Nguồn: China Banking Regulatory Commissson
Những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng tại Trung Quốc trong những năm qua:
Thứ nhất, hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng. Sau nhiều năm tăng
trưởng tín dụng ở mức cao trong giai đoạn bùng nổ tín dụng 2009 – 2013 (mức tăng trưởng tín dụng Trung Quốc năm 2009 đã đạt mức kỷ lục lên đến 9.590 tỷ Nhân dân tệ, năm 2010 là 7.500 tỷ Nhân dân tệ) và tăng trưởng kinh tế chậm lại những năm gần đây, khiến tình hình nợ xấu trở nên trầm trọng. Các ngân hàng Trung Quốc đẩy mạnh cho vay nhằm tăng trưởng tín dụng với lãi suất rất cao mà thiếu chú trọng đánh giá hiệu quả các khoản vay dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp hoạt động yếu kém khơng có tiền trả nợ ngân hàng. Khi tăng trưởng chựng lại, dẫn đến dư thừa lượng cung trên thị trường, trong khi nhu cầu giảm, hàng loạt các doanh nghiệp rơi vào khó khăn.
Thứ hai, tín dụng Doanh nghiệp Nhà nước tăng mạnh. Ngân hàng Trung
Quốc đã cung cấp nhiều khoản vay cho các doanh nghiệp quốc doanh và chính quyền địa phương, không chú trọng tình trạng nợ của khách hàng ra sao, lý do là các khoản vay này đều được chính phủ đứng ra bảo lãnh ngầm. Dẫn đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong lĩnh vực công nghiệp nói chung đã giảm trong 15 năm
qua, tỷ lệ này tại các DNNN lại tăng lên kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, hiện ở mức bình quân 66%, cao hơn 15% so với con số tương ứng của các doanh nghiệp thuộc khu vực khác. Hậu quả của việc này là hầu hết số dư nợ xấu này nằm tại các DNNN, những đơn vị chỉ đóng góp 1/3 sản lượng cơng nghiệp nhưng lại đón nhận tới hơn một nửa lượng vốn tín dụng do ngân hàng cấp.
Thứ ba, kỷ luật tài chính lỏng lẻo. Kỷ luật tài chính yếu kém chính là yếu tố
tiếp tay cho gia tăng nơ xấu. Nhiều khoản tín dụng chỉ định được cấp để tài trợ những dự án đầu tư khổng lồ mà khơng ai biết gì hơn về hiệu quả kinh tế hoặc khả năng thanh toán của người đi vay. Các DNNN vay vốn ngân hàng để đầu tư mà thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của Chính phủ. Hậu quả của việc này là các DNNN hình thành thói quen tăng trưởng bằng vay nợ, đầu tư không hiệu quả dẫn đến nợ xấu.
xử lý:
Để có thể giải quyết nợ xấu, Trung Quốc đang áp dụng nhiều biện pháp để
• Sử dụng dự phịng nợ khó địi. Đây cũng là một biện pháp để xử lý nợ xấu được Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các Ngân hàng tiến hành nhằm xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, việc tăng trích lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng, nên từ năm 2013, các Ngân hàng Trung Quốc tuy có tăng trích lập dự phòng nhưng vẫn chưa tương ứng với tốc độ tăng nợ xấu. Từ năm 2013 đến 2014, Ngân hàng Trung Quốc đã cho tăng dự phòng để xử lý nợ xấu thêm 20 tỷ Nhân Dân tệ lên 189 tỷ Nhân Dân tệ. Mức tăng 12% này còn kém xa so với tốc độ leo thang 42% tổng số nợ xấu. Đối với ngân hàng, điều này có nghĩa là tấm đệm an toàn chống lại
rủi ro mất vốn đã mỏng hơn nhiều so với năm ngối.
• Chuyển nợ thành cổ phần. Chương trình này đã buộc các ngân hàng phải xóa bó các khoản nợ xấu cho các cơng ty đang gặp khó khăn để đổi lại cổ phần tại các công ty này. Biện pháp này đã từng được Trung Quốc áp dụng vào năm 1999 để xử lý nợ xấu. Năm 1999, chính phủ đã lập ra 4 công ty quản lý tài sản để mua lại những khoản cho vay khó địi nhất của 4 ngân hàng quốc doanh hàng đầu, nhờ đó cải thiện được mức độ ổn định tài chính của những ngân hàng này. Sau này, nhờ tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2012, các AMC đã kiếm được lợi nhuận hậu hĩnh từ việc sở hữu cổ phần nói trên. Do đó, với tình trạng nợ xấu hiện nay, việc sử dụng phương án chuyển đổi nợ thành cổ phần có thể là phương án hiệu quả cho bài toán nợ xấu nước này. Hơn bốn nghìn tỷ nhân dân tệ (612 tỷ USD) đã được phê duyệt trong chương trình hốn đổi nợ xấu tính đến cuối năm 2015. Chính phủ Trung Quốc đang tạo lập một thị trường cho các giao dịch hốn đổi tín dụng, trong đó cung cấp cho các ngân hàng và các nhà đầu tư một công cụ để định giá và tiến hành hoán đổi các rủi ro của các công ty Trung Quốc đang trong tình trạng vỡ nợ.
