6. Kết cấu đề tài
1.2. Các nội dung lý luận của đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp
1.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo nhân viên bán hàng
1.2.4.1. Mục đích:
Đánh giá kết quả đào tạo là một cơng việc rất khó khăn, phức tạp nhưng lại rất cần thiết và quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu về đào tạo đã đặt ra có đạt được hay khơng, phản ứng của NVBH đối với chương trình đào tạo thế
nào, NVBH tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng gì cũng như họ ứng dụng những điều đã học như thế nào vào công việc và cuối cùng là kết quả mà doanh nghiệp có được đào tạo. Từ đó, giúp doanh nghiệp phát hiện những mặt hạn chế, yếu kém để kịp thời khắc phục cho lần sau. Việc đánh giá kết quả đào tạo NVBH là một việc khó khăn và phức tạp, có kết quả định lượng được, có kết quả khơng định lượng được, dẫn đến nhiều đánh giá có thể mang tính chủ quan, cảm tính và thậm chí sai lệch. Chính vì vậy, việc đánh giá phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc theo 2 nội dung cơ bản là: Đánh giá kết quả học tập của học viên và đánh giá tình hình thực hiện cơng việc của họ sau đào tạo.
1.2.4.2. Các nội dung đánh giá kết quả đào tạo NVBH:
a. Đánh giá kết quả học tập của học viên:
- Mục đích: Nhằm xác định xem sau chương trình đào tạo, sau khóa học hay lớp học mà người lao động tham gia (học viên), họ đã tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng gì? Ở mức độ nào?
- Các hình thức đánh giá kết quả học tập
+ Phỏng vấn: Là việc sử dụng các câu hỏi khác nhau để kiểm tra học viên, trong đó chú trọng đến các câu hỏi mở là những câu hỏi mà câu trả lời có thể dưới dạng một ý kiến, hay một lời bình luận để kiểm tra kiến thức tổng quát của học viên.
+ Trắc nghiệm: Thông qua bảng câu hỏi trắc nghiệp Đúng – Sai; Có – Khơng, chọn câu trả lời đúng… để trắc nghiệm kiến thức, trắc nghiệm trí thơng minh (IQ), trắc nghiệm sự linh hoạt, nhanh nhẹn, tháo vát (EQ), kỹ năng giao tiếp… của học viên.
+ Báo cáo dưới dạng một chuyên đề, khóa luận, dự án: Học viên có thể tự chọn hoặc được giao một vấn đề (lý thuyết hoặc thực tế) cần phải giải quyết trong DN nói chung hoặc trong DN mà họ đang làm việc. Các khóa luận, chuyên đề, dự án được xem xét, đánh giá trên cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý, được đánh giá cả tính hợp lý, khả thi và hiệu quả.
+ Xử lý các tình huống: Các tình huống có thật hoặc các tình huống giả định được nêu ra để học viên nghiên cứu, phân tích và tìm ra phương án trả lời tốt nhất. Quyết định của học viên trong việc xây dựng và lựa chọn phương án sẽ đánh giá được kết quả học tập và năng lực của học viên. Ngồi ra, trong q trình đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy cho NVBH cũng cần chú ý kiểm tra phản ứng của học viên trên lớp xem phản ứng của học viên trước những nội dung được học trên lớp, thái độ trong quá trình học tập có hứng thú, nhiệt tình với nội dung học tập hay khơng để có cái nhìn tồn diện về đánh giá kết quả học tập của học viên. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thường được lượng hóa bằng các mức điểm theo các thang điểm mà DN hoặc cơ sở đào tạo lựa chọn, như thang điểm bằng số hoặc bằng chữ, với các mức điểm tương ứng với mức độ kết quả như xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém…. Như
vậy, việc đánh giá kết quả học tập của học viên, một mặt giúp cho DN nắm được tình hình học tập của học viên, qua đó đánh giá được kết quả, mục tiêu đạt được của q trình đào tạo, của khóa học, chương trình đào tạo… Mặt khác, giúp cho học viên biết được mức độ kiến thức mà học có được, cũng như những thiếu hụt kiến thức, kỹ năng hay phẩm chất nghề nghiệp mà họ cần bổ sung. Tuy nhiên, cách đánh giá kết quả học tập mới chỉ là bề ngoài chứ chưa phản ảnh đúng thực chất kết quả của công tác đào tạo. Muốn vậy, cần phải đánh giá tình hình và kết quả thực hiện cơng việc của học viên sau q trình đào tạo.
b. Đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo NVBH
* Mục đích: Ngồi việc đánh giá kết quả từ phía người học, cũng cần phải đánh giá kết quả và hiệu quả của quá trình đào tạo NVBH để phát hiện và làm rõ những tồn tại, hạn chế của công tác này và những nguyên nhân của chúng, từ đó có những biện pháp nhằm khắc phục, sửa chữa những tồn tại đó ở tất cả các khâu cơng việc của quá trình đào tạo NVBH.
