Kỹ thuật chăn nuôi heocon

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 63 - 66)

1 .Tình hình chăn ni heo trên thế giới

5. Kỹ thuật chăn nuôi heocon

5.1. Kỹ thuật chăn nuôi heo con theo mẹ

Ni heo con theo mẹ là khâu khó khăn nhất trong chăn nuôi heo. Heo con địi hỏi nhiệt độ chuồng ni khác với heo mẹ. Chuồng phải luôn được giữ sạch và khô. Sự theo dõi của người chăn nuôi trong những giờ đầu sau khi sinh giúp tăng khả năng sống của heo con, nhất là đối với những con nhỏ vóc, yếu hoặc bẹt chân. Thức ăn cho heo con đòi hỏi chất lượng cao và ngon miệng. Mục tiêu cần đạt trong khi nuôi heo con theo mẹ (cai sữa ở 3 tuần tuổi) là tỷ lệ nuôi sống 80 – 90 %, trọng lượng cai sữa lúc heo con 3 tuần tuổi đạt 4,1 – 5,45 kg/con, 4 tuần tuổi đạt 5 – 7,27 kg/con, 5 tuần tuổi đạt 6,36 – 9,1 kg/con

Cắt rốn: dùng kéo đã sát trùng để cắt rốn ở khoảng 5 – 6 cm cách da bụng

và sát trùng nơi cắt bằng cồn iốt 2 % hay thuốc xanh (mỗi ngày sát trùng 2 lần cho đến khi rốn khô).

Cắt răng: cắt 4 răng (răng cửa và răng nanh) ở hàm trên và 4 răng ở hàm

dưới để tránh tổn thương vú heo nái hay tổn thương heo con do bởi heo con giành vú.

Cắt đuôi: để ngừa trường hợp heo cắn đuôi nhau khi nuôi nhốt. Sau khi sinh ra, heo con phải chống đỡ với nhiệt độ bên ngoài, nhất là khi thời tiết lạnh, vì lúc ở bụng mẹ heo ln có nhiệt độ ổn định (37 – 38 0C). Do đó, khi

64

trời lạnh heocon đẻ ra cần có một lị sưởi ấm bằng đèn hồng ngoại hoặc đèn điện thường 100W.

Cần chống gió lùa. Trong những ngày đầu cố gắng cố định đầu vú cho heo con để tạo nên một đàn con đồng đều về khối lượng cho đến khi cai sữa.

Chích sắt cho heo con: phịng chứng thiếu máu do sữa mẹ không cung cấp đủ chất sắt.

Tiêm dung dịch irondextran lúc 3 ngày tuổi và 10 ngày tuổi, mỗi lần tiêm 100 mg sắt.

Thiến heo: để tránh mùi hơi do một nhóm steroit (đặc biệt là 5--

androstetone) xâm nhập vào thịt heo.

Ở Việt Nam heo được thiến lúc 7 – 10 ngày tuổi trong khi nhà chăn nuôi của Hoa Kỳ thường thiến heo ở 1 – 3 ngày tuổi.

Từ sau tuần thứ 3 heo con có sự biến đổi về sinh lý. Nguyên nhân do sữa mẹ giảm dần, đòi hỏi ăn của heo tăng nhưng lúc này heo con lại chưa biết hoặc khơng thích ăn thức ăn có sẵn.

Nếu heo con ăn được phần nào thì lại khơng phù hợp với chức năng sinh lý tiêu hóa của chúng. Mặt khác thức ăn có khi thiếu sắt là chất tham gia cấu tạo hồng cầu. Heo con có thể mọc răng nanh, răng góc hoặc răng hàm trước.

Chính giai đoạn 21 ngày sau khi đẻ cũng là thời kỳ mà heo mẹ có thể động dục trở lại, nên sức tiết sữa giảm, chất lượng sữa kém. Để khắc phục tình trạng này chỉ có một biện pháp duy nhất là tập cho heo con ăn sớm

Có 5 yêu cầu cấp bách phải thực hiện cho heo con ăn sớm:

+ Sữa mẹ sau 3 tuần lễ giảm chất lượng dần. Heo không tập ăn sớm trước thời gian này sẽ khơng ăn được, tiêu hóa được những chất khác hơn sữa mẹ sẽ trở nên thiếu dinh dưỡng, gầy còm.

+ Tập cho heo ăn sớm (lúc 7 - 10 ngày tuổi) là giúp cho heo con tự tìm nguồn chất sắt thiên nhiên trong thức ăn để có đủ sắt tạo hồng cầu, nhờ đó đến giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi ít bị khủng hoảng sinh lí sinh trưởng mà khơng phải dùng sắt tiêm.

+ Tập cho heo con ăn sớm lúc cơ thể còn dự trữ nhiều kháng thể là tập cho cơ thể quen dần, với quần thể vi sinh vật hữu ích trong hệ tiêu hóa, khống chế được các vi sinh vật gây bệnh đường ruột sau này.

+ Tập cho heo con ăn sớm để hệ tiêu hóa tăng thêm sức chứa và dịch tiêu hóa, cần thiết để tiêuhóa thức ăn càng lúc càng nhiều.

65

+ Để có thể ni được heo con dễ dàng khi cai sữa sớm heo con trong tình trạng nái gầy ốm ni q đơng con có thể bị bại nếu như không cắt sữa bầy con.

Như vậy, tập cho heo con ăn sớm là một biện pháp tăng cường sức khỏe của đàn heo con về phương diện dinh dưỡng lẫn bệnh lí, do đó làm tăng tỉ lệ nuôi sống của heo con sẽ cao hơn không tập ăn sớm.

Chất lượng thức ăn heo con tập ăn đảm bảo tỷ lệ protein thô 18 - 19 %, năng lượng trao đổi 3100 - 3200 Kcal/kg, với hàm lượng xơ không quá 4 %.

5.2. Kỹ thuật chăn nuôi heo con sau cai sữa

Ngày nay sự hiểu càng cao hơn về nhu cầu dinh dưỡng và môi trường của heo con, việc cai sữa cho heo con trong khoảng 2 - 4 tuần tuổi ngày nay đã trở thành việc bình thường ở nhiều cơ sở chăn ni, phần lớn nhiều cơ sở chăn nuôi thực hiện cai sữa khi heo con được 24 ngày tuổi.

Muốn cai sữa đạt kết quả tốt trước đó phải: thực hiện chương trình tốt về công tác giống và nuôi dưỡng tốt đối heo nái để đảm bảo đầu con đông và khỏe mạnh. Trong lượng heo con lúc sơ sinh và lúc cai sữa có quan hệ chặtchẽ với nhau.Chăm sóc heo con và heo mẹ trong thời gian bú sữa để đảm bảo heo nặng cân và khỏe mạnh.

5.2.1. Một số đặc điểm heo con sau cai sữa

Trong vòng 20 ngày đầu sau khi heo con cai sữa, từ chỗ heo con đang phụ thuộc vào heo mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa heo con phải sống độc lập và tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Heo con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động của nó.

Sức đề kháng của heo con cịn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh làm cho heo con dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.

Heo con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn, và có thể cắn xé lẫn nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn

5.2.2. Kỹ thuật cai sữa

Đối với heo mẹ: Khi chuẩn bị cai sữa không cho ăn rau xanh, củ quả trước

6 ngày, cho giảm mức ăn vài ngày để giảm hẳn tiết sữa. khi sữa đã cạn cho heo mẹ ăn tăng dần đảm bảo khẩu phần và chuẩn bị cho phối giống tiếp lứa sau, 3-5 ngày sau heo nái sẽ động dục trở lại.

Đối với heo con: Thời gian cai sữa từ 3-5 ngày, hạn chế dần số lần cho bú

66

Không chuyển đổi loại thức ăn heo con ăn hai ngày trước và hai ngày sau cai sữa. Cai sữa gây cho heo con "stress" từ bú sữa sang thức ăn khơ, đường tiêu hóa chưa phát triển, kháng thể cịn bị hạn chế, lơng cịn thưa, mỡ dưới da cịn ít nên việc điều hòa thân nhiệt chưa được hoàn chỉnh, cần được chăm sóc ni dưỡng tốt.

5.2.3. Chăm sóc ni dưỡng heo con sau cai sữa

Tùy theo thời gian cai sữa sớm mà đầu tư ni dưỡng chăm sóc cho đúng Chuồng heo con cai sữa phải được giữ ấm gần như nhiệt độ ở chuồng nuôi heo con theo mẹ.

Chuồng thống, có mật độ thích hợp, nền chuồng có độ dốc 3-50 cho nước dễ thốt, ln khơ ráo. Xử lý phân và nước thải không để tồn đọng, hơi thối. Có đầy đủ máng ăn, máng uống.

Đến ngày cai sữa vẫn giữ đàn heo con ở chuồng cũ 2-3 ngày, sauđó mới chuyển lên chuồng mới. Bố trí các ơ chuồng gần nhau để dễ quen nhau, 7-10 ngày sau ghép thành đàn đơng hơn vào một ơ, có đàn đơng, heo đua nhau ăn, lớn nhanh.

Mức ăn heo con cai sữa 0,5 - 1kg/con/ngày, cho ăn tự do.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)