Kỹ thuật chăn nuôi heođực giống

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 67 - 70)

1 .Tình hình chăn ni heo trên thế giới

7. Kỹ thuật chăn nuôi heođực giống

Ở đàn heo giống, những yếu tố quan trọng chi phối mức lợi nhuận là sức tăng trưởng, sức sinh sản và khả năng truyền lại những đặc tính tốt cho đời sau.

Về phương diện tăng trưởng, heo đực cần đạt mức tăng trọng cao, tiêu tốn ít thức ăn và độ dày mỡ lưngthấp (cho nhiều thịt nạc). Ngoài ra chúng phải sản sinh đủ số lượng tinh trùng có khả năng thụ tinh, biểu hiện tính hăng, phối giống đạt tỉ lệ thụ thai cao và sản xuất nhiều heo con/ổ.

Để đạt được những điều đó chúng ta cần phải chọn đực giống tốt, thực hiện tốt khâu chăm sóc ni dưỡng và quản lý sử dụng đực giống.

7.1. Nuôi dưỡng

Chất lượng thức ăn cho heo đực giống phải có năng lượng trao đổi 3000 – 3100 Kcal/kg thức ăn, 17 - 18 % protein thô, và đủ các chất dinh dưỡng khác, vitamin, khoáng. Mỗi lần heo đực giống phối giống hoặc được lấy tinh cần bồi dưỡng bổ sung 2 trứng gà, 0,5 kg giá đậu xanh, lúa mầm, 1 - 2 kg rau xanh. Nhu cầu vitamin A, D, E và khoáng Ca, P rất quan trọng cho heo đực giống. Công thức phối trộn thức ăn cho heo đực giống có CP là 16 - 18 % và ME là 2900 - 3200 Kcal/kg được trình bày ở bảng 6.5.

Bảng 6.5: Công thức phối trộn thức ăn cho heo đực giống

Nguyên liệu Tỷ lệ (%)

Bắp 65

Cám tốt 20

68

Khô lạc nhân 5,0

Bột cá nhạt 2,5

Vôi chết 1

Muối 0,2

Premix khoáng – vitamin 0,3

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu chăn ni Bình Thắng, 2002)

Số lần cho heo đực giống ăn hàng ngày tùy theo loại heo: heo 15 - 40 kg cho ăn 4 lần/ngày, heo 45 - 60 kg cho ăn 3 lần/ngày, heo 60 - 120 kg cho ăn 2 lần/ngày, heo đựclàm việc (phối giống) cho ăn 2 lần/ngày. Khi heo từ 80 - 90 kg cần cho ăn hạn chế để tránh heo béo sẽ phối giống kém.

Bảng 6.6: Mức ăn hàng ngày của heo đực giống

Khối lượng heo (kg) Số lượng thức ăn (kg)

20 1,0 25 1,1 30 1,3 40 1,6 50 1,9 60 2,2 70 2,4 80 2,5 90 – 120 2,5

(Nguồn: Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)

7.2. Chăm Sóc

Cần tắm chải thường xuyên cho heo đực giống trong mùa hè và những ngày nắng ấmmùa đông, những ngày trời lạnh phải chải cho heo. Chú ý là sau khi cho phối giống hoặc lấy tinh không cho ăn và tắm ngay, ít nhất 30 phút sau mới cho ăn.

69

Hàng ngày cho heo đực giống vận động thả ra sân chơi, heo đực giống 80 - 90 kg trở lên hàng ngày vận động đi lại một lần để cho cơ thể heo hoạt động toàn diện sẽ làm việc phối giống tốt hơn.

7.3. Quản lý và sử dụng heo nọc

Quản lý và sử dụng heo nọc như sau:

Heo đực hậu bị cần được ni theo nhóm cho tới 30 tuần tuổi để chúng có thể phát triển khả năng giao phối.

Cần có máng ăn riêng cho mỗi heo để ta theo dõi lượng thứcăn tiêu thụ. Tuy nhiên, khi heo đực 12 tuần tuổi có thể nhốt riêng nó ở một chuồng chỉ cách chuồng khác bằng chấn song để nó tiếp xúc thường xun với heo khác.

Heo nọc có vận động thì mới khỏe mạnh và sung sức. Chuồng cần có sân vận động cho heo nọc với diện tích gấp 2 đến 3 lần chỗ ăn ngủ của chúng.

Cửa chuồng chắc chắn để phịng heo nọc đi ra ngồi cắn lộn với heo đực giống khác hay phối nái bừa bãi. Nên cho heo nọc ra sân chơi hay hành lang để vận động mỗi ngày.

Nên có chuồng phối riêng để tránh tổn thương chân của heo nọc. Diện tích chuồng phối khoảng 9 m2, nền chuồng không trơn trợt. Chuồng này nên ở khu heo nái chờ phối vì động tác phối giống của heo nọc và pheromone từ nọc có thể kích thích heo nái động hớn.

Nhiệt độ cao trong chuồng nuôi là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm tính hăng, hư hại tinh trùng và phẩm chất tinh dịch.

Nhiệt độ môi trường khoảng 31 – 35oC trong vịng 72 giờ khơng làm giảm phẩm chất tinh dịch ngay tức khắc và hậu quả xấu chỉ xảy ra vào khoảng 3 - 5 tuần sau khi heo sống trong nhiệt độ cao như thế. Tuy nhiên heo nọc sẽ sản xuất tinh dịch bình thường vào khoảng tuần thứ 9 sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Thân nhiệt cao cũng gây hậu quả tương tự.

Phần lớn heo đực thành thục (có khả năng xuất tinh và tinh trùng có thể thụ tinh nỗn) trong khoảng 5 - 8 tháng tuổi. Khi heo ở 110 - 125 ngày tuổi, dịch hồn có thể có tinh trùng rất sớm nhưng khả năng thụ tinh thấp và heo đực vẫn chưa hồn chỉnh tập tính sinh dục.

Sau khi đến tuổi thành thục, heo đực tiếp tục phát triển khả năng giao phối nếu được nhốt kế chuồng của heo nái hay heo cái tơ đã thành thục.

Heo đực lai phát triển tính dục nhanh hơn heo bố mẹ thuần. Khi lai thuận nghịch giữa giống Duroc và Hamshire, con đực lai đã hơn giống bố mẹ khoảng 16 % khối lượng dịch hoàn và 25 % số lượng tinh trùng trong dịch hoàn lúc 7,5

70

tháng tuổi. Chúng cũng hăng hơn và cho tỷ lệ đậu thai cao hơn. Do đó cần tận dụng ưu thế của đực lai trong chương trình lai để sản xuất heo ni thịt.

Heo nọc có dịch hồn lớn thì có thể phối nhiều lần trong tuần. Vì kích thước dịch hồn nhỏ nên cho heo nọc tơ phối hai lần mỗi tuần trong vịng một đến hai tháng, sau đótăng dần số lần phối đến tối đa 6 lần mỗi tuần từ tháng tuổi 10 - 12. Heo đực tơ chỉ nênphối một lần trong ngày. Heo nọc trên 12 tháng tuổi có thể phối 2 lần trong ngày nhưnghai lần này phải cách xa nhau và sau đó phải cho nọc nghĩ ngơi một ngày.

Sử dụng nọcquá nhiều hay để nọc nghĩ ngơi lâu quá (4 tuần trở lên) đều làm giảm tỷ lệ đậu thai và số con đẻ ra.

Khi heo đực tơ chưa quen phối giống, nên cho chúng phối những heo cái hậu bị hiền lành và động dục mạnh trong chuồng mà heo đực quen thuộc. Có thể cho heo đực tơ quan sát động tác phối của heo nọc khác trước khi cho nó phối nái tơ. Nên dùng heo nọc không quá 3 năm vì như vậy heo nọc sẽ trở nên nặng nề và tiến bộ di truyền tăng chậm. Chọn lọc kỹ và dùng nọc trong thời gian ngắn (1 - 1,5 năm) là phương cách hữu hiệu để tăng nhanh cải thiện di truyền trong đàn.

Tóm lại, những yếu tố làm heo nọc giảm tính dục bao gồm: - Nhiệt độ chuồng nuôi cao (lớn hơn 29,5oC)

- Nuôi cách ly trong giai đoạn tăng trưởng

- Bị ức chế bởi heo nọc hay nái khác, có những bất ổn trong các lần tập phối giống trước đó.

- Dinh dưỡng kém hay thể trạng xấu - Đau chân, bệnh

- Khơng đủ kích thích tố cần thiết cho hoạt động tính dục hay khơng nhận đủ kích thích từ heo cái

- Sử dụng nọc quá nhiều, nọc lớn tuổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)