Dư nợ ACB theo nhóm nợ từ năm 2011 2015

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 51 - 55)

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 101.564.431 94.822.750 100.980.134 110.796.873 129.923.268 Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 326.758 5.421.128 2.967.018 2.993.934 2.337.843 Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 274.973 747.218 656.978 293.035 174.499 Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 345.655 673.361 463.358 444.308 530.241 Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 297.339 1.150.391 2.122.533 1.795.905 1.065.953 Tổng 102.809.156 102.814.848 107.190.021 116.324.055 134.031.804

Nợ xấu ACB liên tục tăng qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2012 - 2014. Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh qua các năm, một phần do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, nhưng qua đó cũng chỉ ra rằng chiến lược quản lý nợ của ACB chưa thực sự hiệu quả.

2.3. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại NHTM cổ phần Á Châu2.3.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu: 2.3.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu:

Trong thời gian qua, ACB thực hiện việc quản lý nợ xấu theo các quy định do Chính phủ và NHNN ban hành.

Quy định về tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu

Thơng tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Thơng tư 22/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Thơng tư 33/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo Quyết định 1627/2011/QĐ- NHNN

Theo đó, tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của các TCTD: CAR 9%

Quy định về trích lập dự phịng các khoản cho vay

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc NHNN ban hành

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng, dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005.

Theo đó, khi các NHTM cho khách hàng vay vốn thì cũng phải trích lập dự phịng cho khoản vay đó, gồm: dự phịng chung (0,75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4) và DPRR cụ thể cho từng nhóm nợ.

Thơng tư số 14/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Văn bản này thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR của TCTD và một số văn bản khác liên quan.

Nhìn chung, Thơng tư 02 yêu cầu các TCTD phân tích chất lượng tín dụng theo phương pháp định lượng, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong trích lập DPRR cho ngân hàng thông qua kết quả phân loại thống nhất từ Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC). Những thay đổi của Thông tư 02 so với Quyết định 493, cụ thể như sau:

• Quy định mức trích lập dự phịng chung vẫn là 0,75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 giống như Quyết định 493, nhưng loại trừ một số khoản sau: Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại TCTD nước ngồi; Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, NHNN vẫn có thể yêu cầu TCTD phải trích lập đối với những khoản loại trừ trên nếu căn cứ vào kết quả thanh tra, giám sát và thơng tin tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro.

• Các khoản nợ bị gia hạn nợ lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3 thay vì vẫn được xếp vào nhóm 2 theo Quyết định 493.

• Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm nợ xấu.

Có thể thấy nếu áp dụng thơng tư 02 thì ngồi việc nợ xấu của các TCTD sẽ gia tăng đáng kể thì tỷ lệ trích lập DPRR của TCTD cũng sẽ gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của TCTD, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của TCTD. Vì vậy, để giúp các ngân hàng giảm bớt khó khăn khi thực hiện Thông tư 02, NHNN đã có văn bản lùi thời hạn áp dụng Thơng tư 02 đến năm 2015.

Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua bán và xử lý nợ xấu của Công

ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam

Theo thơng tư này, Các TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ trở lên phải bán nợ cho VAMC

Thông tư 20/2013/TT-NHNN Quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái

phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành

Theo đó, NHNN chỉ tái cấp vốn khi TCTD đáp ứng đủ các điều kiện đã đưa ra. Mức tái cấp vốn đối với TCTD sẽ đươc quyết định dựa trên kết quả trích lập DPRR, kết quả xử lý nợ…nhưng không vượt quá 70% so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt.

Thông tư 20/2014/TT-NHNN quy định về khoản thu, tạm ứng của VAMC đối với khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu.

2.3.2. Thực trạng phân loại nợ xấu tại ACB

2.3.2.1. Phân loại nợ xấu theo quy định của NHNN Việt Nam

Theo Quyết định số 493/2005 của Thống đốc NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì nợ xấu được định nghĩa như sau:

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

Các nhóm nợ được phân loại theo Điều 6 và Điều 7 trong quyết định này: • Nếu phân loại nợ theo Điều 6, nợ xấu là những khoản nợ có thời gian quá

hạn từ 91 ngày trở lên

• Nếu phân loại theo Điều 7, nợ xấu bao gồm những khoản nợ dưới tiêu chuẩn và được đánh giá là khơng có khả năng thu hồi, có khả năng mất vốn

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w