Các Kiểu chuồng, trại đang được sử dụng hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 36 - 41)

1 .Tình hình chăn ni heo trên thế giới

3. Các Kiểu chuồng, trại đang được sử dụng hiện nay

3.1. Kiểu chuồng

 Kiều chuồng hở

Đặc điểm của loại chuồng hở là nhờ vào sự thơng gió tự nhiên. Chuồng làm 4 mái giữa hai lớp mái có khoảng cách 30 - 35 cm. Chuồng thường kết cấu gồm có 2 dãy, có lối đi ở giữa, độ cao mái trung bình 2,0 - 2,2 m. Tường xây bằng gạch, cao 0,80 - 0,85m, phần còn lại là lưới B40 với hệ thống bạt che những ngày mưa hoặc những ngày mùa đông giá rét. Với hệ thống chuồng này, không

37

cần phải đầu tư quạt hút gió. Các khí độc như NH3, CO2, CO, H2S… được đẩy ra ngồi theo dịng khơng khí lưu thơng từ dưới lên và thốt ra ngồi theo khe hở giữa hai lớp mái.

Hệ thống chuồng hở có 2 ưu điểm: đầu tư thấp, giá thành rẻ hơn so với hệ thống chuồng kín; thơng thống và ánh sáng tự nhiên. Một số nhược điểm của hệ thống chuồng này là: khó có thể kiểm sốt được nhiệt độ và độ ẩm, nhất là những ngày mùa đơng giá rét hoặc ngày hè nóng bức; dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua con đường khuếch tán trong khơng khí, chuột bọ, ruồi, muỗi.

- Kiểu chuồng kín

Trong kiểu chuồng này, tốc độ gió, ẩm độ và nhiệt độ đều được điều chỉnh theo yêu cầu nhờ các thiết bị như dàn lạnh, quạt gió, điện, mạng nước phun sương… Các ô chuồng trong hệ thống này đều được làm bằng sắt lắp ráp và phù hợp cho từng ô nuôi các loại heo khác nhau.

Kiểu chuồng loại này có nhiều ưu điểm như chiếm một diện tích nhỏ nhưng ni được nhiều heo, năng suất trên một đơn vị diện tích khá cao, dễ kiểm tra và dễ phát hiện heonái lên giống và phối giống, dễ chăm sóc heo nái đẻ và ni con, cai sữa heo con, giảm stress cho heo khi sống cạnh nhau. Kiểu chuồng loại này mặc dù giá thành đầu tư ban đầu cao nhưng hiệu quả kinh tế mang lại từ chăn nuôi heo nhanh.

3.2. Đặc điểm thiết kế các kiểu ô chuồng cho các loại heo

Ơ chuồng cho heo nái chửa và chờ phối có kích thước các ơ như sau: rộng 0,65 - 0,7 m; cao 1,0 - 1,3 m; dài 2,2 - 2,4 m. Ở mỗi vách ngăn có các chấn song nằm ngang, khoảng cách giữa các chấn song ngang là 15 cm. Số lượng vách ngăn được tính theo cơng thức: V = n + 1. Trong đó: V: số lượng vách ngăn; n: số lượng các ơ chuồng cần có.

Ơ chuồng cho heo nái đẻ: trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp, trước khi đẻ 7 ngày heo nái được chuyển về chuồng heo đẻ với mục tiêu hạn chế tối đa tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc của heo con từ sơ sinh đến khi cai sữa.

Ở đây chúng được nhốt trong các ơ chuồng có chiều dài: 2,2 - 2,4 m; rộng 1,7 - 2,1 m; chuồng gồm 3 ô: ô heo mẹ ở giữa và 2 ô heo con ở hai bên. Ơ heo mẹ có chiều cao từ 1,0 - 1,3 m, chiều rộng: 0,65 - 0,7 m và chiều dài 2,2 m (nếu máng ăn là máng treo) và 2,4 m (nếu máng ăn là máng bêtơng), dưới đáy có một tấm gỗ để heo con nằm. Cả hai ơ cho heo con đều có chiều dài bằng chiều dài của heo mẹ.

Ưu điểm của chuồng heo nái đẻ và nuôi con: chuồng heo nái đẻ có sàn cao cách mặt đất 0,2 - 0,3 m để thơng gió, tránh ẩm, vệ sinh cho heo mẹ và heo con;

38

heo nái được nuôi nhốt trong ô chuồng sẽ hạn chế đè con, đồng thời có điều kiện sưởi ấm và tập ăn sớm cho heo con; có điều kiện sử dụng núm nước uống và máng ăn riêng cho heo con.

Ơ chuồng ni heo con sau cai sữa: chiều rộng từ 1,5 - 2 m, chiều dài từ 2 - 2,5 m, thành chuồng có độ cao 80 - 85 cm cho heo con khơng nhảy ra ngồi. Khoảng cách giữa các chấn song của thành chuồng là 10 cm. Chuồng có sàn cao cách mặt đất 30 -60 cm. Sàn chuồng được làm bằng các tấm nhựa chuyên dụng, hoặc làm bằng sắt tròn 8 (với khe hở giữa các thanh là 0,8 - 1 cm), nước uống cho heo con được cung cấp qua vòi tự động cao 25 cm từ mặt sàn, thường sử dụng máng ăn tự động.

