2.3.1 Nhân tố mơi trường bên ngồi
Kinh tế
Lạm phát, chỉ số giá, tổng thu nhập quốc dân là những chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến tiền lương của NLĐ. Để trả lương cho NLĐ cần xem xét tình hình kinh tế của ngành, của đất nước, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển hay suy thối. Từ đó doanh nghiệp mới có thể đưa ra mức tiền lương phù hợp. Khi nền kinh tế suy thối, tỷ lệ lao động khơng có việc làm gia tăng, khi đó các doanh nghiệp có khuynh hướng khơng tăng lương, thậm chí cịn giảm mức lương đối với nhân viên của mình. Khi nền kinh tế phát triển, trình độ NLĐ ngày càng cao, mức
sống và nhu cầu phát triển các nhân của mỗi NLĐ cao hơn kéo theo mức lương họ nhận được cũng phải cao hơn.
Tiền lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt khi mà giá cả sinh hoạt tăng trong một giai đoạn nhất định thì số lượng hàng hóa tiêu dùng mà NLĐ có thể mua được bằng số tiền lương như cũ sẽ ít hơn, khơng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cần thiết và đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Do vậy khi giá cả sinh hoạt tăng, doanh nghiệp phải tăng lương cho NLĐ theo một tỷ lệ nhất định đủ cho họ duy trì mức sống thực tế trước đây.
Chỉ số lạm phát hay thu nhập quốc dân tác động tới việc trả lương trong doanh nghiệp, chi phối doanh nghiệp phải đưa ra mức lương phù hợp với mức lạm phát, mức thu nhập chung để đảm bảo NLĐ có cuộc sống ổn định, yên tâm làm việc, đồng thời giúp doanh nghiệp ổn định nguồn lực.
Chính trị - pháp luật
Lợi ích của NLĐ ln được các tổ chức cơng đồn, Chính phủ bảo vệ vì vậy các doanh nghiệp khi sử dụng lao động cần tuân thủ những quy định bắt buộc về các vấn đề liên quan đến NLĐ. Chính sách tiền lương phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, quy định về trả lương cho NLĐ. Khi tiến hành trả lương, doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ quy định về mức lương tối thiểu, ngày nghỉ, ngày lễ, phúc lợi, trợ cấp, phụ cấp, chi trả lương…
Trình độ khoa học - kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật phát triển thể hiện ở sự hiện đại hóa các thiết bị sản xuất, cơng nghệ sản xuất tiên tiến, lao động chân tay được tinh giảm thay thế bằng lao động máy móc và máy tính. Điều này làm tăng NSLĐ và giảm các chi phí cho lao động, chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận. Khoa học kỹ thuật phát triển cũng đồng nghĩa với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, trong từng doanh nghiệp, trả lương phải tính đến các chức danh cơng việc có điều kiện tác nghiệp trong mơi trường khoa học kỹ thuật cao, chức danh tác nghiệp dùng ít hàm lượng cơng nghệ, máy móc để xây dựng hệ thống lương chức danh, cách thức chi trả lương cho phù hợp với cơng việc. NLĐ có trình độ, biết sử dụng máy móc, thiết bị hiện đãi sẽ nhận được mức lương cao hơn những NLĐ khác cùng làm cơng việc đó nhưng khơng có tay nghề hoặc tay nghề kém hơn trong việc sử dụng máy móc.
Thị trường lao động
Đối với mỗi doanh nghiệp, muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đều phải tuân theo những quy luật khách quan của thị trường. Bởi vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét và nhìn nhận mối quan hệ giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động nơi mà doanh nghiệp sử dụng lao động để từ đó doanh nghiệp đưa ra mức tiền lương phù hợp. Trên thị trường nếu cung lao động lớn hơn cầu lao động thì sẽ có một lượng lao động dư thừa, điều đó gây sức ép cho NLĐ, mức lương đưa ra có thể khơng thỏa đáng cho NLĐ. Ngược lại, nếu cung lao động nhỏ hơn cầu lao động, điều đó sẽ tạo thuận lợi cho NLĐ. Do đó, doanh nghiệp phải đưa ra các mức lương cao để thu hút NLĐ. Còn khi cung lao động bằng cầu lao động thì thị trường lao động đạt
sự cân bằng. Tiền lương là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi (năng suất biên của lao động, giá cả hàng hóa dịch vụ, …).
Các doanh nghiệp luôn quan tâm và trả lương cao hơn so với mức lương trên thị trường lao động đối với những lao động khan hiếm, khó thu hút và trả lương bằng hoặc thấp hơn mức lương trên thị trường đối với lao động dư thừa, lao động phổ thông dễ dàng thuê mướn.
Các doanh nghiệp cần liên tục rà soát lại các mức lương đang áp dụng dựa trên mức lương chuẩn trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp xác định được mức lương của mình trên thị trường, tránh được tình trạng so sánh mức lương giữa NLĐ trong doanh nghiệp so với thị trường, có tác dụng giữ chân NLĐ làm việc lâu dài cho doanh nghiệp, tăng khả năng thu hút lực lượng lao động có chất lượng vào làm việc tại doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến trả lương trong doanh nghiệp. Nếu đối thủ của doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang bảng lương, chế độ đãi ngộ có nhiều mức đãi ngộ tốt hơn, dẫn đến xu hướng nhảy việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp đối thủ. Khi đó, doanh nghiệp cần phải xem xét và điều chỉnh lại chế độ tiền lương của doanh nghiệp mình với mức tương xứng.
