a, Hệ thống pháp luật:
Để thành công trong việc lập kế hoạch bán hàng, doanh nghiệp phải phân tích dự đốn về chính trị pháp luật cùng xu hướng vận động của nó như: sự ổn định về đường lối chính trị, đường lối đối ngoại, sự cân bằng các chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng vả Chính phủ, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế, các quyết định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khi có sự ổn định về chính trị, sự nhất quán các chính sách sẽ tạo bầu khơng khí tốt cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ bán hàng và dễ dàng đưa ra phương án xây dựng kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp được phù hợp nhất.
b, Môi trường kinh tế:
Đây là yếu tố ảnh hưởng một cách mạnh mẽ tới công tác lập kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp, bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và loại hàng hóa được tiêu thụ nên cần phải đưa ra kế hoạch bán hàng cho phù hợp với thị trường. Các yếu tố lạm phát, sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phân phối…đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định lại mục tiêu bán hàng của mình, thay đổi hay điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp nếu không kế hoạch sẽ thất bại hoặc không hiệu quả như mong muốn.
c, Môi trường kỹ thuật công nghệ:
Khoa học cơng nghệ có vị trí hết sức quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp nâng cao được năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Qua đó giúp doanh nghiệp giảm được giá thành sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Kỹ thuật công nghệ tốt, sẽ đưa ra được những sản phẩm tốt, không hay bị lỗi, giảm thất thốt, uy tín cho doanh nghiệp và bám sát được với kế hoạch của doanh nghiệp đề ra hơn.
d, Nhà cung ứng:
Giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối liên hệ là rất cần thiết và có thể hỗ trợ cho nhau về mọi mặt trong kinh doanh để hai bên cùng có lợi, một phần làm giảm hàng tồn kho cho các nhà cung cấp, mặt khác tăng
doanh thu và đảm bảo nguồn đầu vào cho các doanh nghiệp. Biết được lực của nhà cung cấp có năng lực đến đâu thì doanh nghiệp sẽ dễ đưa ra kế hoạch bán hàng chính xác hơn, tránh rủi ro khi nhà cung cấp không cung đủ đơn hàng mà doanh nghiệp cần.
e, Khách hàng:
Khách hàng là yếu tố quyết định doanh số bán hàng của công ty, mọi hoạt động của các công ty tiến hành thực hiện đều hướng tới thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó đạt mục tiêu cơng ty đề ra. Khách hàng là yếu tố tác động trực tiếp tới quá trình dự báo và xây dựng các chương trình bán hàng. Khi tiến hành dự báo các nhà quản trị nắm được nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng tiêu dùng tương lai của khách hàng để có những phương án về sản phẩm, khối lượng bán ra, kiểu mẫu… từ đó lựa chọn các chương trình, các thơng tin truyền tải thông tin về sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh nhất thuận tiện nhất.
f, Đối thủ cạnh tranh:
Trên thị trường mỗi mặt hàng đều có rất nhiều đối thủ cùng cạnh tranh với nhau. Đối thủ cạnh tranh sẽ tác động làm ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu bán hàng đã đề ra. Khi DN chính sách hấp dẫn sẽ làm tăng lượng khách hàng đến với DN mình, và làm giảm lượng khách của đối thủ. Vì vậy, các nhà quản trị cần theo dõi và tìm hiểu các chính sách của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra được quyết định có hiệu quả đối với cơng ty mình.