Thứcăn dùng để nuôi heo

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 52)

1 .Tình hình chăn ni heo trên thế giới

3. Thứcăn dùng để nuôi heo

Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn ni, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi cho ăn. Có nhiều loại thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau làm tăng giá trị dinh dưỡng của khẩu phần; hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về acid amin, cân bằng về chất khoáng, vitamin... phù hợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó cân bằng acid amin có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp protid, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hưởng đến sự tích luỹ khống và quá trình tạo xương, răng và các quá trình trao đổi chất khác (Võ Văn Ninh, 2006).

Theo Tôn Thất Sơn (2005), thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp) là loại thức ăn đã chế biến sẵn, được tạo thành do một số loại thức ăn phối hợp lại. Thức ăn hỗn hợp có thể đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật, cũng có thể chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật. Người ta chia thức ăn hỗn hợp làm hai loại: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp đậm đặc.

3.1. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

Thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh là hỗn hợp thức ăn có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm theo nhu cầu ở các giai đoạn khác nhau. Với loại thức ăn này, ngồi nước uống ra thì nó khơng cần thêm loại thức ăn nào khác mà vẫn duy trì được sự sống và sức sản xuất cho con vật. Thức ăn hỗn hợp

53

hoàn chỉnh được sản xuất dưới 2 dạng: thức ăn hỗn hợp dạng bột và thức ăn hỗn hợp dạng viên.

Thức ăn hỗn hợp dạng bột

Thức ăn hỗn hợp dạng bột có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ thành phần, cơng thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản (Việt Chương, 2005).

Thức ăn hỗn hợp dạng viên

Theo Lưu Kỷ và Đào Lệ Hằng (2008), thức ăn hỗn hợp dạng viên là loại thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh và được đóng viên, là loại thức ăn rất phổ biến trong chăn nuôi, đối với heo thức ăn dạng viên có tác dụng rất tốt cho tăng trọng và tiết kiệm được thức ăn do hao hụt khi cho ăn. Thức ăn hỗn hợp dạng viên có những ưu điểm như: Gia tăng tính ngon miệng giúp lượng ăn vào nhiều hơn, tăng trọng cao hơn, hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn, khả năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tiết kiệm, dễ sử dụng và bảo quản.

3.2. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc

Thức ăn hỗn hợp đậm đặc gồm: thức ăn bổ sung protein, khoáng và vitamin. Ngồi ra cịn bổ sung thêm kháng sinh, thuốc phòng bệnh. Tùy từng hãng chế biến thức ăn mà có những hướng dẫn về cách sử dụng pha trộn thức ăn hỗn hợp đậm đặc khác nhau.

Người chăn nuôi khi mua thức ăn hỗn hợp đậm đặc trước khi cho heo ăn cần theo hướng dẫn trên nhãn mác sản xuất để biết phải trộn thức ăn đậm đặc với loại thức ăn nào (bắp, cám gạo hay tấm…); tỷ lệ là bao nhiêu để tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc rất thích hợp cho việc chế biến thủ cơng và chăn ni gia đình với quy mơ nhỏ.

4. Thực hành

Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi heo ở địa phương

4.1. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu

- Vật mẫu: hình ảnh các loại thức ăn nuôi heo - Máy ảnh, giấy, viết để vẽ và ghi chép

- Giáo trình mơn học Chăn nuôi heo

4.2. Phương pháp tiến hành

- Sinh viên thực hiện theo hướng dẫn của giảng viên sau khi thao tác.

54

- Giảng viên giới thiệu các hình ảnh các loại thức ăn ni heo.

- Nhóm sinh viên sẽ tổng hợp các hình ảnh thức ăn ni heo và cho biết ni theo phương pháp gì?.

- Nêu nhận xét ưu khuyết điểm các loại thức ăn trên. - Nhóm sinh viên thống nhất kết quả thảo luận.

4.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

- Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kiểm tra kiến thức sinh viên. - Ghi chép đầy đủ những thông tin.

- Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. - Viết bài thu hoạch.

Câu hỏi ôn tập Câu hỏi ôn tập:

1. Anh (chị)cho nhận xét về nhu cầu protein đối với các loại heo? 2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là gì?

55

BÀI 6

CHĂM SĨC NI DƯỠNG CÁC LOẠI HEO MĐ22-06

Giới thiệu: Cách chăm sóc, ni dưỡng các loại heo. Mục tiêu:

- Về kiến thức: Giới thiệu kiến thức chung về cách chăm sóc, ni dưỡng các loại heo.

- Về kỹ năng: Giúp sinh viên nắm vững về kỹ thuật chăn nuôi heo.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sau khi học xong bài này sinh viên có kiến thức về chăn nuôi heo để ứng dụng vào cuộc sống.

1. Những ngun tắc chung về chăm sóc ni dưỡng heo

Việc quản lý heo đưa chúng vào trong đàn giống với chi phí thấp nhất nhưng có năng xuất cao nhất.

Heo cái trước phối giống phải đạt được thể trạng giống, có nghĩa là khơng béo q và cũng khơng gầy q. Chính vì vậy phải chú ý đến hai nhân tố chính sau đây:

Giá trị dinh dưỡng và khẩu phần hợp lý

Thức ăn hợp lý/heo/ngày cho từng giai đoạn phát triển Khẩu phần ăn không hợp lý sẽ dẫn đến:

Khẩu phần cung cấp cho heo không đủ heo sẽ tăng trọng chậm, động dục muộn, dẫn đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu, số trứng rụng ít do đó số con đẻ ra thấp.

Khẩu phần dư thừa so với nhu cầu heo sẽ quá béo, chậm động dục hoặc động dục khơng bình thường, tỷ lệ thụ thai kém, lãng phí kinh tế.

2. Kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản 2.1. Kỹ thuật chăn nuôi heo cái hậu bị 2.1. Kỹ thuật chăn nuôi heo cái hậu bị

Heo cái hậu bị cần khẩu phần có hàm lượng axit amin cao hơn heo đực thiến để tăng trưởng và có tỉ lệ nạc tối đa. Tuy nhiên trong thực tế chăn nuôi, người ta thường cho heo cái ở giai đoạn 20 – 80 kg ăn tự do với khẩu phần giống như heo nuôi thịt đang tăng trưởng.

Vấn đề quan trọng là phải lưu ý lượng thức ăn hằng ngày để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của heo hậu bị trong giai đoạn này. Giới hạn lượng thức ăn còn 2,2 –2,5 kg sau khi đã chọn lọc ở 5 – 5,5 tháng tuổi (70 – 80 kg) với thức ăn hổn

56

hợp có 15– 16 % protein thô, 0,7 % lysine, 0,75 % canxi và 0,6 % phospho tổng số.

Nhiều trại cho heo hậu bị từ 70 – 80 kg trở lên ăn thức ăn hổn hợp của heo nái nuôi con.

Bảng 6.1: Mức thức ăn tiêu thụ của heo cái hậu bị theo các giai đoạn sinh trưởng Trọng lượng heo ( kg ) Lượng thức ăn/ con/ ngày ( kg)

20 – 25 1,0 – 1,2 26 – 30 1,3 – 1,4 31 – 40 1,5 – 1,6 41 – 45 1,7 – 1,8 46 – 50 1,9 – 2,0 51 – 65 2,1 – 2,2 66 – 80 2,1 – 2,3 81 – 90 2,1 – 2,3

(Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn, 2006)

Từ 90 kg thể trọng đến 10 ngày trước khi phối giống, mức ăn là 2,0 – 2,2 kg. Trước khi phối giống 10 ngày cho ăn tăng lên 3,0 – 3,2 kg/ngày nhằm tăng khả năng rụng trứng và thụ thai của heo nái.

Bảng 6.2: Ảnh hưởng của chế độ ăn đến số lượng trứng rụng/chu kỳ Giai đoạn thành thục Trước phối giống Số trứng rụng

Ăn tự do Ăn tự do 13,9

Ăn tự do Ăn hạn chế 11,1

Ăn hạn chế Ăn tự do 13,6

Ăn hạn chế Ăn hạn chế 11,1

57

Tuổi phối giống lần đầu

Thành thục sớm và động dục đều đặn theo chu kỳ là hai vấn đề quan trọng ở heo cái hậu bị. Phần lớn heo cái động dục lần đầu ở khoảng 5 – 8 tháng tuổi. Nếu heo đã động dục 1 hay 2 lần trước khi đạt đến trọng lượng phối giống (heo khoảng 110 – 120 kg) thì số heo con sơ sinh ở lứa 1 sẽ cao. Số heo con sơ sinh ở lứa một nếu phối giống ở các chu kỳ động dục khác nhau.

Bảng 6.3: Số heo con/ổ ở lứa 1

Chu kỳ động dục Số heo con/ổ ở lứa 1

Đầu tiên Thứ nhì Thứ ba Thứ tư 8 10 11 11,5

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tuân, 2000)

Tuy nhiên số heo con tăng trong ổ đẻ có thể khơng đủ bù lại chi phí do ni heo cái hậu bị kéo dài, do đó người ta thường phối heo cái hậu bị ở lần động dục thứ hai. Những biến động về giá thức ăn, chi phí lao động, triển vọng xuất bán… có thể làm nhà chăn ni không muốn phối giống sớm cho heo cái hậu bị, khi ấy tuổi phối giống lần đầu có thể đến 8 tháng tuổi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục

Giống heo: heo nội hay heo cải tiến động dục sớm hơn heo giống ngoại. Trong số heo giống ngoại thì Landrace động dục sớm nhất (bình quân 6 tháng tuổi). Heo lai có tuổi thành thục sớm hơn heo thuần từ 1 – 4 tuần.

Dinh dưỡng: thức ăn xấu làm kéo dài tuổi thành thục.

Nuôi nhốt: không nên nhốt quá 20 heo trong một chuồng, diện tích cho một heo khoản 1,5 – 2 m2/con.

Nuôi cách ly: thiếu tiếp xúc heo cái khác hay heo đực làm kéo dài tuổi thành thục

Mùa trong năm: ở các nước ôn đới, heo thành thục chậm nếu chúng được sinh ra vào mùa đông và mùa xuân.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh tật cũng là yếu tố đóng góp vào sự rối loạn trong hoạt động của buồng trứng và đường sinh dục, từ đó có thể kéo dài tuổi thành thục.

58

+ Động dục và phân phối giống bình thường 60-70 % + Phải xét lại khả năng sinh sản 20-30 %

+ Không động dục 5-10 %

Quyết định tuổi phối giống lần đầu cho heo hậu bị tùy thuộc 2 yếu tố: + Thể trạng nái đạt yêu cầu để duy trì sức sản xuất ở các lứa kế tiếp + Có được nhiều heo con đẻ ra cịn sống ở lứa một (9 heo con trở lên) Cần chủng ngừa heo vào khoảng 2 tuần trước khi phối giống để chống lại các bệnh gây chết thai như giả dại, dấu son, do Leptospira, do parvovirus. Không nên chủng ngừa ở thời điểm phối giống hay trong vòng một tháng đầu của thai kỳ.

Khoảng 10 ngày trước khi phối giống theo dự kiến, có thể tăng lượng thức ăn mỗi ngày (tăng 50 – 100 % tùy theo thể trạng heo) để heo xuất nhiều noãn hơn, nghĩa là hy vọng tăng số heo con sơ sinh trong lứa đầu

2.2. Kỹ thuật chăn nuôi heo cái mang thai

Nuôi dưỡng: nuôi heo nái chửa cho khẩu phần vừa đủ không để béo quá,

gầy quá.

Thời kỳ hậu bị và chửa kỳ 1 (3 tháng đầu) phải nuôi hạn chế là chỉ hạn chế mức năng lượng tránh béo, còn các chất dinh dưỡng khác không hạn chế, đảm bảo đủ tiêu chuẩn khẩu phần.

Mức ăn ở giai đoạn 2 của heo nái tăng 15 – 20 % cao hơn mức ăn ở giai đoạn 1, trong đó cho tăng tỷ lệ protein để bào thai phát triển mạnh, duy trì cơ thể heo mẹ và tăng tích lũy cho tiết sữa.

Dinh dưỡng khẩu phần heo nái chủa cho heo nái ngoại và heo nái ngoại x heo nái ngoại có mức ăn, năng lượng trao đổi và protein như ở bảng 6.4.

Bảng 6.4: Dinh dưỡng khẩu phần heo nái chửa

Chỉ tiêu Chửa kỳ 1 Chửa kỳ 2

Mức ăn (kg) ME (Kcal) CP (%) 1,8 – 2 2800 – 3000 13 – 14 2,2 – 2,4 2800 – 3000 15 - 16 (Nguồn: Lê Hồng Mận, 2007)

Chăm sóc: vận động có tác dụng làm cho heo nái khoẻ mạnh, 4 chân vững

chắc, tránh quá béo trong thời gian chửa, heo mẹ dễ đẻ sau này. Vì vậy đối với heo nái chửa kỳ 1, cho vận động 2 lần/ ngày, mỗi lần1–1,5 giờ; Chửa kỳ 2 vận

59

động 1lần/ ngày, 7– 10 ngày trước khi đẻ ngừng vận động. Hạn chế vận động đối với những heo bụng quá to, vú xệ, quét đất. Khi vận động, sân bãi phải bằng phẳng, khơng có vũng nước đọng, khơng q trơn, quá dốc để tránh sẩy thai ở heo.

Chuồng trại: không sử dụng chuồng 2 bậc, không nhốt quá đông trong 1 ô

chuồng.

Chuồng đảm bảo luôn khô, sạch, ấm áp mùa đơng, thống mát mùa hè, thơng thoáng.

Trước khi đẻ 7 – 10 ngày nên chuyển tới chuồng chờ đẻ, nuôi cá thể.

2.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo cái giai đoạn đẻ

Chuẩn bị chuồng trại: trước khi heo đẻ 5 – 7 ngày, lơn nái chửa được kiểm tra và cho chúng tắm rửa sạch sẽ và chuẩn bị ổ đẻ cho heo. Nếu chăn nuôi heo công nghiệp, chúng ta phải di chuyển heo mẹ lên chuồng đẻ (lồng đẻ) đã được vệ sinh sạch sẽ.

Chuồng đẻ đảm bảo khô, sạch, ấm áp, thơng thống, n tĩnh, kín đáo, có hệ thống sưởi ấm, có rơm khơ cắt ngắn độn chuồng.

Chuẩn bị dụng cụ hộ lý đỡ đẻ cho heo: khi heo sắp đẻ (có chửa ngày thứ 114) và thấy heo biểu hiện các triệu chứng tha rác làm tổ, bồn chồn không yên, mắt đỏ, nước mắt nhiều hay đái ỉa vặt, bụng sa, mơng sụt, có nhiều dịch nhầy tiết ra ở âm mơn, dính rác.

Tính tình trở nên dữ tợn. Đó là heo sắp đẻ. Ta cần chuẩn bị dụng cụ hộ lý, đỡ đẻ chochúng bao gồm một thúng, 1 khay có kéo, chỉ khâu, cồn Iode, kìm bấm răng, giẻ sạch, sổ sách ghi chép. Heo thường đẻ vào ban đêm (80 %) vì vậy phải trực để đỡ đẻ. Heo đẻ con nào, bắt ngay con ấy ra, dùng giẻ sạch lau khơ thân mình, bấm răng, cắt rốn, có chỉ khâu thắt rốn trước khi cắt, sát trùng, cân trọng lượng sơ sinh, rồi cho bú sữa đầu. Khi cho bú sữa đầu phải tiến hành cố định đầu vú cho chúng. Sưởi ấm ngay cho heo con, đặc biệt về mùa mưa.

3. Kỹ thuật chăn ni heo cái ni con 3.1 Mục đích 3.1 Mục đích

Chăn ni heo nái ni con cần đạt được một số mục tiêu như: heo nái có năng suất sữa cao, tỷ lệ nuôi sống của heo con đến khi cai sữa cao tối đa, heo nái hao mịn thấp và chóng phối giống trở lại sau khi tách con.

3.2. Kỹ thuật chăm sóc

Yêu cầu: cần tạo môi trường cho phù hợp để nái ăn được nhiều và tiết sữa

60

đến mức ăn, sức khoẻ và khả năng tiết sữa của nái. Nhiệt độ thích hợp 17 – 210C nếu nóng quá làm nái giảm ăn, tiết sữa kém, dễ mắc bệnh. Nếu nóng kéo dài, nái dễ bỏ ăn và mất sữa.

Heo con còi cọc, tiêu chảy. Giai đoạn này heo nái cần được cung cấp dinh dưỡng cao để tiết sữa nuôi con, chất dinh dưỡng cung cấp tạo ra sữa như: đạm, năng lượng, canxi, phospho. Nếu bị hụt, bắt buộc huy động từ cơ thể ra để tạo sữa, nên làm cho cơ thể gầy sút, giảm thể trọng mỗi lứa đẻ 12 %. Mức huy động canxi, phospho làm xương mềm yếu, gây bại liệt. Khẩu phần giai đoạn này không đủ cơ thể sẽ huy động đạm để tạo sữa ảnh hưởng đến cơquan sinh dục như buồng trứng, các tuyến nội tiết. Hậu quả là khả năng sinh sản thấp, các lứa đẻ kéo dài, chờ phối kéo dài, số heo con lứa sau giảm.

Hộ sinh và chăm sóc heo nái đẻ, heo con sơ sinh:

Chăn nuôi heo nái nuôi con cần đạt được một số mục tiêu như: heo nái có năng suất sữa cao, tỷ lệ nuôi sống của heo con đến khi cai sữa cao tối đa, heo nái hao mịn thấp và chóng phối giống trở lại sau khi tách con.

3.2.1. Chuẩn bị cho heo nái đẻ

Có khu heo đẻ riêng biệt, yên tĩnh. Tẩy uế sạch sẽ, khử trùng tồn bộ nền chuồng, ơ chuồng, sàn chuồng, thành chuồng nái đẻ bằng nước vôi hay chất khử trùng và để tránh thời gian từ 3 - 5 ngày trước khi đưa heo nái vào nơi đẻ. Căn cứ vào ngày phối giống có chửa để dự tính ngày đẻ, phải chuyển heo vào nơi đẻ trước từ 5 - 7 ngày để heo làmquen với nơi đẻ.

Trước ngày heo đẻ 2 - 3 ngày, cần tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngồi da. Heo nái chữa cần chăm sóc chu đáo, tránh va chạm và khơng lùa chuyển đi xa hoặc cắn nhau để tránh sẩy thai. Cần xoa bóp bầu vú cho heo nái trước khi đẻ một tuần và giảm lượng thức ăn phòng tắc sữa, sốt sữa, sưng vú sau

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)