IV/ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG HỆ THỐNG BHXH
1. Một số vấn đề về chế độ thai sản
1.2 Vai trò của chế độ thai sản trong hệ thống chính sách BHXH
Hệ thống BHXH của mỗi quốc gia thường bao gồm nhiều chế độ khác nhau, số lượng các chế độ BHXH được xây dựng và thực hiện phụ thuộc vào
trình độ phát triển và mục tiêu cụ thể của hệ thống BHXH từng thời kỳ của mỗi nước.
Chế độ thai sản có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia vì chế độ này ảnh hưởng đến một bộ phận lớn lao động trong xã hội và đến tương lai của một đất nước. Một đất nước muốn tồn tại và phát triển phải chăm lo chu đáo đến thế hệ tương lai. Chế độ thai sản là một chế độ ngắn hạn trong hệ thống các chế độ BHXH nhưng đó là một trong năm chế độ được thực hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của BHXH ở nước ta. Cùng với các chế độ BHXH khác, chế độ trợ cấp thai sản đã góp phần rất to lớn vào việc ổn định đời sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ, khuyến khích người lao động hăng hái, yên tâm lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử.
BHXH đã được thực hiện hàng trăm năm nay và chế độ trợ cấp thai sản là một trong những chế độ được thực hiện sớm nhất. Theo quy định của ILO, một quốc gia được coi là có hệ thống BHXH chỉ khi có ít nhất 1 trong 3 chế độ là ốm đau, thai sản TNLĐ và BNN được thiết lập. Theo thống kê, trong tổng số 173 nước tính đến năm 2002 có hệ thống BHXH thì có 112 nước thực hiện chế độ thai sản (chiếm 64%).
Chế độ thai sản là chế độ có vai trị to lớn trong hệ thống BHXH của mỗi quốc gia, bởi lẽ đó là chế độ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của những người tham gia BHXH. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi nguồn thu nhập chính của người lao động là thu nhập từ các hoạt động tu nghiệp. Khi nghỉ thai sản, nguồn thu nhập chủ yếu của họ lại là khoản trợ cấp BHXH.
Trong hệ thống chính sách xã hội có những loại chính sách xã hội phổ biến, có ảnh hưởng, có tác động đến đại bộ phận các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đồng thời, có những laọi chính sách xã hội có tính đặc thù, chỉ có những ảnh hưởng, những tác động đến một bộ phận, một giai tầng xã hội nào đó mà thơi. Nói cách khác, mỗi một loại chính sách xã hội có một loại đối tượng tác
động nhất định nhằm đạt một mục tiêu nhất định. Là một bộ phận của chính sách xã hội, chính sách thai sản đối với người lao động giữ một vai trò rất to lớn. Thứ nhất, đối tượng của chính sách là những người lao động nữ, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân cư và trong lực lượng lao động của xã hội. Những người này đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Thứ hai, mục tiêu của chính sách đối với người nghỉ thai sản là nhằm góp phần đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần cho họ trong thời gian nghỉ sinh con khơng có nguồn thu nhập nào khác.
Thực hiện tốt chính sách thai sản sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định xã hội, đảm bảo thực hiện thắng lợi các chính sách xã hội khác của quốc gia. Thực hiện tốt chính sách đối với người nghỉ thai sản sẽ góp phần tạo ra động lực mới để thực hiện các chính sách kinh tế; khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Thực tế cho thấy, ở các nước thực hiện tốt chính sách thai sản đối với người lao động đã tạo ra một cơ sở xã hội bền vững. Ngược lại, ở những nước chưa thực hiện tốt chính sách này thì xã hội ln ở vào trạng thái bất ổn định, người lao động luôn ln phải đối mặt trước những khó khăn khi phải nghỉ việc mà khơng có những đảm bảo trong cuộc sống ở phía trước. Điều này ln dẫn đến những nguy cơ bất ổn định về chính trị ở các quốc gia này. Chính vì vậy, các nước ln chú trọng xây dựng và hồn thiện chính sách, chế độ thai sản đối với người lao động, nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị và phát triển xã hội.
Ở nước ta, ngay từ khi mới thành lập nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng hệ thống chính sách BHXH, trong đó chế độ BHXH được đặc biệt quan tâm. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, chế độ thai sản ngày càng được hồn thiện hơn và đã góp phần rất tích cực trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững theo mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.