Chuồng heo lứa (heo thịt, heo hậu bị): chuồng heo lứa, heo thịt, heo hậu bị có thể là chuồng sàn hoặc trên nền xi măng. Xung quanh có các tấm ngăn với các chắn song sắt đảm bảo cho chuồng được thơng thống, thường dùng sắt trịn có đường kính 14 – 16mm.

Các tấm ngăn có độ cao là 0,8 m đảm bảo để heo khơng nhảy được ra ngồi, khoảng cách giữa các chắn song là 10 m. Máng ăn cho heo thịt chủ yếu là máng tự động. Trong trường hợp sử dụng máng dài, máng ăn được thiết kế sao cho phần ở trong chuồng rộng khoảng 30 cm, cịn phần ngồi chuồng là 10m, để thuận tiện cho việc đổ thức ăn vào máng. Chiều rộng ô chuồng bằng chiều dài của máng (3,0 m cho 10 heo), chiều dài của ô khoảng 3 m.

Bảng 4.4: Diện tích chuồng heo lứa, heo thịt và hậu bị

Trọng lượng heo (kg) Diện tích chuồng (m2) Chiều dài máng ăn (m)

15 – 40 40 - 65 65-100 0,5 - 0,6 0,6 - 0,7 0,8 - 0,9 0,20 0,25

(Nguồn: Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).

4.3.3. Số ô chuồng cho từng loại heo

Cách tính số ơ chuồng cho từng loại heo như sau:

Ô chuồng cho heo nái sau cai sữa (chờ phối) và nái chửa

Thời gian chiếm chuồng của heo nái chờ phối và chửa (nếu tính một năm đẻ 2,3 lứa/năm): 365 ngày/2,3 lứa - (7 ngày trước khi đẻ + 28 ngày nuôi con + 7 ngày vệ sinh chuồng) = 117 ngày. Số ngăn cần dự trữ là 10 %.

Số ngăn chờ phối + chửa cần có: 20 nái x 2,3 lứa/năm x 117 ngày chiếm chuồng x 110

39 365 ngày x 100

Chuồng đẻ cho heo nái 16 ô

Thời gian chiếm chuồng = 42 ngày (heo nái vào củi trước 7 ngày + 28 ngày nuôi con + 7 ngày trống chuồng vệ sinh). Số củi để dự trữ chiếm 10 % (khi có nhiều nái đẻ hơn số nhóm nái quy định).

Vậy số cũi đẻ cần là: 20 nái x 2,3 lứa/năm x 42 ngày chiếm chuồng x 110 365 ngày x 100

Ơ chuồng ni cho heo con sau cai sữa

Thời gian chiếm chuồng: 34 ngày (từ 28 ngày đến 60 ngày) + 7 ngày trống chuồng để vệ sinh = 41 ngày. Tỷ lệ ô dự trữ 10 %.

Số ô chuồng úm của heo con sau cai sữa là: 20 náí x 2,3 lứa/năm x 41 ngày x 110, 365 ngày x 100

4. Thực hành: Cách thiết kế, xây dựng chuồng trại nuôi heo 4.1. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu 4.1. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu 4.1. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu

- Vật mẫu: hình ảnh các kiểu chuồng heo - Giấy, viết để vẽ và ghi chép

- Giáo trình mơn học Chăn nuôi heo

4.2. Phương pháp tiến hành

- Sinh viên thực hiện theo hướng dẫn của giảng viên sau khi thao tác.

4.3. Nội dung thực hành

- Giảng viên giới thiệu các hình ảnh các kiểu chuồng ni heo cho sinh viên.

- Nhóm sinh viên thực hiện thiết kế vẽ lại và nêu nhận xét ưu khuyết điểm của kiểu chuồng trên.

- Sau khi thiết kế xong thì tiến hành thảo luận kiểu chuồng ni trên. - Nhóm sinh viên thống nhất kết quả thảo luận.

4.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

- Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kiểm tra kiến thức sinh viên. - Ghi chép đầy đủ những thông tin.

- Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. - Viết bài thu hoạch

40

Câu hỏi ôn tập

1. Hướng chuồng là gì? Theo anh (chị) hướng chuồng phù hợp ở ĐBSCL là hướng

nào?

41

BÀI 5

DINH DƯỠNG – THỨC ĂN CỦA HEO MĐ22-05

Giới thiệu: Các loại thưc liệu sẵn có ở địa phương để phối hơp khẩu phần

phục vụ chăn nuôi heo.

Mục tiêu:

- Về kiến thức: sinh viên hiểu biết sử dụng tốt các loại thưc liệu sẵn có ở địa phương để phối hơp khẩu phần phục vụ chăn nuôi heo.

- Về kỹ năng: sinh viên nắm được công thức để phối hơp khẩu phần phục vụ chăn nuôi heo.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sau khi học xong bài này sinh viên tự tìm hiểu những kiến thức về chăn ni heo, biết sử dụng tốt các loại thưc liệu sẵn có ở địa phương để phối hơp khẩu phần phục vụ chăn nuôi heo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)