Đây là một nhu cầu thực sự cần thiết bởi các số liệu chính thức cho thấy tình trạng nợ xấu của Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ, trong khi các thống kê phi chính thức cho thấy tỷ lệ nợ xấu thực tế của nước này cao hơn số liệu công bố rất nhiều. Do đó, bất kỳ biện pháp nào giúp hạn chế tình trạng lây lan rủi ro cũng sẽ giúp củng cố sự ổn định của hệ thống tài chính.
• Xóa nợ. Trung Quốc đã nới lỏng quy định về xóa sổ nợ xấu cho các doanh nghiệp
nhỏ kể từ năm 2010. Năm ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã phải xóa bỏ 22,1 tỷ NDT nợ khơng thể thu hồi trong 6 tháng đầu năm 2013. Con số này gấp ba cùng kỳ năm ngối với 7,65 tỷ NDT. Xóa bớt nợ sẽ cho phép các ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu trên khoản vay, khi số vụ vỡ nợ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày một
tăng.
• Bán nợ cho các AMC: Hiện nay các AMC hoạt động trên nhiều lĩnh vực, mỗi AMC có một mũi nhọn riêng, hỗ trợ tích cực cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Phương pháp xử lý nợ xấu của AMC tại Trung Quốc chủ yếu là tái cơ cấu, sắp xếp lại nợ với sự thỏa thuận giữa bên cho và bên nhận nợ, hoặc chuyển nhượng nợ thành cổ phần.
Bảng 1.1: Một số thơng tin tài chính của các AMC Trung Quốc tính đến 31/12/2014 ĐVT: Tỷ Nhân dân tệ AMC Trường Thành AMC Phương
Đơng AMC Hoa Dung
Vốn điều lệ khi thành
lập năm 1999 10 10 10
Vốn chủ sở hữu hiện tại 40,676 51,639 83,5
Tổng tài sản 268,927 316,498 600,5
Doanh thu ròng 22,11 53,178 42,69
Lợi nhuận sau thuế 6,2 7,4 13
Nguồn: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam
Với vốn điều lệ ban đầu, các AMC Trung Quốc sau hơn 15 năm thành lập, đã đạt được thành công nhất định trong việc xử lý nợ xấu, tổng tài sản cũng như lợi nhuận tăng trưởng đáng kể. Với sự ủng hộ của Bộ Tài chính và Quốc vụ viện, 2/4 AMC Trung Quốc đã niêm yết thành công trên sàn chứng khốn đó là AMC Cinda và AMC Phương Đơng
Có thể thấy, những phương thức xử lý nợ xấu, thực trạng thị trường nợ xấu, nguyên nhân nợ xấu của Trung Quốc tương đồng với Việt Nam. Trung Quốc cũng áp dụng mơ hình xử lí nợ qua AMC và đạt được nhiều kết quả khả quan. Đó sẽ là những kinh nghiệm thiết thực cho mơ hình xử lý nợ của Việt Nam.
1.5.3. Áp dụng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới vào hoạt động quản lý nợ xấu cho các NHTM tại Việt Nam động quản lý nợ xấu cho các NHTM tại Việt Nam
Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia đều có những điểm đặc thù, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không giống với bất kỳ quốc gia nào, song cũng có những nét tương đồng với các Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhìn vào
những nguyên nhân và biện pháp quản lý nợ xấu của 2 nước, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam:
Chính phủ phải kết hợp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo đề án đã được phê duyệt, qua đó giúp các ngân hàng hoạt động an tồn và hiệu quả, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Giống như việc Hàn Quốc đã làm, khi hệ thống ngân hàng khoẻ mạnh thì việc cơ cấu lại các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.
Hệ thống ngân hàng cần được giám sát chặt chẽ hơn, cần tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Ngay khi có vấn đề xảy ra, Chính phủ cần có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và tồn diện nhằm ngăn chặn được sự lan toả sâu và rộng của cuộc khủng hoảng, đưa nền kinh tế từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng.
Buộc các NHTM tăng dự phòng giống như Trung Quốc đã làm. Các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà khơng có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.
Cần xây dựng hệ thống phân loại tín dụng nhằm lượng hố rủi ro tín dụng, thực hiện đồng thời việc xử lý nợ xấu với ngăn chặn và phòng ngừa nợ xấu phát sinh.