* Nội dung đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo NVBH: Việc đánh giá này được tập trung vào các vấn đề sau:
- Các mục tiêu đào tạo NVBH đề ra có đạt được như mong muốn của DN hay không? Mức độ đạt được (hoặc không đạt) mục tiêu là bao nhiêu? Nguyên nhân chủ yếu là gì?
- Các NVBH tham gia đào tạo có đạt được mục tiêu đào tạo của bản thân học hay không? Ở mức độ nào?
- Nội dung chương trình đào tạo hay khóa học có phù hợp với thực tế cơng việc của học viên hay không?
- Phương pháp giảng dạy đã tối ưu chưa? Có phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên trong q trình học tập khơng?
- Kết quả đào tạo có xứng đáng với những chi phí tiền bạc, thời gian và cơng sức của DN và của những người tham gia hay không?...
*Đánh giá hiệu quả đào tạo NVBH: Đánh giá và định lượng hiệu quả đào tạo qua một số chỉ tiêu hiệu quả, so sánh hiệu quả đào tạo (hoặc chương trình đào tạo) với hiệu quả của các hoạt động đầu tư khác để ra quyết định có nên đầu tư vào hoạt động đào tạo hay nên đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Phương pháp đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo: Về cơ bản, việc đánh giá được tiến hành bằng cách so sánh, phân tích tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại, hoặc so sánh giữa chi phí và lợi nhuận bình qn của DN trước và sau q trình đào tạo, hoặc là phân tích tình hình tăng (giảm) thu nhập của người lao động trước và sau khi đào tạo. Dưới đây là phương pháp đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo bằng cách so sánh tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại:
* Xác định các chi phí vật chất trong đào tạo, bao gồm:
- Chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật cơ bản như xây dựng trường, lớp, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu, tài liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy.
- Chi phí cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và đội ngũ giảng viên tham gia quá trình đào tạo
- Học bổng hoặc tiền lương trả cho người lao động trong thời gian đi học (nếu có) - Chi phí cơ hội do người lao động tham dự các khóa học nên khơng thực hiện được các cơng việc thường ngày của họ.
- Các chi phí khác….
* Xác định các lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại: Lợi ích này được xác định bằng khoản chênh lệch giữa lợi ích hàng năm do NVBH mang lại cho DN lúc trước và sau đào tạo. Tuy nhiên, việc xác định lợi ích này cũng rất khó khăn và phức tạp do mức chênh lệch về lợi ích bằng tiền như trên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, không phải chỉ duy nhất do đào tạo mang lại. Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp so sánh này để đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo cũng chỉ mang tính chất tương đối.
* Đối với các chương trình đào tạo hoặc khóa học ngắn hạn có thời gian ≤ 1 năm thì việc tính tốn chênh lệch giữa chi phí và lợi ích bằng tiền để đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo là đơn giản, cịn đối với các chương trình đào tạo hay khóa học kéo dài nhiều năm thì phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo giá trị hiện tại của các dịng lợi ích và chi phí, chủ yếu là chỉ tiêu “giá trị hiện tại thuần” (NPV) và Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR). Trong nhiều trường hợp, đào tạo NVBH không những mang lại các giá trị kinh tế mà còn mang lại nhiều giá trị tâm lý xã hội.
c. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện cơng việc của học viên sau đào tạo:
- Mục đích: Nhằm đánh giá chính xác và đúng thực chất kết quả đào NVBH cũng như kết quả học tập của học viên thông qua tình hình và kết quả thực hiện cơng việc của họ sau đào tạo. Vì mục đích của đào tạo NVBH là nhằm giúp người lao động thực hiện công việc của họ trong hiện tại hoặc tương lai một cách tốt nhất, đạt kết quả cao nhất.
- Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản tình hình và kết quả thực hiện công việc sau đào tạo: Năng suất lao động và mức tăng năng suất lao động sau đào tạo so với trước đào tạo của học viên; Chất lượng và hiệu quả công việc; Tinh thần trách nhiệm; Hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị; Tác phong làm việc; Tinh thần hợp tác; Hành vi ứng xử…