Mơ hình nghiên cứu sau phân tích EFA

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 80 - 125)

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Các giả thiết nghiên cứu sau phân tích EFA:

o H1: Nhân tố nội bộ có tác động đến công tác quản lý nợ xấu tại ACB

o H2: Nhân tố khách hàng có tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB

o H4: Nhân tố mơi trường kinh doanh có tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB

o H5: Nhân tố pháp luật có tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB

o H6: Nhân tố quản trị có tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB

o H7: Nhân tố bất khả kháng có tác động đến công tác quản lý nợ xấu tại ACB

2.4.3.5. Kiểm định mơ hình bằng phân tích hồi quy bội

Phương trình hồi quy có dạng như sau:

NX = β0β1*NBβ2*KHβ3*NLβ4*MTβ5*PLβ6*QTβ7*BKK

Tiến hành hồi quy chúng ta gom nhóm và tính giá trị trung bình cho các nhóm mới dựa vào giá trị mà biến thể hiện.

Nhằm xác định, đo lường và đánh giá mức độ liên quan của các biến đến công tác quản lý nợ xấu tại ACB, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội đối với 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng thu được từ phần phân tích nhân tố khám phá ở trên. Kết quả thu được được thể hiện trong bảng 2.13.

Bảng 2.13: Phân tích hồi quy

Model Summaryb

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Model R R Square Durbin-Watson

1 .770a .593 .577 .34885 2.011

a. Predictors: (Constant), BKK, KH, PL, QT, NB, MT, NL b. Dependent Variable: BP

Kết quả trong bảng 2.13 cho giá trị R2 = 0,557; giá trị R2 cho biết rằng các biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích được 55,7% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng 2.14 phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 36,638 giá trị sig = 0,000, bước đầu cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 2.14: Phân tích phương sai ANOVA

ANOVAb

Sum of Squares

Model df Mean Square F Sig.

1 Regression 31.210 7 4.459 36.638 .000a Residual 21.418 176 .122 Total 52.628 183 a. Predictors: (Constant), BKK, KH, PL, QT, NB, MT, NL b. Dependent Variable: BP

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Đại lượng thống kê Durbin-Watson = 2,011 (bảng 2.13) nằm trong đoạn chấp nhận từ 1 đến 3 nên hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập khơng xảy ra. Vì vậy, mơ hình hồi quy trên có thể được chấp nhận cho thấy khơng có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có ý nghĩa là mơ hình hồi quy khơng vi phạm giả định về tính độc lập của sai số.

Bảng 2.15: Bảng hệ kết quả phân tích hồi quy Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics Model t Sig. Std. Error

B Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .115 .171 .670 .504 NB .192 .078 .169 2.470 .014 .494 2.024 KH .042 .047 .055 .908 .365 .629 1.591 NL .118 .073 .111 1.630 .105 .497 2.014 MT .204 .068 .200 3.020 .003 .526 1.903 PL .119 .040 .157 2.979 .003 .831 1.203 QT .075 .036 .120 2.067 .040 .689 1.452 BKK .206 .037 .306 5.542 .000 .759 1.317 a. Dependent Variable: BP

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Nhìn vào bảng 2.15, ta thấy có nhóm biến KH và NL có hệ số Sig. >5% nên tiến hành loại bỏ biến có hệ số Sig. lớn nhất là KH, chạy lại mơ hình hồi quy.

Bảng 2.16: Bảng hệ kết quả phân tích hồi quy lần 2 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error

Beta Tolerane VIF

1 (Constant) .131 .170 .769 .443 NB .196 .078 .172 2.521 .013 .495 2.019 NL .146 .066 .137 2.224 .027 .605 1.654 MT .206 .068 .202 3.050 .003 .526 1.901 PL .118 .040 .155 2.948 .004 .832 1.202 QT .081 .036 .129 2.257 .025 .710 1.409 BKK .206 .037 .306 5.549 .000 .759 1.317 a. Dependent Variable: BP

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Đến lần kiểm tra này cho thấy các hệ số Sig. đều nhỏ hơn 5% nên đảm bảo yêu cầu của dữ liệu, thể hiện mối quan hệ tương quan giữa nhóm yếu tố độc lập và phụ thuộc. Theo kết quả trên thì có 6 nhóm biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, có nghĩa là ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu tại ACB. Mức độ ảnh hưởng tỷ lệ thuận với hệ số B.

Từ bảng 2.16 chúng ta lập được phương trình hồi quy bội thể hiện mức độ ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu của ACB như sau:

Quản lý nợ xấu = 0,196*NB + 0,146*NL + 0,206*MT + 0,118*PL + 0,081*QT + 0,206*BKK + 0,131

Nhận xét:

Qua phương trình hồi quy, ta thấy được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến biến độc lập – công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng. Các hệ số β đều là hệ số

dương nên ảnh hưởng tỷ lệ thuận với công tác quản lý Nợ xấu, điều này cho thấy mơ hình là phù hợp.