Cần sớm xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Một trong những công cụ của nhà nước để xử lý nợ xấu là công ty mua bán nợ VAMC. Để công cụ này hoạt động hiệu quả, VAMC cần có một bộ luật riêng về xử lý nợ xấu. Các AMC không chỉ làm trong sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM, mà các AMC phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể. Các cơng ty này có cách thức và quy mơ hoạt động khác nhau tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi nước. AMC của các quốc gia muốn thành công phải lựa chọn cơ chế xử lý phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chính quốc gia đó. Các giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu thường được sử dụng là chuyển nợ thành vốn cổ phần, chứng khoán hoá nợ,
bán trực tiếp cho nhà đầu tư… Trong đó, có giải pháp hốn đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Sự hỗ trợ từ Chính phủ cho sự hình thành và phát triển của AMC. Đế có được những thành cơng nhất định trong xử lý nợ xấu thì cả Hàn Quốc và Trung Quốc đều nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, từ cung cấp nguồn vốn cho đến những chính sách hỗ trợ hoạt động cho các AMC trong từng thời kỳ. Sự hỗ trợ từ Chính phủ đã giúp các AMC từ định hướng ban đầu, nguồn vốn khi thành lập và hệ thống chính sách pháp luật liên tục, thống nhất được coi là điều kiện đủ cho sự hình thành và phát triển bền vững của các AMC hoạt động xử lý nợ hiệu quả theo định hướng chính sách trong thời gian đầu và định hướng thị trường trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, tự bản thân AMC cũng cần chuẩn bị nguồn lực đủ mạnh về nhân lực, vốn, công nghệ để nắm bắt được thời cơ.
1.6. Mơ hình nghiên cứu nhân tố tác động tới công tác quản lý nợ xấu tại NHTM cổ phần Á Châu (ACB)
Để có thể tìm ra những giải pháp nhằm phòng ngừa nợ xấu phát sinh, cũng như xử lý nợ xấu đang tồn đọng cần tìm ra những nhân tố nào đang tác động ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng, từ đó giúp cho việc đề ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu được hiệu quả hơn.
1.6.1. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến quản lý nợ xấu tại ngân hàng nợ xấu tại ngân hàng
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng.
Berger & Deyoung (1997): hai tác giả đã đưa ra bốn giả thiết: sự kiện bên ngồi khơng kiểm soát được, nội bộ ngân hàng, nguồn vốn ngân hàng, rủi ro đạo
đức, bốn nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng. Bốn giả thiết có thể tác động đồng thời gây ra nợ xấu tại ngân hàng.
Xiaofen Chen (2001): tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu: tốc độ tăng GDP thực, lãi suất huy động, tính cạnh tranh của ngân hàng, dư nợ tín dụng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy biến dư nợ tín dụng có tác động mạnh nhất gây ra nợ xấu tại ngân hàng.
Rajan & Dhal (2003): Hai tác giả đã sử dụng mơ hình phân tích hồi quy chỉ ra rằng các yếu tố tài chính tác động đáng kể đến nợ xấu tại ngân hàng. Bên cạnh đó. quy mơ ngân hàng cũng tác động tích cực lên nợ xấu ngân hàng. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay có thể được xem là một biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý nợ xấu, đặc biệt tại các ngân hàng có quy mơ lớn.
Dash & Kabra (2010): hai tác giả đã điều tra một số biến kinh tế vĩ mô và biến nội bộ ngân hàng tác động tới nợ xấu. Các tác giả chỉ ra rằng thay đổi trong thu nhập thực tế gây tác động tiêu cực đáng kể đến tỷ lệ nợ xấu và các NHTM cho vay với lãi suất cao hơn thì nợ xấu phát sinh lớn hơn.
1.6.2. Mơ hình nghiên cứu:
Từ việc xem xét các nghiên cứu cùng đề tài, mơ hình nghiên cứu được đề xuất gồm 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc:
Nhân tố từ phía Khách hàng đi vay
QUẢN LÝ NỢ XẤU
Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay
Nhân tố từ phía Mơi trường kinh tế và mơi trường pháp lý
Hình 1.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả với:
F1: nhân tố từ phía khách hàng đi vay F2: Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay
F3: Nhân tố từ môi trường pháp lý và môi trường kinh tế
Giả thiết H1: Nhân tố khách hàng đi vay có tác động đến công tác quản lý nợ xấu tại ACB
Giả thiết H2: Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay có tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB
Giả thiết H3: Nhân tố từ môi trường pháp lý và mơi trường kinh tế có tác động đến công tác quản lý nợ xấu tại ACB
1.6.3. Thiết kế nghiên cứu
• Nghiên cứu sơ bộ: bằng phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện thơng qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia tại ACB, kết hợp với phương pháp thảo luận tay đơi với 5 cán bộ tín dụng tại ACB nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu tại ACB.
Qua đó, tác giả xác định được 3 nhóm nhân tố tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu tại ACB: nhân tố từ phía khách hàng đi vay, nhân tố từ phía ngân hàng cho vay và nhân tố mơi trường kinh tế và mơi trường pháp lý.
Trên cơ sở đó, một bảng câu hỏi gồm 30 câu hỏi (Xem phụ lục 1) tương ứng với 30 biến quan sát đại diện cho 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu và 6 câu hỏi tương ứng với 6 biến quan sát được xây dựng.
• Nghiên cứu định lượng: Mục đích là nhằm kiểm định lại mơ hình nghiên cứu và đo lường mức độ tác động các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu.
suất.
• Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác
Thông tin được thu thập qua 2 hình thức: gửi mail và phát phiếu khảo sát trực tiếp.
• Phương pháp phân tích dữ liệu:
o Đánh giá độ tin cậy các thành phần thang đo bằng kiểm định Cronbach Alpha
o Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra