Tiêu chuẩn thiết kế một trại heo

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 36)

1 .Tình hình chăn ni heo trên thế giới

2. Tiêu chuẩn thiết kế một trại heo

2.1. Địa điểm xây dựng trại

Địa điểm xây dựng trại cần chú ý những vấn đề sau:

- Trại nên xây dựng ở nơi có đường giao thơng thuận tiện, đi lại dễ dàng - Trại phải gần nơi có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm (thịt, con giống..) để đảm bảo đầu ra không bị nghẽn hoặc phải tốn nhiều chi phí vận chuyển đi xa tiêu thụ, gần nơi có thức ăn cung cấp cho heo dồi dào, từ đó giảm thiểu được chí phí đầu vào.

- Trại phải gần nơi có nguồn nước cung cấp, dễ dàng cho việc xử lý nước thải thoát ra.

Nuôi heo ở quy mô trang trại, cần quy hoạch đáp ứng những điều kiện sau: Nơi xây dựng trang trại ni heo nằm trong vùng có quy hoạch tổng thể của địa phương đảm bảo lâu dài về vệ sinh môi trường và phát triển sinh thái.

Khu đất xây dựng phải cao ráo, dễ thốt nước, khơng ngập úng, n tĩnh, xa chợ, cách ly khu dân cư, có diện tích để mở rộng trại; trại ở cuối hướng gió, thuận lợi giao thơng để xuất nhập sản phẩm, nguyên liệu…

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3772 - 83 thì khoảng cách tối thiểu từ trại heo đến các cơng trình xây dựng được trình bày

Bảng 4.1: Khoảng cách từ trại heo đến các cơng trình xây dựng

Đối tượng phải cách ly Khoảng cách tối thiểu đến trại heo (m)

Đường ô tô 200

Khu dân cư 100

Khu công nghiệp 500

Trạm thú y 500

Khu cách ly 200

Bãi chọn gia súc 400

Các trại chăn nuôi khác 500

34

2.2. Hướng chuồng

Trục dọc dãy chuồng nên chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam là có thể tránh được gió lạnh Đơng Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng, tránh nắng Tây buổi chiều rọi thẳng vào chuồng. Nếu trục dọc dãy chuồng chạy theo các hướng thích hợp trên thì hai đầu hồi (2 tường chắn đầu dãy) của chuồng, hoặc sẽ hướng về Đông Bắc và Tây Nam sẽ ngăn cản các luồng gió, luồng mưa, các tia nắng gay gắt bất lợi cho vật nuôi.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng

- Nhiệt độ: nhiệt độ chuồng heo quá nóng, quá lạnh đều bất lợi cho heo. Nhiệt độ cao càng làm tăng tần số hô hấp của heo, trời lạnh thì tần số hơ hấp giảm, trời nắng heo giảm ăn. Nhiệt độ chuồng thích hợp, nhu cầu thức ăn của heo tăng, lớn nhanh, tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng thấp.

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến nhiệt độ cơ thể và nhịp thở của heo

Nhiệt độ chuồng (oC) Nhiệt độ cơ thể (oC) Nhịp thở (lần/phút)

15 20 25 30 35 37,8 38,0 38,3 38,9 39,7 19-20 36 46 80-100 160-198 (Nguồn: Lê Hồng Mận, 2006)

Bảng 4.3: Nhiệt độ chuồng thích hợp cho các loại heo

Các loại heo Tối thích(oC) Tối thiểu(oC)

Heo con

Heo con cai sữa Heo nái

Heo nái chữa Heo nái mới đẻ

23,8 - 26,7 15,0 - 18,0 15,5 18,3 29,4 12,0 - 10,0 12,8 23,9 (Nguồn: Lê Hồng Mận, 2006)

- Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, quá cao hoặc quá thấp

đều bất lợi.

Ẩm độ cao hạn chế bốc hơi trên da, ảnh hưởng đến hô hấp của heo, làm tổn hao nhiệt còn ẩm độ thấp làm tiêu hao nước của cơ thể heo, trao đổi chất bị trở

35

ngại, sinh bệnh đường hô hấp, heo chậm lớn. Trong mơi trường có ẩm độ cao (> 80 %), vi khuẩn có hại phát triển rất nhanh. Ở ẩm độ khơng khí 40 % vi trùng có thể chết nhanh gấp 10 lần so với ẩm độ 80 %. Ẩm độ dưới 50 % hoặc trên 80 % đều khơng có lợi cho heo. Ẩm độ thích hợp cho heo nái là 70 %, heo con 70 – 80 %. Vì vậy, cần ln ln giữ chuồng trại khơ ráo, có độ thống khí.

- Độ thống khí: chuồng có độ thống khí tốt có tác dụng điều hịa nhiệt độ, ẩm độ, làm giảm các khí độc như ammoniac NH3, H2S, CO, bụi bặm. Độ thoáng ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng và cả hơi nước trên da heo.

Khí amoniac (NH3) sinh ra từ nước tiểu heo hoặc protein dư trong phân. Khi trong chuồng hàm lượng NH3 quá 25 phần triệu sẽ gây ra cho heo cay mắt, ho, giảm khả năng chống đỡ bệnh xâm nhiễm, 50 phần triệu heo bị nhức đầu, giảm khối lượng 12%, đến 100 phần triệu gây rát họng, chảy nước mũi, giảm mức tăng khối lượng 30 %. Do vậy mức cho phép tối đa khí NH3 trong chuồng là 25 phần triệu.

2.4. Kết cấu của một chuồng nuôi

* Nền chuồng

Nền chuồng cần cao hơn mặt đất 20 cm, khơng đọng nước, có độ nghiêng khoảng từ 2 – 3 % về phía có rãnh thốt nước. Nền chuồng nhám, không trơn trợt, tránh gây sẩy thai cho heo nái, heo con bị què, sai khớp. Chuồng xây phải có rãnh thốt nước tiểu, nước rửa chuồng. Rãnh quanh chuồng rộng 20 - 30 cm, sâu theo độ dốc từ 10- 15 cm.

* Mái chuồng

- Mái chuồng lỡ

Ưu điểm: thống khí và mát vì ẩm độ và nhiệt độ có thể thốt dễ dàng, mưa, nắng, gió khó tạt vào chuồng.

Nhược điểm: tốn thêm chi phí lợp mái lỡ. - Mái chuồng hai mái

Đặc điểm của chuồng hai mái như sau: chiều cao nóc 4 - 4,5 m; chiều cao dốc 2,5 m; chiều ngang 6,8 - 7 m; hành lang giữa chuồng 1,2 m; chuồng hai mái xây kiên cố bằng gạch, khấu hao lâu hơn và cho chăn nuôi quy mô lớn hơn; khấu hao khoảng 15 – 20 năm; chuồng hai mái tiện chăm sóc khi cho ăn, giảm bớt cơng đi lại. Heo ít xáo trộn khi đóng cửa hai đầu chuồng; điều khơng thuận tiện do nuôi tập trung dễ nhiễm bệnhnhất là bệnh ký sinh trùng.

36

Ưu điểm: tiết kiệm được diện tích so với chuồng 1 mái, mùa lạnh mái sẽ giữ hơi ấm, có thể xây thêm tường ngăn giữa sân nắng và chỗ heo nằm nhờ đó mà ngăn được mưa tạt, gió lùa, nắng rọi vào chuồng.

Nhược điểm: sẽ giữ hơi nóng và ẩm độ trong mùa hè gây hầm nóng vì nhiệt độ và khơng khí ẩm khó thốt ra khỏi hai mái.

- Mái chuồng nóc đơi kiểu này khá thơng dụng ở các trại heo, kích thước tươngtự như kiểu 2 mái nhưng trên nóc được nới lên cao để dễ thốt khí ẩm, khí nóng

Ưu điểm là tiết kiệm diện tích so với chuồng 1 mái. Thơng thống hơn chuồng hai mái vì nhiệt độ, ẩm độ dễ thốt ra theo nóc đơi.

Nhược điểm là tốn kém chi phí, mưa gió có thể lùa tạt vào khe hở giữa các nóc đơi. Khi xây dựng chuồng cần lưu ý một số yếu tố kỹ thuật về máng ăn, vòi nước tự động, hệ thống thiết bị thu phân khô, hệ thống thiết bị thu phân lỏng, thiết bị sưởi ấm và thiết bị chiếu sáng.

Máng ăn của heo phải chứa đủ khẩu phần ăn trong một định kỳ cấp trong mỗi ngày, hạn chế heo làm vãi thức ăn và làm vệ sinh dễ dàng. Máng ăn đơn từng con, chế tạo bằng kim loại, thường được gắn vào thành trước cửa chuồng. Xe cải tiến vận chuyển thức ăn đến trước các ô chuồng, được định lượng và máng được lật ra phía ngồi để đổ thức ăn vào máng, sau đó lật trở lại cho heo ăn.

Vòi uống tự động: vòi nước uống tự động được lắp vào hệ thống nước uống gồm bể nước sạch và đường ống dẫn vào các ơ chuồng. Vịi uống có kiểu ấn (như của gà) và cắn khi heo cắn vào thì nước chảy ra.

Hệ thống thiết bị thu phân khô: ở nước ta việc thu dọn phân chuồng đối với chăn nuôi heo thường dùng các xe cải tiến để thu dọn phân khơ, sau đó dùng các vịi phun nước cao áp để xịt rửa cho chảy vào rãnh phân hai bên chuồng. Rãnh phân tự chảy thường có độ đốc 5 % để nước phân dồn vào bể biogas.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)