Phân loại nợ theo QĐ số 493/2005/QĐ-NHNN

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 55 - 59)

Phân loại Tiêu chí Dự

phịng cụ thể Dự phịng chung Định lượng Định tính Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn Các khoản nợ trong hạn mà các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả lãi và gốc đúng thời hạn. Các khoản nợ có thể phát sinh như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán

Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn

0% 0,75%

Nhóm 2 Nợ cấn chú ý

Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại trong thời hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại

Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ 5% 0,75% Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày

Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi 20% 0,75% Nhóm 4 Nợ nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cáo 50% 0,75% Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn

Nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn 100% 0%

Theo quy định của NHNN Việt Nam, nợ xấu có thể phân loại theo hai tiêu chí: định tính và định lượng. Do đó, việc đánh giá nợ xấu của TCTD là bao nhiêu cịn phụ thuộc vào tiêu chí phân loại là định tính hay định lượng.

Hiện nay, các ngân hàng chủ yếu thực hiện phân loại nợ, trích lập và DPRR chủ yếu theo điều 6, dựa trên các khoản nợ đã quá thời gian đáo hạn. Việc phân loại nợ trên không quan tâm các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, kết quả tất yếu là dẫn đến sự đánh giá sai lệch về nợ xấu của ngân hàng khi khách hàng thực hiện đảo nợ, vay tiền ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác. Việc phân loại nợ chỉ dựa trên thời gian quá hạn mà không dựa vào việc đánh giá khả năng trả nợ của người cho vay, giá trị thị trường của tài sản thế chấp, do đó nhiều ngân hàng vì muốn làm đẹp báo cáo tài chính sẽ tìm mọi cách để che đậy tổn thất bằng nhiều phương pháp như: cơ cấu lại khoản vay hay gia hạn nợ.

Ngồi ra, tỷ lệ trích DPRR tín dụng giữa các nhóm nợ chênh lệch quá lớn, nên để hạn chế trích lập DPRR, che giấu nợ xấu bản thân các ngân hàng chủ động gia hạn nợ cho khách hàng, tránh ảnh hưởng đến thu nhập ngân hàng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã không được phản ánh một cách thực sự đầy đủ và chính xác.

2.3.2.2. Thực trạng phân loại nợ xấu tại ACB

Việc nhận biết và phân loại nợ đã thể hiện sự chủ động trong phòng ngừa phát sinh nợ xấu tại ngân hàng.

Trước năm 2010, ACB chỉ thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định lượng. Phương pháp phân loại này có ưu điểm là đơn giản, không phức tạp, tận dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực cần đánh giá. Nhưng vì dựa trên đánh giá của các chuyên gia nên sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của họ, do đó các yếu tố và xác suất rủi ro khơng được lượng hố cụ thể, khơng thể tính tốn được mức độ tổn thất của 1 khoản vay.

Để tránh những rủi ro trên, từ ngày 29/11/2010, ACB bắt đầu triển khai phân loại nợ theo Điều 7 của quyết định 493, phân loại nợ theo tiêu chí định tính. Cách

phân loại này giúp ACB xác định được chính xác xác suất rủi ro của từng khoản vay tại mỗi thời điểm, từ đó ACB có thể chủ động hơn trong việc quản lý nợ xấu của mình. Nhưng để có thể phân loại nợ theo phương pháp định tính địi hỏi chất lượng nguồn thông tin phải thật tốt, khối lượng thông tin rất cao để có thể phát triển mơ hình. Trong khi đó, nguồn thơng tin cung cấp cho công tác phân loại nợ của các ngân hàng Việt Nam hiện nay lại rất ít, chủ yếu dựa vào thơng tin từ CIC trong khi đó thơng tin CIC cung cấp không đầy đủ gây khó khăn cho ACB trong việc phân loại nợ.

2.3.3. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại ACB

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng, ACB rất chú trọng công tác quản lý nợ xấu. ACB đã xây dựng nhiều chiến lược để có thể quản lý nợ xấu hiệu quả. ACB đã đưa ra nhiều biện pháp để có thể phịng ngừa nợ xấu phát sinh cũng như đề ra biện pháp nhằm xử lý nợ xấu phát sinh.

2.3.3.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Xây dựng quy trình tín dụng

Để có thể phịng ngừa nợ xấu phát sinh ACB đã đề ra quy trình cho vay đối với từng nhóm khách hàng. Quy trình gồm nhiều bước tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng, và được áp dụng trong toàn bộ hệ thống ACB. Các bước cơ bản và những bước nhỏ, về nguyên tắc không giống nhau giữa các đối tượng khách hàng và kì hạn nợ, nhưng đều có các bước cơ bản:

•Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

•Thẩm định khách hàng và lập tờ trình: Phân tích thẩm định về khách hàng vay vốn, Phân tích và thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư, Phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay, Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng

•Trình và phê duyệt cấp tín dụng

•Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng

•Lập hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ •Thực hiện cấp tín dụng

•Quản lý, sử dụng mức cấp tín dụng và hồ sơ tín dụng •Quản lý, giám sát và thu hồi nợ

•Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản, lưu trữ hồ sơ  Xây dựng mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ

Từ tháng 1 năm 2011, ACB đã thực hiện ứng dụng xếp hạng tín dụng nội bộ vào việc phân nhóm nợ và trích lập dự phịng. Mục đích của việc chấm điểm tín dụng là để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thang điểm mà ACB áp dụng được sự tư vấn của công ty Ernst & Young dựa trên phương pháp chuyên gia có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng của ACB gồm các thành phần sau: •Hệ thống xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tiêu dùng •Hệ thống xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân kinh doanh •Hệ thống xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân đầu tư •Hệ thống xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp

ACB thực hiện việc xếp hạng tín dụng mỗi đối tượng khách hàng thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng: ngành nghề hoạt động, loại hình sở hữu, quy mơ hoạt động...Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm giảm thiểu sai sót. Điều này giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong q trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.

Tuỳ vào tổng số điểm đạt được mà các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân vào các nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro trong bảng 2.8.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w