Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên ACB
Hình 2.3. Nợ xấu và dự phịng rủi ro ACB từ 2011-2015
Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2015
Nhìn vào bảng có thể thấy số dư dự phịng của ACB liên tục tăng. Trong giai đoạn này, do nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, chất lượng tín dụng xuống thấp, ngân hàng phải trích lập DPRR cao nhằm đảm bảo an tồn hoạt động. Việc chi phí trích lập dự phịng tăng mạnh cũng cho thấy ACB đang nỗ lực trong việc minh bạch
hố thơng tin với mức trích lập dự phòng tương đối cao. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng của ACB vẫn chưa đầy đủ, khi năm 2012, ACB ghi nhận món tiền gửi khoảng 719 tỷ đồng có kỳ hạn mà ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tại một ngân hàng thương mại cổ phần khác đã chuyển sang nợ nhóm 2 nhưng vẫn chưa trích lập dự phịng. Đến năm 2013, ACB mới trích lập dự phịng 375.908 triệu đồng cho món tiền đã quá hạn trên.
Năm 2013, nợ xấu của ACB tăng lên tới 3.242 tỷ đồng, riêng nợ nhóm 5 tăng gấp đơi lên 2.122 tỷ đồng, mà tổng dự phịng trích lập chỉ là 1.548 tỷ đồng… Trong dư nợ ACB năm 2013, vẫn cịn tồn nhiều món nợ giá trị lớn và chưa có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Do đó, chi phí dự phịng của ACB sẽ còn tăng cao qua các năm tới, khi các món nợ này đến thời gian đáo hạn.
Năm 2015, nợ xấu giảm nhanh xuống còn 1.770 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ nhóm 5 là 1.066 tỷ đồng và trong năm ACB chỉ trích thêm 411 tỷ đồng dự phòng, nâng số dư dự phòng cuối kỳ lên 1.540 tỷ đồng.
Mức trích lập dự phịng so với giá trị nợ xấu của ACB năm 2015 đạt 87%, cho thấy ACB đã tích cực tăng trích lập nhằm xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu đáng kể.
Sau khi đã trích lập DPRR, những khoản nợ này sẽ được đưa ra ngoại bảng để được theo dõi và xử lý tiếp.
Bán nợ
Sau khi nợ xấu được đưa ra ngoại bảng, bán nợ là phương án mà ACB sử dụng để xử lý nợ xấu. Trong năm 2014-2015, ngân hàng đã bán cho VAMC hơn 2.200 tỷ đồng nợ xấu. Năm 2014, ACB đã bán 1.036 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC (ghi nhận 970 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt), chi phí trích lập dự phòng rủi ro là 1.531 tỷ đồng. ACB đặt mục tiêu xử lý 1.600 tỷ đồng nợ xấu, đăng ký bán 1000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2015.
Tuy nhiên, VAMC thực chất chưa xử lý được nợ xấu mà chỉ làm những giao dịch mang tính chất kế tốn. VAMC chỉ giúp ngân hàng chuyển nợ xấu ra ngoại
bảng để nợ xấu trên báo cáo tài chính sạch hơn. Nếu sau 5 năm mà khoản nợ đã bán vẫn khơng xử lý được hết thì NHTM phải nhận lại món nợ đó để tiếp tục xử lý.
Một trong những khó khăn của VAMC hiện nay là do Việt Nam chưa có cơ chế thị trường để đấu giá các khoản nợ. Nếu các khoản nợ chỉ dời từ ngân hàng sang VAMC mà khơng tìm ra được các biện pháp xử lý thì những khoản nợ này sẽ khơng thể nào biến mất khỏi hệ thống ngân hàng. Do đó, rủi ro vẫn thuộc về ACB và ACB phải trích lập dự phịng nợ xấu từ lợi nhuận hàng năm. Tuy nhiên, VAMC có giải quyết nợ xấu thành công hay không sẽ đóng vai trị quyết định đối với lợi nhuận của ngân hàng.
Tỷ lệ biện pháp xử lý nợ xấu mà ACB áp dụng: