Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại Siêu thị điện máy Pico- Trung tâm bán hàng số 4 (Trang 32)

6. Kết cấu đề tài

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh

doanh nghiệp

1.3.1 Yếu tố môi trường bên ngồi DN

1.3.1.1 Nhân tố mơi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua sắm của khách hàng, tác động tới công tác đào tạo NVBH của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu và theo dõi sự biến động của kinh tế để có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường bao gồm: mức lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, quan hệ giao lưu quốc tế,...

- Mơi trường văn hóa – xã hội: Cơng ty cần phân tích các yếu tố văn hố - xã hội

để phát hiện ra những cơ hội và đe dọa tiềm tàng của doanh nghiệp. Những thay đổi về địa lý, văn hóa xã hội và nhân khẩu có ảnh hưởng quan trọng đến hầu như tất cả các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và người tiêu thụ. Vì thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực sự có chất lượng tốt nhưng nếu khơng được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Chính thị hiếu, tập quán người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng dân tộc và phản ánh yếu tố văn hóa, lịch sử, tơn giáo của từng địa phương, từng quốc gia. Điều này chi phối trực tiếp tới việc đào tạo NVBH để thích nghi với thị trường và khách hàng.

- Môi trường khoa học- công nghệ: Hiện nay công nghệ kỹ thuật đang rất phát

triển, theo đó các loại thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho cơng tác đào tạo nhân viên bán hàng cũng ngày càng được cải tiến, góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo bán hàng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ - kỹ thuật là một yếu tố có sự thay đổi liên tục, vì thế nó mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội cũng như đe dọa. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự chuyển giao công nghệ không những ảnh hưởng đến các sản phẩm dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả khách hàng, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Mơi trường chính trị - pháp luật: Môi trường này bao gồm hệ thống pháp luật,

các văn bản dưới luật, các cơng cụ chính sách của nhà nước,… Cơng tác này ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của đào tạo NVBH như hồn thiện chính sách đãi ngộ, bảo vệ quyền lợi người lao động,…

1.3.1.1 Nhân tố mơi trường ngành

- Khách hàng: Khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu và đòi hỏi DN phải đáp

ứng những nhu cầu của họ một cách tốt nhất.. Với mỗi tập khách hàng, đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Do đó, NVBH cần

phải được trang bị đầy đủ mọi kiến thức, kỹ năng, phẩm chất thái độ để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, mà NVBH sẽ có vai trị rất lớn trong việc tạo dựng lịng tin, uy tín của doanh nghiệp với khách hàng và lôi kéo được những khách hàng tiềm năng.

- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những nhân tố có ảnh

hưởng đến đào tạo đội ngũ NVBH của doanh nghiệp. Bởi nếu doanh nghiệp khơng có chương trình, kế hoạch đào tạo nhân viên hợp lý, không tạo ra cơ hội thăng tiến cho họ; trong khi đối thủ cạnh tranh lại có thể cung cấp rất nhiều kiến thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết giúp đội ngũ nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, kết quả bán hàng tốt hơn thì chắc chắn đối thủ cạnh tranh sẽ có khả năng thu hút và giữ chân nhân viên giỏi và đồng thời gây sức ép cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp trong việc ký hợp đồng với khách hàng, gây ảnh hưởng đến kết quả bán hàng của họ. Hơn thế nữa, với vai trò là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào bản thân đội ngũ NVBH, do vậy các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau về chất lượng, giá thành, sự đa dạng về mẫu mã chủng loại của sản phẩm, mà điều quan trọng hơn đó là năng lực, khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên, nhất là NVBH.

- Thị trường lao động: Số lượng và chất lượng nhân lực cung ứng trên thị trường

lao động của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo NVBH của doanh nghiệp. Trường hợp chất lượng và số lượng đảm bảo từ thị trường lao động, các doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư nhiều cho việc đào tạo nhân viên và ngược lại. Hơn nữa, khi thị trường lao động cung cấp đội ngũ nhân viên làm việc tốt, có khả năng thích ứng nhanh cũng như đảm bảo năng lực làm việc sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

1.3.2. Yếu tố môi trường bên trong DN

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chiến lược kinh doanh nói lên mục

tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển,đặt ra các yêu cầu khác nhau về trình độ, năng lực chun mơn. Mục tiêu của đào tạo là nhằm thực hiện mục tiêu của DN, để DN phát triển đúng những mục tiêu đã đề ra. Chiến lược nhân sự cho biết sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình lao động một cách chi tiết, từ đó có thể lượng hóa được nhu cầu về số lượng cũng như về chất lượng lao động, cơ cấu ngành nghề và trình độ chun mơn sẽ biến động trong tương lai để xác định nhu cầu đào tạo nhân viên sát với thực tế.