Ảnh hưởng lớn nhất là nhóm biến Bất khả kháng (BKK) và biến Môi trường

kinh doanh (MT) với hệ số 0,206. Chủ yếu là do suy thoái kinh tế, biến động môi trường kinh doanh, tác động từ thị trường thế giới, sự mất ổn định và thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật. Nhóm biến Nội bộ (NB) vả Năng lực (NL) cũng gây tác động tới nợ xấu với hệ số lần lượt là 0,196 và 0,146. Nguyên nhân là do: năng lực của ban lãnh đạo trong việc xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ xấu, hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng q nóng, đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng kém, thiếu kiểm tra giám sát sau cho vay, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Nhóm ảnh hưởng thấp nhất trong nghiên cứu này là nhóm Quản trị (QT) với hệ số 0,081.

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại NHTM CP Á Châu2.5.1. Kết quả đạt được 2.5.1. Kết quả đạt được

ACB đã thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/QĐ – NHNN: ACB đã thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 trong Quyết định 493 kể từ ngày 29/11/2010. Phân loại nợ theo Điều 7 giúp ACB đánh giá chính xác, tồn diện về tình hình tài chính cũng như phi tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ, tình hình hoạt động kinh doanh, triển vọng ngành, trình độ quản lý...của khách hàng, không chỉ dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng như Điều 6. Do đó, q trình này sẽ phản ánh chính xác thực trạng nợ xấu, từ đó ACB sẽ có các giải pháp thích hợp, nhằm hồn thiện cơ chế chính sách kinh doanh tín dụng theo hướng an tồn và hiệu quả hơn, tránh tình trạng mất khả năng kiểm sốt khi rủi ro xảy ra. Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những thế mạnh của ACB khi NH dồn nhiều nguồn lực cho việc phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn cũng như việc quyết liệt trong công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Hiện tại, việc phân loại nợ của ACB được áp dụng theo cả phương pháp định lượng và định tính, do đó có thể đánh giá tồn diện hơn tính chất các khoản vay và năng lực người vay vốn

ACB đã xây dựng và áp dụng thành cơng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và tích hợp hệ thống này với hệ thống phân loại nợ tự động. Đây là tiền đề để ACB hoàn thiện các quy trình thủ tục cấp tín dụng qua đó giúp cho cơng tác quản lý nợ xấu tồn ngân hàng ngày càng hồn thiện hơn. Ngồi ra nó cịn giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay, hồn thiện quy trình tín dụng và chính sách khách hàng, phục vụ quản lý tín dụng, phân loại nợ và trích lập DPRR.

Cơng nghệ hiện đại và thường xuyên được cập nhật, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nợ xấu tại ACB. Việc áp dụng phần mềm tự động giúp cho nhân viên ngân hàng có thể truy cập và lưu trữ thông tin vào kho thơng tin tồn hệ thống ngân hàng một cách dễ dàng. Dự án tự động hóa pháp lý chứng từ đã hoàn tất, giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro tín dụng.

ACB cũng tích cực áp dụng nhiều biện pháp để xử lý, thu hồi nợ xấu tùy vào tình hình của khách hàng. Các biện pháp ACB sử dụng rất linh động tùy tình hình cụ thể của mỗi khách hàng. Ngoài ra, để xử lý, thu hồi nợ tốt hơn ACB cũng đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACBA: Với mạng lưới ACBA rộng khắp, liên kết với toàn bộ chi nhánh của ACB trên toàn quốc giúp cho ACBA và các chi nhánh của ACBA có thể lập, kiểm tra, cập nhật cũng như kiểm soát các hồ sơ một cách thuận tiện, nhanh chóng. Qua đó, ACBA cũng có thể dễ dàng kiểm sốt tồn bộ hồ sơ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng. Trung tâm Phê duyệt tín dụng tập trung được thành lập, góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng phê duyệt. Tổ xử lý nợ tại các cụm, khu vực cũng được hình thành nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt, xử lý nợ.

2.5.2. Hạn chế của công tác quản lý nợ xấu

Bên cạnh những thành tựu đạt được, cơng tác quản lý nợ xấu cịn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể:

Việc phân nhóm nợ của ACB theo QĐ 493 còn phụ thuộc nhiều vào thời gian đáo hạn, mà khơng chú trọng đến khả năng thanh tốn, giá trị thực của TSĐB. Trên thực tế, ACB có nhiều món nợ được đánh giá là nợ xấu vì khơng có khả năng thanh tốn khi đến hạn, nhưng vẫn chưa xếp vào nhóm nợ xấu vì chưa đến thời gian đáo hạn. Việc phân loại nợ theo QĐ 493 không phản ánh đúng thực trạng nợ xấu tại ngân hàng, ngoài ra mức trích lập dự phịng chênh lệch rất lớn giữa các nhóm nợ, nên để hạn chế trích lập dự phòng rủi ro cao ảnh hưởng thu nhập của ngân hàng, ACB cũng hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3 thơng qua việc gia hạn nợ, điểu đó làm cho con số nợ xấu ACB không phản ánh đúng thực tế.

Năng lực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro của ban lãnh đạo điều hành còn nhiều hạn chế. Cơ cấu cho vay của ACB còn tập trung lớn vào cho vay một số các doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với các cổ đơng lớn. Mức tín dụng cấp cho các đối tượng này là rất lớn với những điều kiện dễ dãi đã đẩy nợ xấu tăng cao; trong khi các quy định giám sát hầu như chưa thể chế tài trường hợp này.

