại thực tế này có thể lớn hơn dự đoán làm các khoản chi tăng lên, ngược lại giảm đi

+ Phạm vi Bảo hiểm: rộng thì khả năng bồi thường cao dẫn đến chi cao và ngược lại

+ Công tác quản lý rủi ro: đây là nhân tố mang tính chất chủ quan ảnh hưởng đến số tiền chi trả bồi thường của Doanh nghiệp Bảo hiểm. Nếu làm tốt sẽ giảm rủi ro, giảm mức độ thiệt hại thực tế và giảm bồi thường

- Hiện tượng trục lợi Bảo hiểm

Trục lợi Bảo hiểm được hiểu là hành vi của người tham gia Bảo hiểm cố tình gian dối, lừa đảo, có ý định ngay từ khi ký kết hợp đồng Bảo hiểm nhằm chiếm đoạt số tiền bồi thường của Doanh nghiệp Bảo hiểm mà lẽ ra không được hưởng. Hiện tượng này làm tăng chi phí của Doanh nghiệp Bảo hiểm

- Trích lập quỹ dự phịng

Có ảnh hưởng lớn đến chi của Doanh nghiệp Bảo hiểm vì thực chất số tiền này vẫn nằm trong Doanh nghiệp Bảo hiểm và Doanh nghiệp có thể sử dụng

Pháp luật có quy định cụ thể trong việc trích lập quỹ dự phịng theo tỷ lệ nhất định, quy định về chi trả hoa hồng môi giới…

Tổ chức bộ máy quản lý càng tinh gọn, hiệu quả càng giảm chi phí. Ngược lại sẽ rườm rà làm tăng chi phí, giảm uy tín

b. Các biện pháp quản lý chi phí cho hoạt động kinh doanh Bảo hiểm gốc * Các biện pháp giảm chi phí cho bồi thường Bảo hiểm

- Lên kế hoạch để luôn luôn đảm bảo sẵn sàng cho việc chi trả, bồi thường cho khách hàng khi có rủi ro xảy ra thuộc phạm vi Bảo hiểm

- Xây dựng quy trình quản lý rủi ro cho từng nghiệp vụ, từng sản phẩm Bảo hiểm bằng cách sàng lọc rủi ro, đánh giá rủi ro ban đầu để quyết định có hay khơng nhận Bảo hiểm cho loại rủi ro đó. Nếu có Bảo hiểm thì Bảo hiểm với mức phí bao nhiêu, số tiền Bảo hiểm là bao nhiêu

- Có biện pháp tránh trục lợi Bảo hiểm đối với hợp đồng Bảo hiểm có giá trị lớn bằng cách thẩm tra, kết hợp các ban ngành có liên quan để đề phịng hạn chế rủi ro (ví dụ y tế, giao thơng, cơng an)

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn của đội ngũ nhân viên Bảo hiểm - Quản lý chi phí hoa hồng đại lý: có thể tăng để thu hút khách hàng nhưng trong giới hạn cho phép của pháp luật

- Quản lý trích lập quỹ dự phịng trước tiên phải trích lập theo quy định của pháp luật, ngồi ra tìm ra phương án tối ưu để quản lý và sử dụng quỹ. Nếu trích lập thấp thì ảnh hưởng đến khả năng chi trả, trích lập cao ảnh hưởng đến chi phí

- Quản lý Doanh nghiệp: tinh giản, gọn nhẹ, chống lãng phí, sử dụng những cán bộ có năng lực, trình độ, sử dụng khoa học cơng nghệ để quản lý

* Đối với chi đầu tư

- Tách riêng từng hoạt động, tránh tình trạng lãng phí - Lựa chọn, sàng lọc hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu tóm tắt tài chính bảo hiểm (Trang 58 - 60)