- Quan điểm và năng lực của nhà quản trị bán hàng: Trong doanh nghiệp, nhà quản trị là những người đưa ra các quyết định liên quan đến đào tạo và phát triển nhân viên, thậm chí họ là những người tham gia trực tiếp trong quá trình đào tạo nhân viên của mình. Quan điểm của nhà quản tri ̣ là sẽ sử dụng người tài như thế nào? Đào tạo

nguồn cán bộ lãnh đạo kế cận hay không? Phân cấp, cơ chế phối hợp như thế nào? Chế độ đãi ngộ có thỏa đáng hay khơng? Để đẩy mạnh cơng tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp địi hỏi đội ngũ nhà quản trị, khơng chỉ là nhà quản trị cấp cao mà còn nhà quản trị cấp trung và cơ sở phải có nhận thức đúng đắn vai trị của hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên. Đồng thời, nhà quản trị cần biết nhận xét, đánh giá và nhận định thực tế trong hiện tại và tương lai, từ đó có quyết định đúng đắn và kịp thời cho kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu của công việc với mục tiêu cuối cùng là giành được kết quả cao trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đặc điểm sản phẩm hàng hóa dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp: Mỗi

doanh nghiệp kinh doanh từng sản phẩm khác nhau, hoặc lĩnh vực kinh doanh có những đặc thù về sản phẩm, dịch vụ; chiến lược, mục tiêu kinh doanh, … sẽ đưa ra những yêu cầu riêng cho doanh nghiệp về nội dung đào tạo nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu, phương pháp đào tạo, kết quả đào tạo, …. Những yêu cầu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo và phát triển NVBH của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách, chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp.

- Tài chính: Đào tạo nhân viên là hoạt động địi hỏi những khoản chi phí nhất

định, vì vậy cần phải có ngân sách riêng cho công tác đào tạo. Ngân sách phải được thiết lập một cách đầy đủ và chính xác dựa trên cơ sở khả năng tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, lợi ích của các chương trình đào tạo NVBH.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là một nhân tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến

phương pháp đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp. Mỗi phương pháp đào tạo đòi hỏi các phương tiện hỗ trợ khác nhau, phù hợp với từng phương pháp, cần có cơ sở vật chất thuận tiện để quá trình đào tạo đạt được kết quả cao.

- Nguyện vọng, năng lực và trình độ của NVBH: Trong doanh nghiệp, nhu cầu đào tạo của mỗi người là khác nhau, điều đó tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực, ý chí phấn đấu vươn lên và cả điều kiện cá nhân của họ khi làm việc tại doanh nghiệp. Nhu cầu thay đổi khơng chỉ đối với từng vị trí ở cấp quản trị hay trong cơ cấu tổ chức mà còn đối với từng người. Nhu cầu của NVBH là nhu cầu làm việc ở vị trí và với cơng việc như thế nào, trong môi trường ra sao, thu nhập bao nhiêu? Nhà quản trị cần hiểu được để có những phương hướng cụ thể phù hợp với từng NVBH thì mới phát huy được hết khả năng của họ trong công việc.

- Nguyện vọng, năng lực và trình độ của NVBH: Trong doanh nghiệp, nhu cầu

đào tạo của mỗi người là khác nhau, điều đó tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực, ý chí phấn đấu vươn lên và cả điều kiện cá nhân của họ khi làm việc tại doanh nghiệp. Nhu cầu thay đổi không chỉ đối với từng vị trí ở cấp quản trị hay trong cơ cấu tổ chức mà còn đối với từng người. Nhu cầu của NVBH là nhu cầu làm việc ở vị trí và với công việc như thế nào, trong môi trường ra sao, thu nhập bao nhiêu? Nhà quản trị cần hiểu

được để có những phương hướng cụ thể phù hợp với từng NVBH thì mới phát huy được hết khả năng của họ trong cơng việc. Trình độ, năng lực chun mơn của đội ngũ nhân viên là căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên trong doanh nghiệp về đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo.

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY PICO - TRUNG

TÂM BÁN HÀNG SỐ 4 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Pico

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty Cổ phần Pico được biết đến từ hơn 10 năm trước, cơng ty hiện là một trong những cơng ty uy tín hàng đầu Việt Nam chun về kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh, công nghệ cao, gia dụng. Không ngừng mở rộng quy mô và phát triển một cách bền vững, Công ty Cổ phần Pico đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu uy tín trong nước. Hiện nay cơng ty có 25 chi nhánh siêu thị trên tồn quốc và công ty vẫn đang hướng tới việc mở rộng quy mơ thị phần của mình.

Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay, Công ty Cổ phần Pico đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:

- Trước năm 2004, công ty hoạt động dưới dạng các đại lý, cửa hàng bán các sản phẩm điện tử.

- Năm 2004, cơng ty có tên là Cơng ty cổ phần Đại lý các sản phẩm điện tử: + Tên giao dịch : Electric Goods Agent Joint Stock Company.

+ Tên viết tắt : EGA, JSC.

+ Trụ sở chính : 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội.

+ Trong giai đoạn này cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103005590 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/11/2004 và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam số 13/1999QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua.

- Đến ngày 25/08/2006 công ty đổi tên lại là: ‘‘Công ty cổ phần điện tử NANO’’. Với trụ sở không đổi, vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng, với người đại diện pháp luật là Giám đốc: Hồng Học Hải.

- Ngày 07/02/2007 cơng ty một lần nữa đổi tên thành: ‘‘Công ty cổ phần điện tử PICO’’. Và phát triển thêm kinh doanh ở lĩnh vực giáo dục mầm non với địa chỉ và số lượng vốn điều lệ không thay đổi.

- Ngày 11/04/2008 công ty lại một lần nữa đổi tên kinh doanh của mình và lấy tên: “Cơng ty cổ phần Pico” với trụ sở không thay đổi và phát triển thêm 1 số lĩnh vực kinh doanh mới như: bất động sản, dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách đường bộ. Và với số vốn điều lệ tăng lên 50 tỷ đồng và người đại diên pháp luật của công ty không đổi. Ngày 29/04/2008 công ty lại thay đổi đăng ký kinh doanh lần nữa. Lần đăng kí này sự đổi khác chỉ có ở lĩnh vực kinh doanh khi cơng ty mở rộng kinh

doanh thêm là xuất nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh và người đại diện pháp luật của cơng ty là Chủ Tịch HĐQT: Phạm Hồi Sơn.

- Đến nay thì Cơng ty Cổ phần Pico có trụ sở chính tại Số 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng và Tổng giám đốc là ông Trịnh Đức Tuấn.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần Pico:

Tên đăng ký giấy phép kinh doanh công ty: Công ty Cổ phần Pico – Trung

tâm bán hàng số 4

Tên hoạt động kinh doanh: Hệ thống Siêu thị điện máy Pico Trụ sở chính: Số 173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 0102018260 sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp

ngày 25/08/2006

Đại diện pháp luật: Trịnh Đức Tuấn Chức vụ: Tổng Giám đốc

Quốc tịch: Việt Nam

Quy mô lao động: 1436 người Website: https://pico.vn/ Vốn điều lệ: 200 tỷ đồng.

Tầm nhìn chiến lược của Pico là trở thành nhà bán lẻ điện máy số 1 Miền Bắc & hàng đầu Việt Nam. Sứ mệnh của Pico là gia tăng giá trị lợi ích cho khách hàng; chất lượng dịch vụ cao cấp; đem lại lợi ích cho người lao động.

Một số danh hiệu, giải thưởng công ty đạt được trong những năm qua:

- Cúp thương hiệu vàng, chứng nhận bởi Bộ Thương Mại & Hiệp hội chống hàng giả năm 2008&2009;

- Top 10 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam do VNR bình chọn trong 3 năm liên tiếp 2015, 2016, 2017;

- Top 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam trong khuôn khổ bảng xếp hạng Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương trong 5 năm 2013, 2014, 2015 và 2017, 2018 do Tạp chí bán lẻ Châu Á bình chọn;

- Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2015.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

2.1.2.1. Chức năng của Công ty Cổ phần Pico:

Công ty cổ phần Pico tiến hành kinh doanh các sản phẩm được phép lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty thực hiện khâu mua chủ yếu là hình thức mua đứt bán đoạn, ngồi ra có một ít lượng hàng được nhập dưới hình thức kí gửi, cho bầy mẫu, nhận đại lí...với mục tiêu tăng doanh số bán ra, tìm kiếm lợi nhuận và phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng. Công ty thực hiện chức năng lưu thơng hàng hóa trong q trình tổ chức, q trình vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Thông qua

việc hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận, nâng cao lợi ích của cơng ty đồng thời có nguồn tài chính đảm bảo cho cơng ty hoạt động có hiệu quả.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của cơng ty cổ phần Pico:

Công ty tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh các sản phẩm điện máy nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Ngoài ra doanh nghiệp phải tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lí khai thác sử dụng có hiệu quả vốn và tuân thủ chế độ chính sách, chế độ quản lí kinh tế hiện hành của nhà nước. Thực hiện đúng chế độ quản lí tài

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại Siêu thị điện máy Pico- Trung tâm bán hàng số 4 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)