Năng lực nhận biết gian lận khi phân tích khách hàng của các cán bộ làm cơng tác tín dụng cịn yếu kém. Đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh u cầu về trình độ học vấn tốt thì cịn phải cần rất nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, phải có kỹ năng phân tích tổng hợp thơng tin trên nhiều lĩnh vực hoạt động, từ đó mới có thể đánh giá tồn diện, chính xác thơng tin khách hàng. Trình độ nhân lực cịn hạn chế sẽ là rào cản gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc chủ động ngăn ngừa rủi ro phát sinh cũng như xử lý những rủi ro đã phát sinh. Với những chính sách thu hút nhân lực kém hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác, đặc biệt ngân hàng nước ngoài sẽ làm cho ACB gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài để đáp ứng những nhu cầu kinh doanh mới và hiện tại

Hoạt động xử lý nợ của ACB chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, ACB vẫn chủ yếu xử lý nợ xấu từ dự phòng RRTD để bù đắp tổn thất. Thêm vào đó, để tránh ảnh hưởng đến thu nhập, có nhiều khoản nợ đã khơng được trích lập DPRR một cách đầy đủ. Biện pháp xử lý nợ thông qua bán nợ cho VAMC khơng thực sự xóa được nợ, biện pháp khai thác TSBĐ cũng được sử dụng nhưng với quy trình xử lý nợ

bằng khai thác, phát mãi TSBĐ tốn rất nhiều thời gian và công sức, làm giảm hiệu quả xử lý nợ.

Công ty xử lý nợ ACBA hoạt động còn nhiều hạn chế. Các nghiệp vụ xử lý nợ của cơng ty cũng cịn một số nhược điểm, chưa thực sự chủ động trong các công tác thu hồi nợ, chưa có đầy đủ chức năng nghiệp vụ của một công ty chuyên đề về xử lý nợ như ở các nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Thu nợ xấu chưa đạt được kế hoạch giao.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thiếu thông tin về khách hàng hoặc thơng tin khơng chính xác. Đối với hoạt động tín dụng thì địi hỏi thơng tin phải có độ tin cậy cao khi đó các phán quyết mới chính xác và mới bảo đảm được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả. Môi trường thông tin không minh bạch, chất lượng và độ tin cậy chưa cao gây khó khăn cho ACB trong việc thu thập thông tin hỗ trợ việc xếp hạng tín dụng, phân loại nợ. Thơng tin từ CIC là nguồn thông tin chủ yếu mà ngân hàng sử dụng, nhưng nguồn thông tin này rất thiếu nguyên nhân chủ yếu là vì các ngân hàng muốn che giấu nợ xấu nên không cung cấp đủ thông tin cho CIC, chưa thoả mãn nhu cầu thông tin của ngân hàng. Thêm vào đó, nhân viên thẩm định phụ thuộc quá nhiều vào thông tin đầu vào do khách hàng cung cấp, không quan tâm đến các nguồn thông tin khác: từ cơ quan thuế, ngân hàng khác...dẫn đến đánh giá sai lệch, gây rủi ro cho ngân hàng.

Thiếu sự tách bạch giữa HĐQT và Ban Điều hành ACB: Từ sự cố tháng 8/2012, có thể thấy vai trị của HĐQT và Ban điều hành ở ACB chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, xảy ra trường hợp một thành viên HĐQT tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý, từ đó thu lợi riêng cho một nhóm đối tượng và gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho ngân hàng.

Trình độ chun mơn cán bộ tín dụng khơng đáp ứng được địi hỏi của việc phân loại nợ: việc đánh giá các chỉ tiêu đều do chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện, nhưng thực tế cho thấy do khối lượng công việc ngày càng quá tải dẫn đến số nhân viên nghỉ việc hàng năm tại ACB là rất lớn, nhất là chuyên viên quan

hệ khách hàng nên áp lực cho các nhân viên còn lại rất nặng nề, dẫn đến nguy cơ khơng kiểm sốt được toàn diện và đầy đủ tình hình khách hàng mình đang phụ trách. Những nhân viên mới vào làm hiện nay đều có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này, do đa phần đều là các sinh viên mới ra trường. Do đó, năng lực đánh giá chấm điểm tín dụng nội bộ còn yếu. Một bộ phận nhân viên lại thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy trình tín dụng, bng lỏng quản lý dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra, yếu tố đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng còn yếu kém, nhiều cán bộ ngân hàng tìm cách che giấu, gian lận, đánh giá sai khoản vay cũng làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng.

Môi trường pháp lý hoạt động thiếu đồng bộ. Môi trường pháp lý có vai trị rất quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, nên các nước đều rất chú trọng đồng bộ hố và hồn thiện các văn bản pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Tại Việt Nam, có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, nhiều quy định chồng chéo nhau gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng. Hệ thống luật pháp liên quan đến việc quản lý nợ xấu tuy đã được ban hành, nhưng

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 80 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w