2.3.2 Nhân tố môi trường bên trong
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp lớn có nhiều cấp quản trị thì quản trị cấp cao thường xuyên quyết định cơ cấu thù lao. Do vậy có thể tồn tại bất lợi cho những nhân viên cấp dưới vì những nhà quản trị cấp cao ít có điều kiện theo sát nhân viên. Ngồi ra thì nếu bộ máy quản lý cồng kềnh, cơ cấu tổ chức nhiều tầng nấc trung gian sẽ dẫn đến chi phí quản lý lớn do đó mức trả lương sẽ bị giảm đối với nhân viên thừa hành. Ngược lại với doanh nghiệp có ít bậc quản trị thì cấp quản trị trực tiếp sẽ quyết định những vấn đề về trả lương, NLĐ có khả năng được hưởng lương cơng bằng và hợp lý hơn.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Tương ứng với mỗi hình thức sản xuất kinh doanh, loại hình sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp là dây chuyền sản xuất, lực lượng lao động phù hợp. Và chính ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến công tác trả lương trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất chắc chắn sẽ xây dựng một quy chế trả lương khác với một doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực thương mại. Chính vì lẽ đó, tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn hình thức trả lương khốn theo sản phẩm, trả theo thời gian hay trả theo doanh thu, …
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chi phí tiền lương là một khoản chi phí lớn đối với các doanh nghiệp, vì vậy mà việc xây dựng và sử dụng quỹ tiền lương luôn được các doanh nghiệp cân nhắc và xem
xét kỹ lưỡng. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng quyết định đến việc xác định quỹ lương của doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp chi trả tiền lương cho NLĐ bằng quỹ lương tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh đạt lợi nhuận cao, quỹ tiền lương sẽ cao, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tăng lương cho NLĐ, hoàn thiện cách phân phối quỹ tiền lương cho hợp lý hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, sản xuất kinh doanh cầm chừng, buộc các doanh nghiệp phải tính tới việc thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, cắt giảm tiền lương. Từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi về chính sách, các chế độ đãi ngộ nhân viên và cách thức phân phối tiền lương của doanh nghiệp. Do vậy, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp có những điều chỉnh việc trả lương cho hợp lý.
Quan điểm trả lương và đội ngũ cán bộ làm công tác trả lương
Lãnh đạo doanh nghiệp là người trực tiếp các chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Chính vì thế quan điểm và cách nhìn nhận của lãnh đạo doanh nghiệp về tiền lương ảnh hưởng tới việc xây dựng và hoàn thiện trả lương trong doanh nghiệp. Khi lãnh đạo doanh nghiệp coi tiền lương là một khoản đầu tư, chính là việc ln quan tâm đến tiền lương của NLĐ nhằm mục đích tạo động lực cho NLĐ tích cực cống hiến, thu hút và giữ chân được nhân tài cho doanh nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tạo mọi điều kiện để tiền lương phát huy được tối đa vai trị của nó trong doanh nghiệp. Khi đó việc xây dựng và hồn thiện trả lương sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại, khi lãnh đạo doanh nghiệp chỉ quan tâm tới vấn đề lợi nhuận, không chú trọng đến vấn đề tiền lương và coi tiền lương chỉ là một khoản chi phí sản xuất sẽ ln muốn cắt giảm khoản chi phí này đến mức tối thiểu. Khi đó việc xây dựng và hồn thiện trả lương sẽ gặp khó khăn hơn. Quan điểm trả lương của mỗi doanh nghiệp thường theo 3 xu hướng:
- Trả lương mang tính cạnh tranh, ở mức cao so với thị trường và các đối thủ. - Trả lương ngang bằng thị trường.
- Trả lương thấp hơn thị trường.
Nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ làm công tác trả lương đáp ứng được yêu cầu cơng việc đặt ra, có trình độ chun mơn chun sâu về lĩnh vực tiền lương sẽ đảm bảo công tác trả lương được khoa học và hợp lý. Nhờ vậy NLĐ được trả lương xứng đáng, tạo động lực lao động và giúp ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, phát huy tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, trình độ năng lực chun mơn của cán bộ làm công tác trả lương hạn chế thì tiền lương sẽ khơng tạo được động lực cho NLĐ, cịn có thể gây ra mâu thuẫn mất đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp.
Tổ chức cơng đồn
Cơng đồn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của NLĐ trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức cơng đồn cũng là thành viên của hội đồng xây dựng quy chế trả lương của doanh nghiệp. Vì vậy cơng đồn có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng và hồn thiện trả lương trong doanh nghiệp. Cơng đồn có trách nhiệm ln lắng nghe những quan điểm, ý kiến đóng góp, nguyện vọng của NLĐ về tính hợp lý, cơng bằng
trong trả lương. Từ đó, tham mưu cho Ban lãnh đạo, Hội đồng lương để có thể đảm bảo sự hợp lý, hiệu quả trong việc xây dựng và hoàn thiện trả lương trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KHOÁNG SẢN FLC AMD