Kỹ thuật chăn nuôi heo cái nuôi con

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 62)

1 .Tình hình chăn ni heo trên thế giới

3. Kỹ thuật chăn nuôi heo cái nuôi con

Chăn nuôi heo nái nuôi con cần đạt được một số mục tiêu như: heo nái có năng suất sữa cao, tỷ lệ nuôi sống của heo con đến khi cai sữa cao tối đa, heo nái hao mịn thấp và chóng phối giống trở lại sau khi tách con.

3.2. Kỹ thuật chăm sóc

u cầu: cần tạo mơi trường cho phù hợp để nái ăn được nhiều và tiết sữa

60

đến mức ăn, sức khoẻ và khả năng tiết sữa của nái. Nhiệt độ thích hợp 17 – 210C nếu nóng quá làm nái giảm ăn, tiết sữa kém, dễ mắc bệnh. Nếu nóng kéo dài, nái dễ bỏ ăn và mất sữa.

Heo con còi cọc, tiêu chảy. Giai đoạn này heo nái cần được cung cấp dinh dưỡng cao để tiết sữa nuôi con, chất dinh dưỡng cung cấp tạo ra sữa như: đạm, năng lượng, canxi, phospho. Nếu bị hụt, bắt buộc huy động từ cơ thể ra để tạo sữa, nên làm cho cơ thể gầy sút, giảm thể trọng mỗi lứa đẻ 12 %. Mức huy động canxi, phospho làm xương mềm yếu, gây bại liệt. Khẩu phần giai đoạn này không đủ cơ thể sẽ huy động đạm để tạo sữa ảnh hưởng đến cơquan sinh dục như buồng trứng, các tuyến nội tiết. Hậu quả là khả năng sinh sản thấp, các lứa đẻ kéo dài, chờ phối kéo dài, số heo con lứa sau giảm.

Hộ sinh và chăm sóc heo nái đẻ, heo con sơ sinh:

Chăn nuôi heo nái nuôi con cần đạt được một số mục tiêu như: heo nái có năng suất sữa cao, tỷ lệ nuôi sống của heo con đến khi cai sữa cao tối đa, heo nái hao mịn thấp và chóng phối giống trở lại sau khi tách con.

3.2.1. Chuẩn bị cho heo nái đẻ

Có khu heo đẻ riêng biệt, yên tĩnh. Tẩy uế sạch sẽ, khử trùng tồn bộ nền chuồng, ơ chuồng, sàn chuồng, thành chuồng nái đẻ bằng nước vôi hay chất khử trùng và để tránh thời gian từ 3 - 5 ngày trước khi đưa heo nái vào nơi đẻ. Căn cứ vào ngày phối giống có chửa để dự tính ngày đẻ, phải chuyển heo vào nơi đẻ trước từ 5 - 7 ngày để heo làmquen với nơi đẻ.

Trước ngày heo đẻ 2 - 3 ngày, cần tắm chải heo mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngồi da. Heo nái chữa cần chăm sóc chu đáo, tránh va chạm và khơng lùa chuyển đi xa hoặc cắn nhau để tránh sẩy thai. Cần xoa bóp bầu vú cho heo nái trước khi đẻ một tuần và giảm lượng thức ăn phòng tắc sữa, sốt sữa, sưng vú sau khi sanh.

Chuẩn bị trang thiết bị chuồng trại và dụng cụ (điện, nước, máng ăn, ô úm, đèn sưởi).

Cho heo mẹ ăn: khi trong chuồng chờ đẻ, heo mẹ được cho ăn như khi chúng đang chữa kỳ 2, tức là từ 2,5-3 kg/con/ngày, trước khi đẻ 3 ngày giảm thức ăn xuống từ 3 kg – 2 kg – 1 kg/con/ngày. Ngày heo đẻ có thể khơng cho ăn để tránh sốt sữa.

3.2.2. Hộ sinh và chăm sóc heo nái đẻ, heo con sơ sinh

Kiểm tra ngày dự kiến đẻ (115 - 2 ngày kể từ ngày phối). Quan sát biểu hiện của heo nái như: Nái sắp sinh thường ăn ít hay khơng ăn, thường có tiếng kêu rền của nái sắp đẻ, nái thường ủi phá nền chuồng gọi là hiện tượng quần ổ.

61

Đó là tập qn khi chưa thuần hố, heo ủi nền đất cắn cỏ để tạo một tổ ấm khi đẻ. Do đó, để nái ít hao tốn năng lượng do việc quần ổ, ta nên trải rơm, cỏ khô vào chuồng cho nái nằm.

Nái sắp sinh thường có thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, thường đi lại không yên trong chuồng hay đi phân, đi tiểu nhiều lần (gọi là đi mót) làm cho chuồng trại dơ bẩn, cần vệ sinh sạch sẽ khô ráo chuồng để tránh nhiễm trùng cho heo con và bộ phận sinh dục nái sau khi đẻ.

Nái sắp đẻ phải có bộ vú phát triển rõ rệt so với khi chưa mang thai: các núm vú dài ra, quầng núm rộng, nếu heo sắc lơng trắng thường có quầng núm vú và núm vú màu đỏ hồng, hai hàng vú tạo thành hai bệ sữa chạy dọc vùng bụng, có rãnh phân chia riêng biệt hai hàng vú và các vú. Điều này không thấy được khi nái chưa mang thai, do vậy nếu sau khi phối không phát hiện nái động dục trở lại, mà sau 3 tháng khơng có hiện tượng phát triển bộ vú như trên xem như nái bị nâng không sinh sản được.

Khi nặn khám đầu vú chưa thấy có sữa non thì chắc chắn nái chưa đẻ trong 4-6 giờ

Nái sắp sinh thường có thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, thường đi lại không yên trong chuồng hay đi phân, đi tiểu nhiều lần (gọi là đi mót) làm cho chuồng trại dơ bẩn, cần vệ sinh sạch sẽ khô ráo chuồng để tránh nhiễm trùng cho heo con và bộ phận sinh dục nái sau khi đẻ.

Khi nặn khám đầu vú chưa thấy có sữa non thì chắc chắn nái chưa đẻ trong 4-6 giờ sắp tới. Nếu bắt đầu có sữa non rịn ra đầu vú qua hai lỗ tia sữa thì trong vịng 6giờ nái sẽ hạ thai. Nếu nặn khám đầu vú thấy các vú đều có sữa non vọt thành tia dài thì trong vịng 2 giờ sẽ hạ thai. Nếu thấy bộ phận sinh dục có nước nhờn màu hồng và có lợn cơn những hạt như hạt đu đủ (đó là cứt su heo con bài tiết ra) thì trong nửa giờ sau sẽ hạ thai. Nếu thấy nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi quẩy đi rặn đẻ thì chỉ vài mươi giây sau nái sẽ hạ thai.

Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ đẻ như khăn lau, kìm cắt nanh, nước ấm, cồn iod.... Chuẩn bị ô úm sưởi ấm cho heo con (nhiệt độ thích hợp cho heo con sơ sinh là 30 - 32 0C).

Giữ yên tĩnh cho heo trong khi đẻ. Khi heo đẻ, bọc nước ra trước, heo con ra theo, sau đó bình thường cứ 10 phút đẻ ra một con. Thời gian đẻ từ 2 - 3 giờ, nếu lâu từ 8 – 10 giờ là heo mẹ yếu, có thể do suy dinh dưỡng hoặc bị bệnh. Trường hợp này heo con dễ bị ngạt chết. Khi đẻ heo nằm nghiêng một phía, bốn chân duỗi thẳng, thỉnh thoảng lưng co, bụng thót rặn đẻ, lúc đó là con sắp ra.

62

Nếu bình thường cứ để tự nhiên, khơng can thiệp. Khi đẻ heo nái ít quan tâm đến con đẻ ra, heo nái khi trở mình dễ đè chết con, cần theo dõi sát sao.

Heo nái thường đẻ vào buổi chiều tối và đêm, ít khi đẻ ban ngày và sáng sớm. Cần phảitrực tiếp theo dõi đến lúc đẻ xong. Nếu heo đẻ bọc cần xé bọc ngay sau khỉ ra khỏi âmhộ để heo con khỏi chết ngạt. Nếu heo con bị ngạt, có thể hà hơi vào mồm heo con,nâng hai chân trước lên xuống trong 5 phút, heo sẽ sống và khỏe dần.

Thời gian nái đẻ thường kéo dài từ 2 - 4 giờ, có thể đến 5 giờ. Nếu quá thời gian trên, cần có sự can thiệp hoặc chích oxytocine 5 - 10ml/con (tuỳ theo trọng lượng heo nái). Theo dõi âm hộ, nếu có mủ hoặc viêm nhiễm cần xử lý như: rửa âm hộ bằng thuốc tím 7 ‰ hoặc chích Oxytocine liều nhẹ 5 UI/nái/ngày hoặc kháng sinh để chống viêm nhiễm.

Cho heo con sơ sinh bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì các lý do sau: cung cấp kháng thể thụ động cho heo con, cung cấp năng lượngcho heo con sơ sinh. Với heo nái sau khi đẻ, ngày đầu tiên thường không cho ăn mà chỉ cho uống nước.

Sáng ngày thứ hai cho ăn khoảng 1,5 kg, sau đó cho ăn tăng dần, từ ngày thứ bảy trở đi cho ăn tự do theo nhu cầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi heo (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)