2.5. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại NHTM CP Á Châu
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thiếu thông tin về khách hàng hoặc thơng tin khơng chính xác. Đối với hoạt động tín dụng thì địi hỏi thơng tin phải có độ tin cậy cao khi đó các phán quyết mới chính xác và mới bảo đảm được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả. Môi trường thông tin không minh bạch, chất lượng và độ tin cậy chưa cao gây khó khăn cho ACB trong việc thu thập thông tin hỗ trợ việc xếp hạng tín dụng, phân loại nợ. Thông tin từ CIC là nguồn thông tin chủ yếu mà ngân hàng sử dụng, nhưng nguồn thông tin này rất thiếu nguyên nhân chủ yếu là vì các ngân hàng muốn che giấu nợ xấu nên khơng cung cấp đủ thông tin cho CIC, chưa thoả mãn nhu cầu thông tin của ngân hàng. Thêm vào đó, nhân viên thẩm định phụ thuộc quá nhiều vào thông tin đầu vào do khách hàng cung cấp, không quan tâm đến các nguồn thông tin khác: từ cơ quan thuế, ngân hàng khác...dẫn đến đánh giá sai lệch, gây rủi ro cho ngân hàng.
Thiếu sự tách bạch giữa HĐQT và Ban Điều hành ACB: Từ sự cố tháng 8/2012, có thể thấy vai trò của HĐQT và Ban điều hành ở ACB chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, xảy ra trường hợp một thành viên HĐQT tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý, từ đó thu lợi riêng cho một nhóm đối tượng và gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho ngân hàng.
Trình độ chun mơn cán bộ tín dụng khơng đáp ứng được đòi hỏi của việc phân loại nợ: việc đánh giá các chỉ tiêu đều do chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện, nhưng thực tế cho thấy do khối lượng công việc ngày càng quá tải dẫn đến số nhân viên nghỉ việc hàng năm tại ACB là rất lớn, nhất là chuyên viên quan
hệ khách hàng nên áp lực cho các nhân viên còn lại rất nặng nề, dẫn đến nguy cơ khơng kiểm sốt được toàn diện và đầy đủ tình hình khách hàng mình đang phụ trách. Những nhân viên mới vào làm hiện nay đều có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này, do đa phần đều là các sinh viên mới ra trường. Do đó, năng lực đánh giá chấm điểm tín dụng nội bộ cịn yếu. Một bộ phận nhân viên lại thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy trình tín dụng, bng lỏng quản lý dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Ngoài ra, yếu tố đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng còn yếu kém, nhiều cán bộ ngân hàng tìm cách che giấu, gian lận, đánh giá sai khoản vay cũng làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng.
Môi trường pháp lý hoạt động thiếu đồng bộ. Mơi trường pháp lý có vai trị rất quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, nên các nước đều rất chú trọng đồng bộ hố và hồn thiện các văn bản pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Tại Việt Nam, có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, nhiều quy định chồng chéo nhau gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng. Hệ thống luật pháp liên quan đến việc quản lý nợ xấu tuy đã được ban hành, nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa bao quát được hết các tình huống có thể phát sinh như việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ. Xử lý tài sản đảm bảo cũng là một trở ngại không nhỏ với ACB khi chưa được tự phát mại tài sản, nhất là khi khách hàng không thỏa thuận, hợp tác, chây ỳ để kéo dài thời gian trả nợ và nhiều khi cơ quan chức năng không hỗ trợ hiệu quả. Biện pháp cuối cùng có thể áp dụng là chuyển hồ sơ khởi kiện làm mất nhiều thời gian, chi phí. Trung bình thời gian từ khi khởi kiện đến cưỡng chế là khoảng 7 - 8 năm. Ngay cả khi bản án đã có hiệu lực, nhưng nếu khách hàng không tự nguyện thi hành án, các cơ quan pháp luật cũng chưa có biện pháp cưỡng chế thi hành án để giúp ngân hàng thu hồi vốn.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khiến hàng loạt doanh nghiệp rơi vào phá sản, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi nợ của ACB. Trải qua 6 năm sau khủng hoảng, môi trường kinh tế vẫn chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, số lượng các doanh
nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng, hàng tồn kho mặc dù gần đây có giảm nhưng số lượng vẫn cịn lớn, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng... Thêm vào đó, khi thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, giá bất động sản giảm mạnh và các khó khăn, phức tạp trong thủ tục pháp lý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm và thu nợ. Hiện việc phát mại tài sản của các ngân hàng đang gặp nhiều vướng mắc khiến cho nợ xấu tiếp tục tăng cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận văn đã giới thiệu chung về quá trình hình thành, kết quả hoạt động kinh doanh ACB trong những năm vừa qua. Luận văn tập trung đi vào phân tích cách phân loại nợ đang được áp dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam: phân loại nợ theo phương pháp định tính và phân loại nợ theo phương pháp định lượng, phương pháp phân loại nợ mà ACB đang sử dụng
Đặc biệt, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu cũng như công tác quản lý nợ xấu tại ACB. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình đốn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng nợ xấu của ACB. Tuy nhiên, với những biện pháp quản lý nợ xấu hiệu quả, ACB đã được những thành tựu nhất định trong việc quản lý nợ xấu. Nhưng ACB cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc quản lý nợ xấu: do hệ thống pháp luật yếu kém, đội ngũ nhân viên chưa đủ trình độ chun mơn...Do đó, cần tìm ra nhiều biện pháp giúp tháo gỡ các khó khăn này, để việc quản lý nợ xấu có hiệu quả hơn là vấn đề cần phải được quan tâm.
Trong chương này, luận văn cũng tiến hành thực nghiệm khảo sát các nhân tố tác động tới công tác quản lý nợ xấu tại ACB. Bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá đã rút ra được các nhân tố tác động tới cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB.
Từ mơ hình hồi quy cho thấy, cơng tác quản lý nợ xấu ACB chịu tác động một phần là chịu tác động bởi các nhân tố từ môi trường kinh tế, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Ngồi ra, cịn do xuất phát từ bản thân ngân hàng: đạo đức nghề nghiệp nhân viên, chính sách tín dụng của ngân hàng...
Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU